Có nhiều nguyên nhân đưa tới trĩ:
-Rặn quá sức khi đại tiện;
-Táo bón hoặc tiêu chảy kinh niên;
-Người bị bệnh kiết lỵ thường phải đại tiện nhiều lần trong ngày
đồng thời phải rặn cũng là yếu tố gây ra trĩ;
-Rối loạn chức năng đại tiên vì lạm dụng thuốc nhuận tràng, rửa ruột;
-Ngồi quá lâu trong bồn cầu (đọc sách, điện thoại…)
-Phụ nữ có thai, nhất là từ tháng thứ 6 trở đi. Thai nhi lớn sẽ làm
tăng áp lực trong ổ bụng. Khi sanh mà cố sức rặn cũng khiến cho trĩ
lớn hơn;
-Mập phì tăng áp lực trong bụng;
-Giao hợp hậu môn;
-Vị thế đứng, ngồi quá lâu để làm việc sẽ tăng sức ép trong bụng, đè
xuống hậu môn, dễ đưa tới trĩ;
-Ít vận động đi lại cũng là rủi ro gây ra bệnh trĩ;
-U bướu trực tràng, hậu môn cũng gây trở ngại cho sự lưu thông của
máu ở hậu môn, mạch máu căng phồng, dễ bị trĩ.
-Với tuổi cao, các cơ bắp hỗ trợ mạch máu ở hậu môn yếu dần, mạch
máu giãn ra, thành trĩ. Tuổi cao cũng thường bị táo bón.
-Ở một số người, trĩ có thể là hậu quả của thừa kế, di truyền.
Dù là do rủi ro nào, nguyên lý chung của trĩ là: Các mô hỗ trợ tĩnh
mạch giãn ra, tĩnh mạch mở rộng, thành của tĩnh mạch trở nên mỏng dễ
chảy máu. Tĩnh mạch càng giãn, sức ép càng tăng thì tĩnh mạch sẽ lòi
thêm ra.
Một thắc mắc thường được nêu ra là liệu trĩ có đưa tới ung thư trực
tràng, hậu môn không? Các nhà chuyên môn cho biết, không có liên hệ
nhân quả nào giũa hai bệnh này. Tuy nhiên cả hai bệnh đều có chung
dấu hiệu là chảy máu, cho nên cần để ý, đi khám bác sĩ xác định
nguyên nhân và không nên quá tin vào các phương thức giảm đau giảm
xuất huyết thường lệ. Hãy tới bác sĩ chuyên khoa đường ruột để được
tìm ra bệnh.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức