Sức Khoẻ và Đời Sống


Các thực phẩm có hại cho dạ dày

Nguồn: Huanqiu/Dân tri

Advertisements

Nếu bạn đang có vấn đề về dạ dày, tốt nhất nên hạn chế ăn các thực phẩm sau:

Bạc hà

Bạc hà sẽ làm lỏng các cơ co khít ở thực quản, khiến nồng độ axit gia tăng.

Không nên ăn nhiều bất kỳ loại thực phẩm nào có chứa bạc hà như trà bạc hà, kẹo bạc hà hay kẹo cao su có hương vị bạc hà.

Nước có ga và nước ép trái cây

Trong 2 loại đồ uống này đều có nhiều đường fructose. Có khoảng 30% số người trưởng thành không thể hấp thụ tốt chất fructose, từ đó gây chứng khó chịu dạ
dày.

Cà phê

Cà phê có thể kích thích dạ dày tiết ra nhiều dịch vị dẫn đến hiện tượng rối loạn tiêu hoá hoặc nồng độ axit trong dạ dày quá cao. Đặc biệt những người bị loét dạ dày nên ít uống cà phê. Các loại đồ uống có chứa cafein cũng nên hạn chế.

Súp-lơ

Trong súp-lơ có nhiều chất xơ hoà tan chỉ bị phân giải trong đại tràng, và tạo ra nhiều thể khí sau khi phân giải. Đồng thời, hoa lơ cũng chứa nhiều chất đường sinh khí giống các loại đậu.

Cà chua

Cà chua có tính axit mạnh, dễ khiến dạ dày sản sinh nhiều dịch vị. Do đó, ăn nhiều cà chua sẽ dẫn đến hiện tượng như nồng độ axit trong dạ dày tăng cao, nóng ruột…Các loại tương cà chua cũng có tính chất tương tự.

Chế phẩm từ sữa

Những người không tiêu hoá được lactose khi ăn các chế phẩm từ sữa sẽ gây khó chịu dạ dày. Có thể chọn sữa chua, pho mát cứng, hoặc sữa có hàm lượng lactose thấp để sử dụng.Thực phẩm nhiều dầu

Các thực phẩm nhiều dầu như thực phẩm chiên rán dễ gây kích thích và làm tăng nồng độ axit trong dạ dày. Bởi các thực phẩm có hàm lượng chất béo cao rất khó tiêu hoá, nên cơ thể sẽ tự động bài tiết ra nhiều dịch vị. Tương tự, việc ăn quá nhiều cũng gây ra hiện tượng tự bài tiết quá nhiều dịch vị trong cơ thể.

Đồ uống lạnh

Ăn quá nhiều đồ lạnh khiến thân nhiệt giảm, làm ảnh hưởng đến tác dụng của men tiêu hoá và quá trình bài tiết dịch vị. Do đó, khi ăn tốt nhất nên dùng đồ uống nóng. Đồ uống lạnh chỉ nên uống giữa 2 bữa ăn.

Sôcôla

Trong sôcôla có lượng lớn theobromine, có thể làm lỏng cơ co khít ở thực quản, khiến dịch vị dễ bị trào ngược lên thực quản.