Sức Khoẻ và Đời Sống


5 loại thức ăn làm tăng sức đề kháng

BS Nguyễn Lân Đính

Cần lưu ý lúc chuyển mùa
Đến lúc chuyển mùa từ thu sang đông, là y như rằng cảm cúm nở rộ. Uống vitamin C liều cao, là khi đã bị cảm rồi, muốn cho mau khỏi thì uống. Nhưng còn bữa ăn, thì có một số thức ăn sẽ giúp các bạn tránh luôn được khỏi bị cảm cúm nữa. Xin giới thiệu cùng các bạn 5 nhóm thức ăn có khả năng cao nhất giúp chúng ta tăng sức đề kháng.

Thị trường thuốc bổ sinh tố và chất vi lượng nói chung rất lớn. Ở Mỹ mỗi năm dân chúng tiêu có tới 1.7 tỷ đôla cho khoản “sinh tố – muối khoáng”. Tuy nhiên các chuyên viên dinh dưỡng vẫn khẳng định là chúng ta có thể chỉ cần ăn uống đúng cách là chống lại được đa số các bệnh nhiễm trùng. Trong số ra mới nhất tháng 10, 2002, tạp chí Prevention (Phòng Bệnh) có bài xác định “bữa ăn thiếu chất là yếu tố chính khiến chúng ta dễ lâm bệnh”.

Và “mách có chứng” tờ báo liệt kê 5 loại thức ăn có thể giúp cho cơ thể đạt sứ`c đề kháng cao nhất : thịt bò, khoai lang, nấm, trà và yaourt. Mấu chốt của vấn đề bao giờ cũng vẫn là :” toàn bộ khẩu phần ăn cần phải cân đối, song 5 loại thức ăn này ăn vào hàng ngày giúp cho hệ thống miễn dịch đạt hiệu quả cao nhất. “Đặc biệt khi thời tiết thay đổi chúng ta cần ăn 5 loại thức ăn này mỗi ngày. Ngủ cho đủ cũng là một phương cách thiết yếu để có sức đề kháng tối ưu.

1. Chỉ cần một chút thịt bò
Kể như đây là một khuyến cáo có hơi bất ngờ – để tăng sức đề kháng – vì cho tới nay các chuyên viên về sức khoẻ vẫn thường khuyên nên giới hạn mức tiêu thụ thịt bò (do là nguồn acid béo no). Giới hạn không có nghĩa là không ăn tí nào nữa ..mà là ăn có mức độ : đừng quá “một suất 1 lạng thịt bò (a three-ounce portion of beef)/ ngày và điều quan trọng là toàn nạc, ít béo vì là một nguồn Kẽm quan trọng (an important source of zinc).”

Thiếu kẽm (Zinc deficiency) có khả năng làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng. Chức năng của Kẽm là giúp cho các bạch huyết cầu phát triển – điều chúng ta rất cần để chống lại các vi khuẩn và siêu vi “ngoại xâm”. Đối với những người ăn chay và không quen dùng “thịt đỏ” thì nên tìm nguồn thức ăn khác để cung cấp kẽm : không ăn thịt bò, thì gà, vịt, heo, ngũ cốc tăng cường, yaourt và sữa cũng tốt. Còn nếu bạn khoái ăn hào (oysters), thì thói quen ấy rất có lợi cho bạn : hào là nguồn kẽm số 1 .

2. Vào lúc chuyển mùa, chúng ta cũng nên ăn hàng ngày những rau, trái, củ màu vàng cam. Vàng cam thì không thiếu gì cho chúng ta lựa chọn : Khoai lang bí, bí đỏ, cà rốt, đu đủ, lê ki ma…để tăng cường thêm vitamin A cho bữa ăn hàng ngày. Đơn giản là vì vitamin A rất cần cho làn da chúng ta – và da vốn là tuyến phòng vệ đầu tiên của hệ miễn dịch. Đó là những thức ăn giàu beta-caroten, ăn vào sẽ được chuyển hoá nhanh chóng thành vitamin A.”Nói đến caroten, người ta nghĩ ngay đến cà-rốt, song thường cứ 2 – 3 ngày, người ta mới ăn cà-rốt một lần và như thế thì e rằng chưa đủ. Nên “đổi món” bằng những thức ăn khác tiếp sức đưa vào beta-caroten mỗi ngày. Cũng xin nhắc là ở Việt Nam, màu xanh đậm của rau ngót, rau muống ..và màu đỏ thắm của gấc, dưa hấu và cà chua, cũng chứa đầy dẫy bêta-caroten, càng dễ đổi món và đổi luôn cả màu, mà vẫn có nhiều bêta-caroten!

3. Cũng nên ăn nấm
Thêm vào lạng thịt bò, nên ăn thêm món nấm, là một thức ăn nữa làm tăng sức đề kháng. “Y như thịt bò, nấm cũng có tác dụng giúp cơ thể tăng việc sản xuất bạch cầu”.“Một số công trình nghiên cứu gần đây còn phát hiện ra là nấm khiến cho các bạch huyết cầu tấn công các vi khuẩn lạ mạnh hơn...là nếu không ăn nấm” .

4. Và Uống Trà:
Thói quen uống trà hàng ngày của người Á Đông hay người Anh là một lựa chọn nên duy trì . Trà đen kiểu trà Ceylan hay trà xanh như chè Thái Nguyên đều có hiệu quả để chống cảm cúm. “Trà là một nguồn polyphenols dồi dào,” “các chất Polyphenols thanh toán các “gốc tự do” có thể phương hại đến acid DNA trong nhân tế bào và thúc đẩy tiến trình lão hoá.” Như vậy, chỉ cần uống 1 tách trà mỗi ngày giúp sẽ chúng ta “trẻ lâu” vì các chất polyphenols kháng oxy-hoá loại trừ được các gốc tự do (= là những mầm móng dẫn đến bệnh hoạn và lão hoá), mà trà với cùng một trọng lượng thì giàu chất kháng oxy-hoá hơn trái cây và rau tươi rất nhiều.

5. Ăn Yaourt nữa
Vì yaourt đem lại những giống vi khuẩn Phụ sinh có lợi cho các vi khuẩn “bạn” sống trong ruột kết và là một thành phần quan trọng trong các tuyến phòng vệ miễn dịch của cơ thể. “Bạn lại càng cần ăn yaourt, nếu bác sĩ đã kê toa kháng sinh uống đường miệng cho bạn, vì kháng sinh diệt vi khuẩn gây bệnh nhưng cũng diệt luôn đa số các vi khuẩn bạn. Đây là các vi khuẩn này giúp tiêu hoá phần nào các thức ăn. Vắng bóng chúng là chúng ta sẽ dễ bị các vi khuẩn “gây bệnh” tấn công và sẽ bị tiêu chảy ngay.

Bài do bạn HAWKtomclancy giới thiệu