PSA viết tắt của Prostate Surface Antigen là xét nghiệm máu để ước
định tình trạng lành hay dữ của Tuyến Tiền Liệt prostate.
Được tìm ra vào cuối thập niên 1980, PSA có mục đích theo dõi bệnh
Ung thư Nhiếp tuyến và đã được áp dụng rộng rãi để sàng lọc bệnh.
PSA cao được coi như là dấu hiệu của ung thư tuyến này, nhưng mức độ
bình thường cũng chưa loại bỏ chẩn đoán ung thư. Mức độ trung bình
là 4ng/mL.
PSA là men của nhiếp tuyến. Tuy nhiên không phải chỉ ung thư tuyến
này mà PSA mới lên cao. PSA còn tăng trong trường hợp có u lành tính
nhiếp tuyến, viêm nhiếp tuyến, viêm bọng đái, lúc xuất tinh, khi có
chấn thương vùng xương chậu hoặc thương tích gây ra khi khám hệ tiết
niệu với dụng cụ y khoa.
Thường thường, khi PSA lên cao và khi khám hậu môn thấy nhiếp tuyến
sưng to thì bác sĩ sẽ làm biopsy tức là lấy một chút tế bào của
tuyến, phân tích coi có tế bào ung thư hay không. Biopsy đôi khi có
thể gây ra nhiễm trùng, chẩy máu, đau và nhiều người vẫn lo sợ bị
ung thư, mặc dù kết quả biopsy âm tính.
Kết quả của xét nghiệm này đã gây ra nhiều thắc mắc cho bệnh nhân và
vẫn đang là đề tài tranh luận của giới y khoa. Bệnh nhân thắc mắc vì
mỗi bác sĩ giải thích kết quả một cách khác nhau. Và giới y khoa
tranh luận về lợi hại của thử nghiệm.
Kết quả của ông là 5ng/mL thì tôi thấy cũng bình thường thôi (bình
thường khoảng 4ng/mL). Tuy nhiên không biết ông năm nay bao nhiêu
tuổi, vì prostate thường to ở tuổi này và PSA sẽ hơi cao. Xin ông
thảo luận với bác sĩ để coi xem có cần thử PSA theo định kỳ hay
không nhé.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức