Sức Khoẻ và Đời Sống


Những lý do khiến bạn luôn cảm thấy đói

Theo Afamily 

Nếu bạn không phân biệt được khi nào mình đói thực sự thì sẽ dẫn tới ăn uống vô độ. Và đó chính là một trong những nguyên nhân khiến bạn tăng cân bất ngờ.

Hiểu được nguyên nhân gây ra cảm giác đói sẽ giúp bạn có biện pháp khắc phục hiệu quả. Luôn cảm thấy đói có thể là triệu chứng của một rối loạn về thể chất và tinh thần. 

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, bạn nên tham khảo để biết thêm nhé.

1. Căng thẳng

Căng thẳng quá mức có thể dẫn đến ăn quá nhiều một cách mất kiểm soát và khiến bạn luôn cảm thấy đói. Cuộc sống gấp gáp hiện đại, phải cạnh tranh trong mọi lĩnh vực, giải quyết các vấn đề trong quan hệ, tài chính... là nguyên nhân khiến nhiều người bị căng thẳng.

- Những gì bạn có thể làm: Hãy cố gắng dành thời gian bên gia đình, bạn bè và con cái. Dành thời gian cho những sở thích, hoạt động cá nhân như tham gia vào các hoạt động thể thao, tập yoga, thiền, tham gia các câu lạc bộ, xem phim... cũng là những cách giảm căng thẳng hiệu quả. 

Những lý do khiến bạn luôn cảm thấy đói 1
Ảnh minh họa

2. Nhàm chán

Sự nhàm chán là một nguyên nhân phổ biến của việc ăn quá nhiều vì những người thường xuyên rơi vào trạng thái này không biết mình nên làm gì để hết buồn chán. Do đó họ coi thức ăn như một "trò tiêu khiển" để giải tỏa cảm xúc bế tắc mình đang gặp phải.

- Những gì bạn có thể làm: Hãy cố gắng giữ cho mình tham gia vào hoạt động thú vị và giải trí như đọc sách, đi xe đạp, nghe nhạc, khiêu vũ, học ngoại ngữ hay chơi một nhạc cụ nào đó... để giảm sự nhàm chán và quên đi ham muốn ăn uống.

3. Lạm dụng thuốc

Một số loại thuốc có thể kích thích sự thèm ăn của bạn, đặc biệt thuốc uống chứa corticosteroid đường uống có thể làm cho bạn cảm thấy đói mọi thời điểm.

- Những gì bạn có thể làm: Nên dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu dùng đúng mà vẫn thấy đói thì bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được chuyển sang loại thuốc khác thích hợp hơn. 

4. Mắc các bệnh rối loạn

Một số bệnh do  rối loạn trong cơ thể gây ra như bệnh tiểu đường do rối loạn kháng insulin, bệnh rối loạn lưỡng cực, hạ đường huyết hoặc đường trong máu thấp... Có thể có triệu chứng phổ biến là khiến bạn luôn thấy đói.

- Những gì bạn có thể làm: Bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để có biện pháp điều trị thích hợp với từng loại rối loạn trong cơ thể. Chẩn đoán sớm sẽ thúc đẩy cơ thể phục hồi nhanh chóng.

5. Rối loạn ăn uống

Ăn uống vô độ, mất kiểm soát là một dạng rối loạn ăn uống. Rất nhiều người vì lo tăng cân nhưng không thể kiềm chế ăn uống nên cố gắng loại bỏ thức ăn khỏi cơ thể bằng cách nôn, dùng thuốc nhuận tràng... Điều này diễn ra liên tục dẫn đến rối loạn ăn uống. Người bị rối loạn ăn uống thường không kiểm soát được khi nào mình đói thực sự và thèm ăn.

- Những gì bạn có thể làm: Bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc bác sĩ tâm thần để tìm ra nguyên nhân của rối loạn ăn uống mà mình đang gặp phải.

Những lý do khiến bạn luôn cảm thấy đói 2
Ảnh minh họa 

6. Mất cân bằng hormone

Thói quen ăn uống của mỗi người bị ảnh hưởng bởi serotonin, một hóa chất tự nhiên trong não bộ. Hormone như leptin và ghrelin có "nhiệm vụ" điều chỉnh lượng thức ăn của bạn. Khi các hormone này bị mất cân bằng sẽ dẫn đến rối loạn trong ăn uống và bạn không nắm được trạng thái no-đói của mình. Quá nhiều chất béo trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone.

- Những gì bạn có thể làm: Thay vì 2-3 bữa lớn, bạn có thể thưởng thức 5-6 bữa nhỏ (thường xuyên) hàng ngày. Bạn nên tập thể dục thường xuyên vì nó giúp duy trì cân bằng nội tiết tố và giúp giảm mỡ. Ức chế lượng thức ăn bạn ăn cũng có thể giúp ngăn chặn sự thèm ăn của bạn.

7. Tỷ lệ trao đổi chất nhanh

Những người có tốc độ trao đổi chất nhanh có thể bị đói quá mức so với những người khác. Tốc độ trao đổi chất thường do tuyến giáp kiểm soát. Nếu tuyến giáp hoạt động quá mức, bạn có thể luôn luôn cảm thấy đói .

- Những gì bạn có thể làm: Một xét nghiệm máu đơn giản sẽ giúp kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp, vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để tiến hành xét nghiệm này. Nếu bạn có một tốc độ trao đổi chất nhanh một cách trực nhiên thì cơ thể bạn thường có thể yêu cầu calo. Bạn có thể tiêu thụ 6-8 bữa ăn ít calo để cung cấp calo cho cơ thể. 

8. Ăn kiêng quá mức

Sau một chế độ ăn kiêng quá mức, liên tục ăn các loại thực phẩm ít chất béo hoặc các loại thực phẩm không calo có thể khiến bạn đói và cơ thể bạn luôn luôn đòi hỏi được ăn nhiều hơn.

- Những gì bạn có thể làm: Thay vì ăn kiêng quá mức để đạt được mong muốn giảm cân, bạn nên chọn một chế độ ăn uống giảm cân lành mạnh vừa đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể vừa kết hợp vận động, thể dục hàng ngày để tránh calo thừa tích tụ lại gây tăng cân

 

Sức Khoẻ & Đời Sống

Trang Nhà