Hỏi 215:
 
Nhau thai nhi có bổ dưỡng không, mà nhiều người ăn?

Đáp:

Nhau thai là một bộ phận trong dạ con để cho phôi bào bám vào thành tử cung. Nhau có nhiệm vụ tiết ra các chất bổ dưỡng để nuôi phôi bào, loại bỏ các chất phế thải, thực hiện việc trao đổi dưỡng khí cho thai nhi. Công việc này được thực hiện qua sự tiếp xúc mật thiết giữa các mạch máu của người mẹ và thai nhi trong nhau thai. Nhau thai cũng hoạt động như một tuyến, tiết ra các kích thích tố như gonadotrophin nhau, progesterone, estrogens, 

Đông phương gọi nhau thai là Tử Hà Sa, thai bàn, thai y, nhân bào mà các cụ  đông y cho là một vị thuốc bổ rất tốt đối với các bệnh lao lực, gầy còm, di tinh, kinh nguyệt không đều, đau nhức xương, kém ăn, kém ngủ, hen suyễn..

Tài liệu Bản Thảo Cương Mục  của Lý Thời Trân, Trung Hoa từ thế kỷ 16 có bài thuốc Hà sa Đại Tạo Hoàn rất nổi tiếng về phương diện bổ dưỡng cho người suy yếu. Bài thuốc  gồm các vị như Tử Hà sa (nhau), quy bản, hoàng bá, đỗ trọng, ngưu tất, địa hoàng, thiên môn, mạch môn đông, nhân sâm, đương quy.

Muốn ăn nhau thai phải lựa nhau từ các thiếu phụ khỏe mạnh, nếu có thai lần đầu thì càng tốt. Nên lựa các thai còn tươi, không quá một giờ sau khi sanh và còn nguyên vẹn trong bọc, nhẵn nhụi với mầu hồng đầy huyết. Nhau mà có mặt gồ ghề, mụn nhỏ là bị nhiễm trùng, không nên dùng.

Sau khi lấy, nhau được rửa bằng nước muối cho sạch chất nhờn và máu. Cẩn thận đừng để nhau bị tổn thương, chẩy nước, mau hư.

Nhau  cắt nhỏ để ngâm rượu trắng, sau 15 ngày uống dần mỗi ngày khoảng 25 cc.

Nhau ngâm với mật ong cũng rất tốt. Thái nhỏ ngâm chừng một tháng thì mật làm nhau tan hòa. Nên lựa mật ong nguyên chất.

Theo nhiều người đã dùng thì nhau làm các món ăn như nướng chả, sào với trứng, nấu canh chua cũng rất hấp dẫn. Nhưng phải thử một lần cho quen rồi mới thưởng thức được vị ngon của nhau.

Về cấu tạo, nhau thai cũng làm bằng các chất đạm, chất béo và các chất dinh dưỡng khác mà ta ăn. Nên nhiều người coi nó cũng là món ăn được như lòng heo.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức


GHI CÂU HỎI