Mệt mỏi, kém tập trung, buồn ngủ... mặc dù bạn đã ngủ
đủ giấc? Hãy xem lại bữa ăn, có cân bằng và đủ chất hay không.
Có nhiều dạng mệt mỏi. Trước tiên bạn cần phân biệt bản thân đang bị mệt
mỏi thoáng qua hay mãn tính. Nếu công việc chiếm hết thời gian và bạn
làm việc miệt mài quên cả đói, dạng mệt mỏi này là dạng nhẹ nhất. Ngược
lại, nếu sự mệt mỏi (kéo dài hơn 6 tháng) dù công việc không gây nhiều
áp lực, thì có thể tâm lý của bạn đang có vấn đề - bạn cảm thấy đuối
sức, giảm trí nhớ, mất ngủ hay nhức đầu, đó là dạng mệt mỏi mãn tính.
Mệt mỏi do thiếu máu: Thiếu máu có rất nhiều nguyên nhân, nhưng
thường gặp là do thiếu sắt. Sắt là thành phần chủ yếu của hemoglobin
trong hồng cầu để vận chuyển oxygen; nên biểu hiện đầu tiên của thiếu
sắt là sắc da xanh xao, mệt mỏi bất thường, tăng nhịp tim, mệt mỏi kéo
dài và nghiêm trọng hơn là giảm khả năng về thể chất. Sau cùng là giảm
sức chống đỡ với viêm nhiễm.
Mệt mỏi do hạ đường huyết: Cảm giác nặng nề và buồn ngủ sẽ xâm
chiếm bạn khi chỉ số đường huyết xuống quá thấp (do chế độ ăn thiếu
glucid, bị stress hoặc sử dụng thuốc kéo dài) dẫn đến toát mồ hôi lạnh,
tim đập nhanh, chân tay bủn rủn và choáng.
Ăn uống chống mệt mỏi
Trong môi trường ô nhiễm hiện nay thì thời tiết cũng làm cho chúng ta
mệt mỏi; thậm chí còn bị cảm cúm - lúc này nên uống nhiều nước giúp làm
ẩm và thải bỏ chất nhầy (đờm, nước mũi). Nước chanh nóng cung cấp nhiều
vitamin C nhất, nếu đau họng thì có thể cho thêm một ít mật ong. Canh,
nước hầm thịt và sữa giúp bổ sung thêm khoáng chất. Tận hưởng các loại
trái cây giàu vitamin C như kiwi, cam. Thêm hành tỏi vào món ăn để thêm
khả năng sát khuẩn và quan trọng là hãy nghỉ ngơi.
Ngoài vitamin C, một thành phần giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống
oxy hóa tốt thì các thực phẩm nên dùng là loại có nhiều sắt (thịt đỏ,
rau xanh đậm), vitamin B (sản phẩm từ sữa, trứng) và acid folic (rau cải
lá xanh đậm). Cũng nên chừng mực đối với các thức uống có chất kích
thích (cà phê, trà, nước ngọt) và nước có cồn, vì chúng chỉ làm tăng
thêm sự mệt mỏi sau khi tạo “hưng phấn” giả tạo.
Giấc ngủ tốt giúp phục hồi nhanh và tái tạo những mô hay tế bào hư tổn.
Đó cũng là giải pháp cho những lúc cơn mệt mỏi ùa tới. Để có một giấc
ngủ sâu và thực sự có tác dụng phục hồi cho cơ thể nên tận hưởng các
thực phẩm giúp điều tiết melatonin, hormon tạo sự dễ chịu như gạo lức,
chuối, chất ngọt hấp thu chậm , vitamin B9, magnesium, calcium và thường
xuyên ăn rau ngò, đậu lăng, hải sản vào bữa trưa |