Hỏi 266:

Thưa bác sĩ,

Xin bác sĩ cho biết về tính cách an toàn của được thảo? Cảm ơn bác sĩ.

Lê Tịnh Thông


Đáp:

Thưa ông Thông, Sau đây là ý kiến chung chung về dược thảo để ông và quý vị độc giả coi và đây cũng là ý kiến của các bác sĩ và dược sĩ.

Trước khi nghĩ tới việc dùng dược thảo để trị bệnh, tưởng cũng nên tìm hiểu một vài dữ kiện về loại thuốc này:

            1-Sự an toàn của dược thảo.

            Ý kiến chung coi dược thảo an toàn hơn âu dược, ít gây chứng bệnh phụ và rất ít khi gây tai nạn tử vong.

            Tuy nhiên dược thảo vẫn là một loại thuốc, khi dùng ta cần cẩn thận, không nên nghĩ vì nó là cây thiên nhiên thì không có hại.

Cam thảo ( licorice ) là một trong những thuốc cây cỏ dùng nhiều nhất trên khắp thế giới để chữa bệnh lở bao tử, ho, suyễn, nhưng nếu dùng lâu ngày, có thể gây cao huyết áp, nhức đầu, mệt mỏi. Khi mới dùng lần đầu, nên dùng với phân lượng nhỏ rồi tăng dần cho tới liều chỉ dẫn bởi nhà sản xuất.

            Một thí dụ khác là cà phê, một loại họ thảo ta dùng mỗi buổi sáng để nâng cao tinh thần. Nếu uống hai ly mỗi sáng thì có tác dụng tốt như ý muốn, năm ly là bị nhức đầu, nóng nẩy, 15 ly thì bắt đầu thấy ù tai, chóng mặt.

            Dược thảo bán trên thị trường không được thử nghiệm về sự tinh khiết và hiệu nghiệm, nên đôi khi có lẫn chất không cần như phấn hoa, phấn lá...và có thể gây dị ứng.

            2-Công hiệu của dược thảo.

            Các nhà sản xuất cũng như hơn 4 tỉ người đang dùng dược thảo đều cho là thuốc công hiệu trong việc trị bệnh và ngừa bệnh. Đã có nhiều nghiên cứu khoa học hỗ trợ ý kiến này.

            Có điều là tác dụng của dược thảo thường từ từ, nhẹ nhàng, cần thời gian lâu để có hiệu quả, do đó tốt trong việc phòng bệnh.

             Dược thảo, với nhiều chất thuốc khác nhau, có tác dụng vào nhiều bộ phận cơ thể hơn là âu dược, với một dược chất, tác dụng vào một bệnh chỉ định.

            Dược thảo thường không đủ mạnh để trị cấp cứu, nhất là các bệnh do vi khuẩn gây ra, cho nên kháng sinh vẫn là thuốc căn bản.

            3-Dược thảo không gây ghiền.

            Thường thường cỏ cây gây ghiền như cây thuốc phiện, cần sa... không được phép bán công khai tại tiệm thuốc âu dược hay tiệm thuốc thiên nhiên.

Dược thảo không có kích thích tố hay chất chống viêm steroid, nhưng một vài dược thảo có tác dụng hỗ trợ sự tiết các chất này trong cơ thể.

            4-Nguồn gốc dược thảo.

            Theo các nhà sản xuất, thì dược thảo đều do cây cỏ được trồng trong môi trường có kiểm soát, đôi khi không dùng hoá chất diệt sâu bọ, cỏ dại hoặc phân bón nên phẩm chất tốt, thiên nhiên. Nhiều khi cây cỏ mọc hoang cũng được dùng để chế thành thuốc.

            5-Chọn lựa dược thảo

            Như đã nói ở trên, nhà sản xuất  không cần chứng minh sự an toàn và công hiệu của dược thảo khi tung ra thị trường, mà chỉ khi nào có chuyện bất thường xẩy ra thì thuốc đó mới bị loại bỏ.

Tiêu chuẩn bào chế của mỗi nhà sản xuất đều khác nhau, nên tỷ lệ dược liệu đều thay đổi. Tỷ lệ này cũng thay đổi tuỳ theo cây cỏ được trồng ở địa phương nào, được hái vào mùa nào, được tồn trữ ra sao và phần nào ( rễ, thân hay lá ) của cây được xử dụng để chế thuốc.      

            Những điều vừa kể gây khó khăn không ít cho người tiêu thụ khi mua thuốc. Vì thế các nhà sản xuất đã tổ hợp với nhau để thống nhất bào chế. Hiện có hai tổ hợp lớn: American Herbal Products Association và National Nutritional Foods Association.

Khi mua, nên lựa sản phẩm do sự liên kết với các công ty ở Âu châu, vì thường thường họ có cơ sở nghiên cứu đầy đủ về phân lượng, tinh khiết và công hiệu. Cũng nên lựa sản phẩm cũng có nhãn hiệu với chỉ dẫn cách

Ở bất cứ tuổi nào, sự an toàn cho mỗi cá nhân trong đời sống hàng ngày đều là quan trọng. Nhưng vào tuổi già thì sự thuận buồm suôi gió này lại càng cần được lưu tâm gấp bội.

Thực vậy, vào tuổi ngoài 60, quý cụ sẽ gặp nhiều rủi ro hơn những năm tháng thanh xuân về trước. Mà khi những chẳng may này lại đưa tới thương tích thì hậu quả cũng trầm kha hơn, sức khỏe bị suy giảm nhiều hơn, đời sống dễ bị lệ thuộc vào người khác. Và nếu nặng đến đỗi cần nằm nhà thương điều trị thì thời gian lành bệnh cũng chậm, chăm sóc  khó khăn, vì ở tuổi này sự tu bổ thương tích chậm.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức


GHI CÂU HỎI