Thưa bà Lan
Thắc mắc của bà cũng là thắc mắc của nhiều độc giả VietLife, vì số người
bị bệnh loãng xương hiện nay đang có chiều hướng gia tăng. Do đó, chúng
tôi xin trình bầy chi tiết như sau.
Calcium đưôc so sánh như là xi măng cốt sắt của bộ xương. 99% calcium
trong cơ thể nằm ở xương và răng. 1% còn lại trong tế bào ềm vàdung dịch
chất lỏng khác.
Calcium mà cơ thể cần đều có trong nhiều loại thực phẩm. Ta có thể thiếu
calcium khi không ăn uống đầy đủ calcium, không hấp thụ được calcium.
Thực đơn có nhiều chất xơ, nhiều chất béo, mất sự thăng bằng giữa
calcium/phosphore, thiếu sinh tố D đều đưa tới giảm hấp thụ calcium.
Căng thẳng tâm thần, không vận động cơ thể hoặc tuổi già cũng giảm hấp
thụ calcium.
Cho nên vì lẽ đó mà bác sĩ khuyên bà nên dùng thêm calcium để tránh bị
bệnh loãng xương. Thực ra nguyên nhân của bệnh này chưa biết rõ, nhưng
thiếu hấp thụ calcium trong suốt đời người là một một nguy cơ chính.
Calcium có nhiều trong một số thực phẩm. Các thực phẩm sau đây có khoảng
300 mg calcium:
Sữa: 1/3 ly sữa bột; một ly sữa có 2%chất béo.
Pho mát: 40 gr pho mát loại cheddar.
420 gr kem; 240 cc sữa chua;
cá: 140 gr cá hồi; 7 con cá sardine còn xương.
Rau: một ly rưỡi rau spinach.
một miếng rưỡi đậu phụ.
Thành ra sữa là nguồn cung cấp calcium nhiều hơn cả. Chỉ với hai ly sữa
ít béo là ta đã hội đủ nhu cầu hàng ngày.
Nếu bà không uống được sữa thì đề nghị với bà dùng rau cũng có nhiều
calcium. Và nếu cần, thì phải làm theo lời bác sĩ: uống thêm calcium.
Phân lượng nên có đề ngừa loãng xương là 1000-1200 mg mỗi ngày. Nên chia
phân lượng này uống làm hai lần trong ngày để tránh khó chịu bao tử và
cũng để bao tử dễ hấp thụ.
Chúc bà luôn luôn có sức khỏe.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức