Đúng
như bà nói, ngoài giá trị dinh dưỡng, một số đậu còn được y học dân
gian dùng làm thuốc trị bệnh. Đó là:
a-Đậu
ván trắng: còn gọi là bạch biển.
Ðậu
ván có vị ngọt, tình hơi ôn, tác dụng vào kinh tỳ và vị. Trong y học
cổ truyền, đậu ván khô được dùng để chữa cảm sốt mùa hè, nôn mửa,
tiêu chẩy, tỳ vị suy nhược, chán ăn, rối loạn tiêu hóa; làm thuốc
giải nhiệt, co giật khi nóng sốt cao; giúp tóc lâu bạc.
b- Đậu
Xanh.
Vỏ đậu
xanh không độc, vị ngọt, tính nhiệt có tác dụng giải nhiệt, làm mắt
không mờ. Hạt đậu xanh cũng có tác dụng giải nhiệt, giải độc tính
của thuốc và kim loại, nấm, tiêu trừ phù thũng, chữa sỏi đường tiết
niệu, phòng và chữa cháy nắng.
c- Đậu
Đen.
Đậu
này thường dùng để nấu xôi, nấu chè ăn rất ngon. Ngoài ra, đậu cũng
bổ thận, lợi tiểu, nước tiểu trong hơn và nhiều hơn. Sách Tuệ Tĩnh
Nam Dược có ghi đậu đen dùng để chữa đau bụng giữ dội; trúng gió
chân tay tê cứng, chóng mặt, sây sẩm khi sinh đẻ; chữa mắt mờ ra gió
dễ chẩy nước mắt; chữa dị ứng, lở ghẻ, hen suyễn khi đổi thời tiết.
d- Đậu
phọng.
Đậu
phọng có giá trị dinh dưỡng cao, có nhiều chất béo, đạm và nhiều
loại sinh tố.Ngoài việc dùng làm thực phẩm, dầu lạc còn được dùng để
đốt đèn và chế thuốc.
e- Đậu
nành. Đây là nguồn chất đạm rất quan trọng tại nhiều quốc gia, nhất
là quốc gia đang phát triển. Trong y học, đậu nành dùng làm thức ăn
cho người bị viêm khớp, người mới bình phục sau cơn bệnh nặng, đặc
biệt là những người bệnh tiểu đường, huyết áp cao và có nhiều mỡ
trong máu.
g-Ðậu
Ðỏ.
Ðậu
này có vị ngọt nhạt hơi chua, tính bình. tác dụng vào kinh tâm và
tiểu trường. Y học dân gian dùng đậu đỏ để trị thủy thũng, sưng phù
chân, bụng trướng, đau dạ dầy, tả lị, trĩ đại tiện ra máu, bệnh
thiếu vitamin B1, vàng da, lở loét. Còn một cách chữa bệnh “thần kỳ”
nữa là trẻ con chậm biết nói thì các cụ lấy đậu tán nhỏ hòa với rượu
bôi dưới lưỡi hàng ngày để các cháu mau biết nói hơn…
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức