Trong vài thập niên
gần đây, số lượng bệnh nhân Gout gia tăng rất nhanh trên toàn thế giới.
Cùng với sự thay đổi về kinh tế - xã hội, mô hình bệnh tật của nước ta
đã có những thay đổi sâu sắc. Cũng như nhiều bệnh lý chuyển hóa khác
(đái tháo đường, rối loạn lipid máu, béo phì…), bệnh Gout đã trở nên rất
thường gặp trong thực tế lâm sàng.
Gout là gì?
Gout, là một dạng của
bệnh viêm khớp, xảy ra khi lượng acid uric tăng cao trong máu dẫn đến
việc hình thành và tích lũy các tinh thể acid uric xung quanh các khớp
xương của cơ thể, đặc biệt là các ngón chân. Vì vậy, trong vấn đề điều
trị gout, ngoài việc uống thuốc theo toa của bác sĩ, bệnh nhân cũng cần
phải tuân thủ một chế độ ăn uống nghiêm ngặt nhằm làm hạn chế lượng acid
uric trong máu. Điều này sẽ góp phần ngăn ngừa những đợt gout cấp hoặc
làm giảm nhẹ bệnh gout.
Chế độ ăn uống
dành cho bệnh nhân Gout.
-
Hạn chế protein
động vật:
Acid uric là sản phẩm được tạo thành khi chuyển hóa purine. Vì vậy,
bạn cần tránh các loại thực phẩm giàu purine, bao gồm các loại nội
tạng của động vật (như gan, não, thận, lách, lưỡi…), thịt đỏ (thịt
bò, thịt lợn và thịt cừu), cá (cá trích, cá cơm, cá thu, cá ngừ, cá
mòi), hải sản (tôm, tôm hùm, hào, trai, sò điệp) và trứng. Kể cả
nước thịt hầm, xương hầm cũng cần phải hạn chế. Bởi vì tất cả
protein động vật đều có chứa purine, vì vậy, các loại động vật khác
như gà, vịt, bạn cũng có thể ăn được nhưng chỉ khoảng 100-170gram
mỗi ngày.
-
Ăn nhiều protein
thực vật:
Bạn có thể làm tăng lượng protein của bạn bằng các protein có nguồn
gốc thực vật như đậu và rau củ. Đậu phụ được làm từ đậu tương là một
lựa chọn dùng để bổ sung protein tốt hơn so với các loại thực phẩm
động vật. Đậu phụ có thể thay đổi nồng độ protein huyết tương và
tăng bài tiết acid uric. Cần lưu ý, nấm men và măng tây có hàm lượng
purin rất cao nên cần tránh tuyệt đối. Một số thực vật có hàm lượng
purine trung bình như đậu lăng, đậu Hà Lan, rau bó xôi, súp lơ, nấm
cũng cần hạn chế. Thực phẩm ít purine là trái cây, ô liu, dấm, ngũ
cốc và gạo. Trái cây tươi như táo, chuối, cam và chanh có lợi. Anh
đào có chứa một số hóa chất tự nhiên có thể giảm mức acid uric và
giảm viêm, đặc biệt là anh đào đen. Những thực phẩm này có thể được
tiêu thụ hàng ngày.
-
Hạn chế hoặc
tránh đường:
Quá nhiều kẹo có thể làm cho cơ thể bạn không còn “chỗ” cho protein
thực vật và các sản phẩm sữa ít béo hoặc không béo - các loại thực
phẩm bạn cần trong việc phòng ngừa Gout. Mặc dù có cuộc tranh luận
về việc đường có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng acid uric máu hay
không, kẹo chắc chắn có liên quan đến thừa cân và béo phì.
-
Hạn chế hoặc
tránh uống rượu bia:
Rượu bia gây trở ngại cho việc loại bỏ acid uric ra khỏi cơ thể của
bạn. Uống rượu bia có thể dẫn đến đợt cấp của bệnh gout. Nếu bạn
đang bị đợt cấp, hãy tránh uống rượu bia. Tuy nhiên, nếu không đang
bị đợt cấp, bạn hãy uống mỗi ngày khoảng 150 ml rượu vang, sẽ không
tăng nguy cơ bệnh gout mà còn tốt cho hệ tim mạch của bạn.
Bên cạnh việc tuân
thủ một chế độ ăn uống nghiêm ngặt, bạn cũng cần phải duy trì một trọng
lượng cơ thể lý tưởng. Chỉ nên giảm cân từ từ, tránh giảm cân nhanh quá
sẽ gây ra tác dụng ngược là tăng acid uric vì cơ thể phải tăng cường
chuyển hóa protein do bị thiếu hụt đột ngột. Bạn có thể làm giảm trọng
lượng cơ thể bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục đều độ.
Trên đây chỉ là một
số lời khuyên về chế độ ăn uống nhằm hạn chế lượng acid uric trong máu.
Chế độ ăn uống này không thể thay thế được việc điều trị thuốc theo toa.
Nếu bạn bị Gout, bạn cần phải uống thuốc theo toa của bác sĩ để loại bỏ
nhanh chóng acid uric ra khỏi cơ thể. Đồng thời, bạn cần phải tuân thủ
chế độ ăn uống nghiêm ngặt nhằm hạn chế lượng acid uric trong máu và
tránh những đợt Gout cấp về sau. |