HIV
viết tắt của Human immunodeficiency
virus là loại virus gây ra bệnh liệt kháng AIDS. Có virus trong cơ
thể không bắt buộc là bị AIDS. Nhiễm virus này thường cần một thời
gian khá lâu, có khi cả mươi năm thì Bệnh liệt kháng AIDS
(Acquired immunodeficiency syndrome) mới xuất hiện.
HIV là
loại virus gây bệnh ở mọi người nam nữ, tuổi tác, nòi giống kể cả em
bé mới lọt lòng mẹ. Bất cứ hành vi nào như hoạt động tình dục không
bảo vệ, giao hợp với nhiều đối tượng khác nhau hoặc dân ghiền dùng
chung ống chích đều có nguy cơ nhiễm HIV.
Để bị
nhiễm bệnh, cần sự tiếp xúc trực tiếp với các chất lỏng của cơ
thể. Virus hiện diện trong đa số các trong chất lỏng này
nhưng sự lây bệnh hầu hết đều qua:
-máu,
-nước tinh dịch,
-chất tiết âm hộ,
-sữa mẹ bị nhiễm HIV.
Nước
tiểu, nước miếng, phân, mồ hôi cũng có thể có một chút virus, nhưng
số lượng không đủ để gây nhiễm.
HIV có thể xâm nhập cơ
thể qua vết thương trực tiếp hoặc qua màng nhầy lót mặt trong
nhiều bộ phận như xoang mũi, âm hộ, trực tràng, ống dẫn nước tiểu.
Virus không xâm nhập qua da
trừ khi da bị tổn thương cắt đứt.
Cũng
xin lưu ý rằng HIV không lan truyền qua sự tiếp xúc hàng ngày
với bệnh nhân ở bệnh viện, trường học, khi hắt hơi, sổ mũi.Cũng
không truyền qua hôn khan hôn nhẹ, đấm bóp massage, tắm chung với
người bệnh.
Virus
HIV chỉ sống được trong các chất lỏng còn tươi của cơ thể
như máu, tinh dịch, nước âm hộ học, ở nhà cũng như qua quần áo, chăn
màn, chén bát hoặc điện thoại, cầu tiêu, khi bệnh nhân và chúng
rất dễ dàng bị oxy hủy hoại. Vài giờ trong không khí là virus
hết sống
Dấu
hiệu bệnh có thể là nóng sốt, đau đầu, nhức cơ bắp xương khớp, đau
họng, lở miệng hoặc cơ quan sinh dục…
Về điều
trị thì hiện nay chưa có thuốc trị dứt bệnh, tuy nhiên khi phối hợp
nhiều loại thuốc với nhau thì có thể kiểm soát được bệnh, tránh biến
chứng cho cơ thể. Các thuốc này cần được bác sĩ chuyên môn về bệnh
AIDS biên toa và theo dõi tiến triển của bệnh cũng như tác dụng phụ
của thuốc.
Còn vấn
đề phòng ngừa bệnh thì hiện nay vaccine ngừa bệnh đang được các nhà
khoa học ráo riết nghiên cứu thực hiện, nhưng triển vọng cũng không
sáng sủa lắm.
Trong
khi chờ đợi, phòng thân với sự hiểu biết về bệnh, về sự lan truyền
vẫn là phương thức tránh bệnh hữu hiệu vừa sẵn có vừa rẻ tiền. Đồng
thời, tránh được những trường hợp sau đây là có thể làm giảm nguy cơ
lây bệnh:
1-Đàn
ông đừng làm tình với đàn ông khác;
2-Tránh
làm tình ngược, trên xuống, dưới lên, nếu cần thì phải mang bao cao
su;
3-Đừng
giao hoan với nhiều đối tượng khác nhau; chỉ làm tình với người bạn
đường không có nguy cơ nhiễm bệnh;
4-Đừng
dùng chung kim ống chích khi chích ma túy;
5-Đừng
làm tình với bất cứ ai trao đổi xác thịt để lấy ma túy hay hiện vật,
hiện kim;
6-Áp
dụng giao du thân mật an toàn dù không giao hoan; không đụng chạm
tới các chất lỏng cơ thể của đối tượng;
7-Nhớ
dùng bao cao su khi có giao hoan lang chạ, vung vít;
8-Phụ
nữ có thai nên thử nghiệm coi có kháng thể với HIV. Phụ nữ nhiễm HIV
nên hoãn có bầu cho tới khi đã được chuyên viên khám và áp dụng trị
liệu thích hợp;
9-Về
phương diện cá nhân: tránh tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng của
người bệnh; không dùng chung dao cạo, bàn chải đánh răng hoặc các
vật dụng nghi nhiễm trùng;
10-
Quần áo, chăn mền, khăn tắm của người bệnh cần được giặt riêng, sấy
khô. 11-Rửa tay trước và sau khi săn sóc bệnh nhân. Mang bao tay cao
su khi tắm rửa bệnh nhân hoặc lau chùi chất ói mửa, phân, nước tiểu
từ người bệnh.
Chúc
bạn Trần Tú nhiều may mắn, sức khỏe tốt và Free of HIV.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức