Thưa ông Mạnh,
Sau đây là cách ăn uống đúng cho tuổi từ 13 tới 19 mà ông hỏi
Cơ thể con người có
hai tời kỳ tăng trưởng nhanh và mạnh nhất, đó là lúc một tuổi và thời
thanh niên từ 13 tới 19 tuổi.
Ở tuổi dậy thì, con
trai lớn mau và nặng hơn con gái. Trai có nhiều khối thịt, trong khi đó
con gái lại nhiều mỡ hơn, đặc biệt là ở hông và nhũ hoa. Cơ thể con gái
có 25% mỡ, trong khi đó nam chỉ có 20%.
Nhu
cầu dinh dưỡng mỗi ngày như sau:
Số năng lượng: Nam
2500 Kcalori; nữ 2200 Kcalori;
Đạm : 45 gram;
Sinh tố A:
800-1000mcg;
Sinh tố D: 10 mcg;
Sinh tố E: 8-10mg;
Sinh tố C: 50 mg;
Sinh tố B 12: 2 mcg;
Folacin: 150-180 mcg;
Calcium: 1200 mg;
Phosphore: 1200 mg;
Sắt: 12-15 mg;
Kẽm: 12-15 mg;
Iode: 150 mcg.
Một số vấn đề cần lưu
ý:
- Nhu cầu dinh dưỡng
nữ thấp hơn nam, ngoại trừ nữ cần khoáng sắt nhiều hơn vì sắt thất thoát
mỗi khi có kinh nguyệt.
- Vì bắp thịt và
xương tăng trưởng mạnh nên cần nhiều hơn các chất đạm, calcium, sắt, kẽm.
- Ở tuổi này, thanh
niên thường rất bận rộn với nhiều sinh hoạt: đi học, đi làm thêm, thể
thao, nên dễ bỏ qua bữa ăn hoặc ăn vội vàng cho xong, và có thể thiếu
dinh dưỡng.
- Vì tự lập, thanh
niên thích chọn chọn thực phẩm theo ý mình, lại thường hay ăn ở ngoài
gia đình nên cha mẹ cần để ý hướng dẫn cho con việc chọn các món ăn đầy
đủ chất dinh dưỡng.
-Thanh niên thường
hay để ý tới vóc dáng, sức nặng cơ thể của mình, nữ thì sợ béo, nam lại
sợ gầy, nên cần cẩn thận khi thấy con cái áp dụng những chế độ ăn uống
không bình thường;
- Thanh niên thường
thích ăn thực phẩm làm mau ăn nhanh ở các tiệm ăn, nên có thể có nhiều
chất béo bão hòa, nhiều muối, quá nhiều năng lượng nhưng lại thấp về
calcium, sinh tố C, chất xơ.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức