Hở là khi các lá của van không khép kín sau khi máu đi qua, khiến cho
máu dội ngựơc gây ra ứ đọng phía bên này và thiếu hụt phía bên kia. Sa
van (valve prolapsed) là tiêu biểu của hở van và thường xảy ra ở van 2
lá mitral. Các lá của van lật ngược lên tâm nhĩ trái, máu trào ngược khi
tim co bóp.
Bệnh có thể thấy ở một hoặc nhiều van. Van bên phải ít bị bệnh hơn van
bên trái. Có tới 90% là mãn tính lâu đời, 10% cấp tính, mới xảy ra.
Có nhiều nguyên nhân đưa tới bệnh van tim như nhiễm trùng, chấn thương,
bệnh cơ tim hoặc do bẩm sinh.
1-Nhiễm trùng như trong bệnh Sốt Thấp (Rheumatic Fever) hoặc Viêm Nội
Mạc Tim (Endocarditis).
Sốt Thấp thường thấy ở trẻ em do nhiễm họng với chuỗi cầu trùng tan
huyết Streptococcus (Strep Throat) mà không được điều trị. Thế rồi vài
ba chục năm sau xuất hiện dấu hiệu bệnh tim như là viêm, dày, cứng và
thu ngắn các lá của van tim, nhất là van 2 lá giữa nhĩ trái/thất trái (mitral
regurgitation) và van động mạch chủ. May mắn là ngày nay nhờ kháng sinh
chữa viêm họng cho nên bệnh hở van tim giảm đi rất nhiều.
Viêm Tâm Mạc do vi khuẩn xâm nhập máu, tấn công van tim gây ra tổn hại
tạm thời hay vĩnh viễn cho van. Vi khuẩn đến từ các phẫu thuật răng
miệng, lạm dụng thuốc cấm chích tĩnh mạch hoặc nhiễm trùng tổng quát
khác.
2-Bệnh tim do cao cholesterol, cao huyết áp, không vận động, thừa kế gia
đình. Các bệnh này gây tổn thưong cho van đặc biệt là van động mạch chủ
với calci bám vào. Người từ 65 tuổi trở lên thường nằm trong trường hợp
này.
3-Bẩm sinh như trường hợp hài nhi chỉ có 2 lá ở van động mạch chủ (thay
vì 3 lá) hoặc có 3 lá nhưng 2 lá dính vào nhau.
Nhiều người mang bệnh van tim mà không có triệu chứng và không có khó
khăn sức khỏe. Một số khác thì tình trạng trầm trọng hơn, có thể đưa tới
suy tim, tai biến não, máu cục thậm chí thiệt mạng bất thình lình vì
ngưng tim.
Triệu chứng chính của bệnh là tiếng thổi của tim (heart murmur) nghe qua
ống nghe, gây ra do máu lưu hành hỗn loạn khi van tim bị hư hại, khuyết
tật, thu hẹp…Đây là tiếng động thêm hoặc bất thường khi tim co bóp, có
thể rất nhỏ hoặc ồn to.
Điều trị bệnh van tim tùy thuộc loại van bị hư, tình trạng nặng hay nhẹ
của bệnh. Có 3 phương thức trị liệu:
1-Theo dõi tình trạng bệnh.
Trường hợp bệnh nhẹ hoặc trung bình, chưa có các triệu chứng trầm trọng
ảnh hưởng tới hoạt động của bệnh nhân, bệnh có thể được đặt trong tình
trạng theo dõi..
2-Điều trị bằng dược phẩm
Thực ra không có dược phẩm nào để trị dứt được bệnh của van tim mà chỉ
hỗ trợ tim, giúp tim làm việc hữu hiệu hơn, trì hoãn sự trầm trọng của
bệnh, tránh biến chứng. Dược phẩm có thể là thuốc lợi tiểu, hạ cao huyết
áp, điều chỉnh rối loạn nhịp tim, chống đông máu…
3-Giải phẫu
Tùy theo tình trạng bệnh, giải phẫu có thể là nong van, sửa van hoặc
thay van.
-Nong van bị hep với quả bóng xẹp bé tí teo đưa vào van rồi bơm phồng
lên, khiến cho van mở rộng rồi rút bóng ra.
-Sửa van, đặc biệt là van 2 lá mitral, để van hư hao hoạt động bình
thường trở lại đựơc.
-Thay van với 2 loại van:
*Van làm bằng các vật liệu như vải, kim loại thép không rỉ, titanium
hoặc gốm sứ.Lợi điểm của loại này là kéo dài lâu hơn, từ 10-20 năm. Tuy
nhiên bệnh nhân phải uống thuốc chống đông máu suốt đời để tránh huyết
cục ở tim hoặc trên van.
**Van làm bằng tế bào người hoặc súc vật như heo, bò, dùng được từ 10
-15 năm nhưng bệnh nhân có thể không phải uống thuốc chống đông máu.
Sau khi ổn định với điều trị, bệnh nhân tiếp tục cần được bác sĩ theo
dõi. Báo cho bác sĩ nếu có thay đổi, biến chứng bất thường. Uống thuốc
theo đúng chỉ định. Giữ hẹn với bác. Thay đổi nếp sống sao cho thích hợp
với tình trạng sức khỏe của mình.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức