NHO
Nho là loại quả mọng xanh hoặc tím mọc thành
chùm trên cây leo. Nho có thể ăn tươi hoặc dùng làm rượu vang.
Cũng như nhiều loại trái cây khác, nho có
nguồn gốc ở vùng Trung Á, nhưng ngày nay nho được trồng ở khắp mọi nơi.
Loại nho
Nho gồm có hai loại chính: nho Âu châu để ăn
và làm rượu; nho Mỹ để lấy nước, làm mứt. Theo nhiều người, nho Âu châu ngon
hơn và có nhiều chất dinh dưỡng hơn nho Mỹ. Có nho trắng và nho đỏ, nho có
hột và không có hột.
Các loại nho thường dùng là: nho vỏ xanh Thompson không
hột, Calmeria, Almeria,Perlette; nho vỏ đỏ tươi như Tokay và Red
malaga; nho đỏ Emperor; nho đen Ribier; nho xanh đen Concord.
Giá trị dinh dưỡng
Nho có nhiều đường, sinh tố C và một ít chất
xơ.
Khi mua nên lựa nho mập chắc, mầu tươi, dính
vào cuống còn xanh và dễ uốn. Nho có vỏ nhăn, thịt nhũn là đã hư.
Mang nho về, nếu chưa ăn ngay thì gói trong
túi nylon, cất trong tủ lạnh. Không nên rửa nho trước khi cất vì nước đọng
lại làm nho mau hư.
Nho rất dễ ăn và vẫn được coi như một thực
phẩm lành mạnh, bổ dưỡng.
Tác dụng y học
Nho đỏ có hóa chất Resveratrol, được
coi như có công dụng làm giảm nguy cơ bệnh động mạch vành.
Một nhóm nghiên cứu gia tại Đại học Illinois
thấy là Resveratrol còn có đặc tính chống viêm tế bào và chống ung thư.
Năm 1927, bác sĩ A.M. Liebstein ở Nữu Ước
tuyên bố với các đồng nghiệp rằng nho rất tốt cho mọi chứng khó chịu bao tử,
cảm sốt, bệnh gan, thận và nhiều bệnh khác nữa. Năm sau đó, một kiều dân
Nam Phi nói là nho chữa khỏi bệnh ung thư bụng của bà ta.
Các nha nghiền cứu tại Canada lại nói là nho
có thể tiêu diệt một số virus cấy trong phòng thí nghiệm.
Ăn nho
Nho có thể ăn nguyên trái, làm xà lách hoặc
xay thành nước nho. Nho là trái cây lý tưởng để làm rượu vang.
Nho khô cũng rất phổ biến và có nhiều đường.
Một cốc nho khô khoảng ( 200mg) có khoảng 400 calori, với 3g sắt, 10g chất
xơ, 1090 mg kali.
Để có 1kg nho khô cần có 4kg nho tươi. Nho
khô là món trái cây khô được nhiều người ưa thích. Hiện nay, tiểu bang
California của Hoa Kỳ sản xuất nho khô nhiều nhất trên thế giới, rồi đến Thổ
Nhĩ Kỳ, Ý.
Xin lưu ý những ai bị dị ứng với aspirin là
trong nho có acid salycylates, hoạt chất chính của aspirin.
Bác sĩ Nguyễn Ý
Đức
Texas-Hoa Kỳ |