Thưa ông Trạng,
Trong y khoa có một loại bệnh gọi là Bệnh Tưởng (hypochondria) trong
đó bệnh nhân luôn luôn có một ý kiến cố định về sức khỏe của mình,
luôn luôn cho là mình đau chỗ này chỗ kia, nhưng sau khi khám bác sĩ
không tìm ra bệnh gì cả. Vì bệnh nhân cứ liên tục than phiền, cho
nên bác sĩ đành cho một chất nào đó không có tác dụng gì. Vậy mà đôi
khi bệnh nhân lại thấy bớt đau. Đó gọi là giả dược placebo.
Chẳng hạn bác sĩ cho những viên đường giống như viên thuốc bình
thường không gây ra tác dụng phụ nhưng có tác dụng tâm lý, khiến
bệnh nhân yên lòng, bớt đau. Theo kết quả nhiều nghiên cứu, có tới
40% bệnh nhân thỏa mãn với thuốc “Placebo” này.
Nguồn gốc La Tinh của từ ngữ “Placebo” có nghĩa là “Tôi sẽ hài lòng-
I will please”. Tâm lý nhiều bệnh nhân mình đều muốn ông bà thầy
chích cho một mũi thuốc mới an tâm, thoải mái. Thế là một chút sinh
tố, một dung dịch nước biển mầu mè được lụi vào hông. Bệnh nhân ra
về tin tưởng hân hoan. Lang y được tiếng là mát tay và thu bộn bạc.
Hiệu ứng Placebo thường được dùng trong các tình trạng rối loạn tâm
thần nhẹ như lo âu căng thẳng buồn phiền hoặc nhức đầu, mất ngủ, đau
nhức xương khớp. Và Placebo còn được gọi là “thuốc gây niềm tin”. Vì
ở đời vẫn có nhiều người dễ tính, cả tin ở những lời “mật ngọt chết
ruồi”, những tán tỉnh mời chào của mấy tay bán vịt trời giữa chợ,
quảng cáo thuốc “Bách bệnh tiêu tán, vạn bệnh tiêu trừ”. Không khỏi
không lấy tiền. Mà tiền thì y ta đã thu rồi và khóa kỹ ở trương mục
ngân hàng, khó mà moi lại được. Nên đành tiền mất tật mang.
Ông hỏi chữa như vậy có hợp pháp không, thì xin thưa rằng trong
caca1 trường hợp này pháp luật không kết tội thầy thuốc lừa bịp bệnh
nhân vì bác sĩ đã cố gắng định bệnh nhưng không thấy bệnh gì. Cho
nên bác sĩ đành dùng giả dược kèm theo trấn an tâm lý.
Bác sĩ Nguyễn Ý
Đức