Thưa ông Đảo,
Sau đây là
một số ý kiến về thuốc vờ.
Những viên
“thuốc” không có dược liệu chính xác (hoạt chất) , “vô thưởng vô
phạt” được gọi là “Thuốc Vờ”,“Giả Duợc”, “Thuốc Trơ”,
tiếng Anh, tiếng Pháp gọi là “PLACEBO”.
Trong ngôn ngữ
La Tinh, PLACEBO có nghĩa là “Tôi sẽ hài lòng”.
Thánh Kinh có
lời cầu xin “Placebo Domino: in regione vivorum- I will please our Lord
in the country of the living”-Tôi sẽ làm hài lòng Chúa.
Placebo là một
hiện tượng khá phức tạp, được nghiên cứu từ nhiều thế kỷ với nhiều tranh
luận, bất đồng ý kiến về sự lợi hại và nguyên lý tác động.
Vào hạ bán thế
kỷ 18, từ ngữ Placebo xâm nhập ngành y dược. Năm 1787, tự điển Quincy
định nghĩa placebo như một phương thức có mục đích làm vui lòng người
bệnh hơn là điều trị.
Từ điển y học
định nghĩa placebo là bất cứ chất xoàng xĩnh, vô dụng nào đó có hình
dạng dược phẩm được trao cho bệnh nhân với giới thiệu là có tác dụng
chữa bệnh.
Theo nhiều tác
giả, placebo lúc đầu là để chỉ một chất hoặc một phương thức “trơ”
(inert), được dùng trong thử nghiệm hoặc trong y khoa học để kiểm chứng
công hiệu của một loại dược phẩm hoặc để làm dịu một bệnh.
Khi thử nghiệm,
một nhóm người được cho dùng dược phẩm thực, nhóm thứ hai nhận viên
tương tự nhưng không có hoạt chất.
Nếu nhóm dùng
thuốc có kết quả tốt hơn so với nhóm kia thì thuốc có tác dụng trị bệnh.
Người tham gia chương trình đều không biết mình dùng chất gì. Đôi khi
chính người điều khiển thử nghiệm cũng không biết.
Thuốc “trơ”được
dùng cho những người luôn luôn than phiền đau ốm (bệnh tưởng
-hypochondria), luôn luôn đòi hỏi thuốc mà bác sĩ không tìm ra nguyên
nhân, triệu chứng.
Hiện nay, hiệu
quả placebo được hiểu rộng rãi hơn và bao gồm tất cả các phương thức
được áp dụng để trị bệnh mặc dù từ bản chất chúng không có tác động nào.
Đây có thể là một viên đường, một cục kẹo, một dung dịch nước pha muối,
đường, một bữa ăn đặc biệt hoặc một phẫu thuật “cuội”.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức