Thánh Mẫu Fatima - Thánh Mẫu Mân Côi
Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL
Dẫn nhập
Tại sao Mẹ Maria, khi hiện ra ở Lộ Đức ngày 25/3/1858, lần
thứ 16 trong 18 lần liên tục, đă tự xưng ḿnh "Mẹ là Đấng
hoài thai vô nhiễm nguyên tội", c̣n ở Fatima, 60 năm sau,
vào ngày 13/10/1917, lần hiện ra cuối cùng trong 6 lần, Mẹ
lại xưng ḿnh "Mẹ là Đức Bà Mân Côi”?
Xin thưa: Là v́ danh xưng "Mẹ là Đức Bà Mân Côi" ở Fatima
liên quan đến những sự kiện được Đức Mẹ nói và làm ở Fatima
sau đây:
- Liên quan đến 2 Mệnh Lệnh Fatima c̣n lại: Cải Thiện Đời
Sống và Tôn Sùng Mẫu Tâm (1)
- Liên quan đến lời kêu gọi suốt trong cả 6 lần "các con hăy
cầu kinh Mân Côi hằng ngày" (2);
- Liên quan đến Bí Mật Fatima phần thứ 3 nói chung và Câu
Than Mân Côi Fatima nói riêng (3);
- Liên quan đến việc 5 Thứ Bảy Đầu Tháng để Đền Tạ Trái Tim
Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ (4).
1- Ba Mệnh Lệnh Fatima.
Chúng ta vẫn thường nghe nói đến 3 Mệnh Lệnh Fatima: Cải
Thiện Đời Sống, Lần Hạt Mân Côi và Tôn Sùng Mẫu Tâm. Cả
3 đều liên kết chặt chẽ với nhau bất khả phân ly. Mệnh Lệnh
Fatima chính yếu và quan trọng nhất trong 3 mệnh lệnh đó là
mệnh lệnh Cải Thiện Đời Sống, bởi v́ mệnh lệnh này liên quan
trực tiếp đến "Chúa là Thiên Chúa của chúng ta, v́ Người đă
bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi", và mệnh lệnh Cải Thiện Đời
Sống này cũng trực tiếp liên quan đến Kitô hữu "chúng ta" (đến
cả Mẹ Maria Đồng Công và Kitô hữu chúng ta tội lỗi), chứ
không phải đến chung loài người.
Tuy nhiên, muốn Cải
Thiện Đời Sống, Kitô hữu chúng ta cần phải nhờ đến Trái Tim
Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ và bằng việc Lần Hạt Mân Côi, hai mệnh lệnh như có tính cách Thánh Mẫu này rất liên hệ mật thiết với nhau và đều như là phương tiện hướng về mệnh lệnh Cải
Thiện Đời Sống. Ở chỗ, Lần Hạt Mân Côi là Kitô hữu
chúng ta cùng với và nhờ Mẫu Tâm Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ
Maria diễm phúc "v́ đă tin" (Luca 1:45) để xứng đáng "nh́n
lên Đấng đă bị đâm thâu" (Gioan 19:37) là Chúa Giêsu Kitô
Con Mẹ, cốt lơi của Kinh Mân Côi.
2- "Cầu Kinh / Mân Côi / hằng ngày"
Nếu để ư chúng ta thấy rằng lần hiện ra nào, cả 6 lần, Mẹ
Maria đều kêu gọi con cái ḿnh một điều, đó là "Hăy cầu Kinh
Mân Côi hằng ngày - pray rosary daily...". Tuy nhiên, trong
lời kêu gọi vắn gọn này chất chứa ít là 3 ư nghĩa rất sâu xa
thấm thia mà chúng ta cần phải lưu ư sau đây:
Điểm thứ 1 - "Cầu
kinh": Đức
Mẹ bảo chúng ta là "cầu
(pray) Kinh Mân Côi hằng ngày" chứ không bảo chúng ta
là "đọc (say) Kinh
Mân Côi hằng ngày". V́ "đọc" là tác động chỉ ở ngoài môi miệng,
c̣n "cầu" là bằng tất cả cơi ḷng của
ḿnh. Chúng ta cũng
chỉ có thể xứng đáng "nh́n lên Đấng đă bị đâm thâu" bằng con
tim của ḿnh, một con tim thống hối ăn năn, một con tim cảm
thương "Chúa là Thiên Chúa của chúng ta... đă bị xúc phạm
đến nhiều lắm rồi", một con tim tri ân cảm tạ thay v́ vô ơn
bội nghĩa.
Điểm thứ 2 - "Mân Côi": Đức Mẹ bảo chúng ta là Kinh "Mân Côi" chứ không phải chỉ có Kinh "Kính Mừng". Bởi v́ "Kinh Mân Côi" bao gồm cả Mầu Nhiệm Mân Côi
và được làm nên bởi Mầu Nhiệm Mân Côi là Mầu Nhiệm về Chúa
Giêsu Kitô, về LTXC. Do đó, nếu chúng ta không có giờ
dù có ḷng mà chỉ "cầu Kinh Mân Côi hằng ngày" có 1 chục hay
1 mầu nhiệm thôi cũng đủ, v́ chúng ta đă cố gắng "nh́n
lên Đấng đă bị đâm thâu qua" ở một Mầu Nhiệm Mân Côi nào đó
được chúng ta chọn để chiêm ngắm Người lúc bấy giờ. Đó là lư
do chúng ta thấy Đức Mẹ không buộc chúng ta "cầu Kinh Mân
Côi hằng ngày" là bao nhiêu, mà hoàn toàn để tùy ḷng và
hoàn cảnh của chúng ta.
Điểm thứ 3 - "hằng ngày": Đức Mẹ bảo chúng ta là "hằng ngày" chứ không phải hằng tuần hay hằng tháng hoặc hằng năm hay tùy dịp như đọc chung khi
tham gia sinh hoạt đạo đức. V́ tâm t́nh ăn năn thống hối và tri ân cảm
tạ của Kitô hữu chúng ta là môn đệ của Chúa Kitô và là con
Cha trên trời cần
phải liên lỉ và liên tục "hằng ngày", một tâm t́nh
thống hối, cảm thương và tri ân được bày tỏ và thể hiện theo
đúng như ư muốn của chính Chúa Kitô kêu gọi: "Các con hăy
làm việc này mà nhớ đến Thày" (Luca 22:19), "nhớ đến Thày"
chẳng những bằng việc cử hành Thánh Thể (Eucharistic
Celebration), mà c̣n bằng việc "Cầu Kinh Mân Côi hằng ngày"
ở bất cứ lúc nào nữa.
3- Câu Than Fatima
Ngay sau khi tiết lộ
toàn bộ 3 phần của Bí Mật Fatima ngày 13/7/1917, Mẹ Maria đă
xin 3 em thiếu nhi Fatima thụ khải rằng: "Sau mỗi một mầu
nhiệm, các con hăy thêm lời nguyện: 'Lạy Chúa Giêsu, xin tha
tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục,
xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn
cần hơn hết - especially those who are most in need" (mà
chúng ta vẫn đọc là "cần đến LTXC hơn"). Và từ đó, (không
biết đích xác từ lúc nào và từ ở đâu trước tiên), khi "cầu
Kinh Mân Côi hằng ngày" chúng ta bắt đầu thêm Câu Than
Fatima này vào. Tuy nhiên, để nắm bắt được lư do tại sao lại
có thêm Câu Than Fatima này, chúng ta nên để ư thêm mấy chi
tiết liên quan đến ư nghĩa sâu xa của chính câu này theo
chiều hướng và ngầm ư của Đức Mẹ Mân Côi Fatima, kèm theo
tác dụng thần linh của nó sau đây:
Câu Than Fatima - Lư do: Lư do
tại sao Mẹ Maria muốn có thêm Câu Than Fatima này, cũng là
lư do tại sao chúng ta cần thêm Câu Than Fatima vào như ư
của Mẹ Maria, là v́ Câu Than Fatima này có liên quan đến Bí
Mật Fatima. Thật vậy, Bí Mật Fatima có thể nói là một bí mật
"lửa", một thứ "lửa" xuất hiện ở từng phần và ở cả 3 phần
của bí mật này: Lửa ở phần bí mật 1 là "lửa hỏa ngục", như 3
thiếu nhi thụ khải thị kiến thấy dưới ḷng đất; lửa ở phần
bí mật 2 là "lửa" hận thù trong ḷng người ở Thế Chiến I và
Thế Chiến II (đă xẩy ra đúng như Mẹ tiên báo), và lửa ở phần
bí mật 3 là lưỡi gươm "lửa" trong tay trái của thiên
thần đang chĩa xuống đất để tính tiêu diệt trái đất.
Câu Than Fatima - Ư nghĩa: Bởi
thế trong Câu Than Fatima mới có "lửa hỏa ngục", chứ không
phải "sa hỏa ngục" như chúng ta thường quen đọc. Chúng ta
xin cho chính ḿnh rằng: "Xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa
ngục - save us from the fire of hell", không phải chỉ khi
chúng ta đă "sa hỏa ngục" (không cứu được nữa), mà ngay trên
trần gian này, nơi chúng ta được cứu "khỏi lửa hỏa ngục" là
ḷng hận thù ghen ghét, chia rẽ và sát hại nhau (như Thế
Chiến I bấy giờ đang cho thấy "lửa hỏa ngục" này). Nhờ đó,
nhờ chúng ta được cứu cho "khỏi lửa hỏa ngục" ngay trên trần
gian này, mà "tất cả các linh hồn", bao gồm cả chúng ta,
mới được "lên thiên đàng", "nhất là các linh hồn cần hơn
hết", ám chỉ những linh hồn gây ra chiến tranh, gieo rắc hận
thù ghen ghét, chia rẽ và sát hại, tay sai của ma quỉ, điển
h́nh là một đám lính trong phần thứ 3 bí mật Fatima xuất
hiện sát hại đoàn Kitô hữu tử đạo.
Câu Than Fatima - Tác dụng: "When
you pray the Rosary, say after each mystery: O my Jesus,
forgive us, save us from the fire of hell. Lead all souls to
heaven, especially those who are most in need". Tác dụng của
Câu Than Fatima này bao gồm 3 ơn đặc biệt, đó là ơn "tha
tội", ơn "cứu khỏi lửa hỏa ngục" và ơn "lên thiên đàng".
Nhưng ai sẽ ban 3 ơn vô cùng quan trọng này liên quan đến
phần rỗi vô cùng cao quí này cho chúng ta, nếu không phải là
chính Chúa Giêsu Cứu Thế, "Đấng đă bị xúc phạm đến nhiều lắm
rồi", "Đấng đă bị đâm thâu". Đó là lư do tại sao Mẹ Maria
căn dặn là "sau mỗi một mầu nhiệm" Mân Côi, chứ không phải
sau mỗi một chục 10 Kinh Kính Mừng. Bởi v́, Đấng đóng vai
chính trong "mỗi một mầu nhiệm" là Chúa Giêsu, chứ không
phải Mẹ Maria, và chỉ có Người mới có thể "tha tội cho chúng
con", "cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục" và "đem tất cả các
linh hồn lên thiên đàng".
4- Năm
Ngày Thứ Bảy Đầu Thánh Đền Tạ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội
Mẹ Maria
Đền Thờ Đức Mẹ Mân Côi ở Linh Địa Thánh Mẫu Fatima Bồ Đào
Nha vào Đêm Canh Thức với ĐTC Phanxicô 12/5/2017
Việc Mẹ Maria yêu cầu chúng ta Đền Tạ Trái Tim Vô Nhiễm
Nguyên Tội Mẹ vào 5 Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng liền không phải
là Mẹ chỉ muốn qui về bản thân Mẹ, mà là về chính Con
của Mẹ, Đấng Mẹ đă kêu gọi con cái Mẹ rằng: "Đừng xúc
phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, v́ Người đă bị
xúc phạm đến nhiều lắm rồi" (13/10/1917). Chúng ta Đền Tạ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội
Mẹ Maria chính là chúng ta đền tạ Thánh Tâm Chúa, bởi
chúng ta xúc phạm đến Chúa, như "đâm thâu" vào Thánh Tâm
Chúa, th́ đồng thời chúng ta cũng "đâm thâu" vào Trái Tim Vô
Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, một trái tim đă yêu Chúa hơn ai hết nên
không thể không cảm thấy cái đau như Chúa, với Chúa và thậm
chí thay Chúa, nhất là khi Chúa đă chết mà c̣n bị lưỡi đóng
"đâm thâu".
Đó là lư do 2 cặp điều
kiện để làm trọn 5 Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng, như Mẹ nêu
lên vào ngày 10/12/1925 với Nữ Tu Lucia thụ khải bấy
giờ đang tu ở Ḍng Dorotheu thành Pontavedra Tây Ban Nha, đều trực tiếp qui về Chúa và v́ Chúa hơn là
qui về Mẹ và v́
Mẹ: Cặp điều kiện thứ 1 là: "xưng tội và rước lễ" cả 2 việc
này đều liên quan đến LTXC và Thánh Thể Chúa; cặp điều kiện
thứ 2: "lần hạt 50
Kinh Mân Côi và 15 phút suy niệm mầu nhiệm Mân Côi",
cả 2 cũng đều liên quan đến Chúa Kitô, nhân vật chính trong
Mầu Nhiệm Mân Côi, và việc cầu kinh Mân Côi chính là "nh́n
lên Đấng đă bị đâm thâu" nơi từng mầu nhiệm bằng ánh mắt tin
tưởng của Mẹ và bằng con tim kính mến của Mẹ.
Tóm kết:
Nếu chúng ta quyết tâm đáp ứng lời trăn trối của Mẹ Maria ở
Fatima ngày 13/10/1917: "Đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của
chúng ta nữa, v́ Người đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi",
th́ chúng ta hăy mau mắn cùng với ánh mắt đức tin tuân
phục và con tim đầy phúc của Mẹ "nh́n
xem Đấng đă đâm thâu qua" (Gioan 19:37), ở chỗ "cầu Kinh Mân Côi hằng ngày - pray Rosary
daily", như lời Mẹ Maria kêu gọi mỗi lần hiện
ra ở Fatima năm 1917.
Đúng thế, linh hồn của Kinh Mân Côi là các Mầu Nhiệm về Chúa
Kitô, Đấng "đă bị xúc phạm đến rồi", bởi chính Kitô hữu
chúng ta, do đó Mẹ mới nói là "Chúa là Thiên Chúa của chúng
ta", nghĩa là Chúa là Thiên Chúa" của cả Mẹ lẫn của chúng
ta. Bởi thế, khi
chúng ta "cầu Kinh Mân Côi hằng ngày" là chúng ta chiêm
ngưỡng chính Đấng chúng ta đă xúc phạm, như
thể đích thân chúng ta và mỗi người chúng ta đă thực sự
ngang nhiên và phạm thượng "đâm" vào Người, và như thế là việc "cầu Kinh Mân Côi hằng
ngày" của chúng ta trở thành việc chúng ta tỏ ḷng ăn năn
thống hối, và tỏ ḷng tri ân cảm tạ LTXC đă thương cứu chuộc
"chúng con và toàn thế giới".
Thứ Bảy ngày 22/2/2020,
Lễ Ngai Ṭa Thánh Phêrô
Đền Thờ Đức Mẹ Mân Côi ở
Linh Địa Thánh Mẫu Fatima Bồ Đào Nha vào Đêm Canh Thức
với ĐTC Phanxicô 12/5/2017