Hỏi 148:

Thưa Bác Sỹ,

Tôi thường hay theo dõi các bài viết và trả lời độc giả của B/S. Nên tôi đoán là B/S thuộc về dân Bắc Kỳ 9 nút, đôi khi B/S cho biết là Trúng Gió và Dột Quỵ hay Tai biến mạch máu não là một, ở VN trước năm 75 không ai để ý đến chuyện đột quỵ mà chỉ cho là bị trúng gió, Xin B/S cho biết hai chữ Trúng Gió (miền Nam) và chữ Phải Gió (miền Bắc) có đồng nghĩa không?

    Tôi thường nghe người Bắc la rầy ai làm việc gì không giống ai là "đồ phải gió", nhưng tôi không thấy dân Nam la ai là đồ  "Trúng Gió', mà chỉ nói là "đồ Mắc dịch" mà thôi, nếu Trúng Gió và phải gió đồng nghĩa thì tôi thấy có điều hơi nghịch lý :"Nếu bị trúng gió hay Phải Gió mà không cứu kịp thì chỉ còn có nước lên bàn thờ ngồi ngắm gà khỏa thân mà thôi, cho nên cái câu này :

"Gặp thằng phải gió nó đè em ra" đã phải gió thì chân tay co rút, mồm méo sẹo làm gì còn có sức để đè em ra mà bơi cạn được phải không B/S?

Xin B/S cho biết cao kiến, kính chúc B/S luôn luôn đày đủ sức khỏe.

Lê Phương


Đáp:

Đúng như ông nói, đột quỵ và tai biến mạch máu não đều nói tới tình trạng não bộ không có đủ máu để nuôi dưỡng các tế bào não. Lý do có thể do động mạch não bộ bị gián đoạn vì tắc nghẽn hoặc đứt đoạn không cho dòng máu tới nơi đây. Hậu quả của đột quỵ gồm có tê liệt một nửa thân hình, miệng méo…Đột quỵ là một vấn đề khẩn cấp cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Ở Việt Nam, có  một quan niệm trong dân chúng gọi là trúng gió, hay cảm, cảm gió, trúng phong được hiểu như là bị "gió" (hay "gió độc") nhập vào cơ thể, gây ra một hoặc nhiều triệu chứng như mỏi mệt, sốt, nhức đầu, buồn nôn, nôn, đau bụng, nhức mỏi tay chân v.v.

Còn chữ phải gió có tính cách hài hước, chọc ghẹo thân yêu vô tội như trong mấy câu thơ sau đây:

Hôm qua em đi hái chè

Gặp thằng phải gió nó đè em ra

Em lạy mà nó chẳng tha

Nó đem đút cái mả cha nó vào

Bấy giờ em biết làm sao ?

Nếu em càng giẫy nó vào thêm sâu

Cái gì như thể củ nâu

Cái gì như cái cần câu vật vờ

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức


GHI CÂU HỎI