Sốt là gì?
Ở người bệnh, nhiệt độ được đo ba lần trong ngày, được ghi lên một biểu đồ
để giúp theo dõi bệnh trạng. Một số bệnh có những cơn sốt đặc biệt, cho nên
biểu đồ nhiệt độ cũng giúp chẩn đoán bệnh. Chẳng hạn:
-Sốt định kỳ (relapsing fever) với vài ngày nhiệt độ lên cao rồi vài ngày
bình thường như trong bệnh sốt rét.
-Sốt lên xuống hai lần trong ngày ở bệnh viêm khớp, thấp khớp.
-Sốt liên tục (Continuous fever) trong ngày như viêm sưng phổi.
-Cơn sốt tăng giảm từng lúc (remittent fever) như trong bệnh lao phổi với
nhiệt độ buổi sáng cao hơn buổi chiều.
-Sốt từng hồi hoặc gián đoạn (intermittent fever)
Sốt diễn ra theo ba giai đoạn:
a-Cơ thể phản ứng với tác nhân gây sốt bằng cách tăng bạch cầu,
nhiệt độ lên cao, da lạnh, cơ thể run rẩy, mạch máu ngoại vi co hẹp, lông
tóc dựng đứng, da xanh nhợt, khô.
b-Trong giai đoạn 2, nhiệt độ giữ ở mức cao, cơ thể hết run
c-Sau đó, nhiệt độ giảm, mạch máu ngoại vi giãn mở, đổ mồ hôi, da
lạnh và trở lại mầu sắc bình thường.
Sốt có thể ngắn hạn hoặc dài hạn. Ngắn hạn thường là khoảng 2 tuần lễ, trong
các trường hợp nhiễm vi khuẩn. Dài hạn lâu hơn hai tuần lễ như trong trường
hợp ung thư hoặc sốt không rõ nguyên nhân (FUO).
Theo các khoa học gia, một cơn sốt nhẹ làm tăng interferon, một
chất thiên nhiên chống virus và ung thư; tăng khả năng diệt vi khuẩn của
bạch huyết cầu và lymphô bào. Nhiệt độ cao cũng gây cản trở cho sự tăng sinh
của vi khuẩn.
Quan sát ở súc vật, người ta thấy khi một con thằn lằn bị vi khuẩn xâm nhập,
nó sẽ bò ra phơi mình ngoài nắng để tăng nhiệt độ cơ thể.
Ðiều trị Sốt
Đa số các bác sĩ đều có chung ý kiến là, để giảm sốt phải điều trị nguyên
nhân gây ra sốt. Chẳng hạn như khi sốt do vi khuẩn gây ra thì phải dung trụ
sinh để tiêu diệt vi khuẩn.
Với trẻ em, theo Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ, sốt dưới 38.9°C (102°F) không cần điều
trị, trừ khi các em cảm thấy khó chịu hoặc đã bị kinh phong trong quá khứ.
Cần theo dõi tình trạng bệnh. Nếu em bé vẫn tỉnh táo, tươi cười, da dẻ hồng
hào, ăn uống, chơi đùa, ngủ nghỉ như thường, thì không cần cho uống thuốc
giảm nhiệt. Ngược lại khi sốt cao và gây khó chịu cho bé, có thể cho uống
thuốc hạ nhiệt độ hoặc chườm lạnh.
a-Thuốc chống sốt
Thuốc giảm sốt đều rất công hiệu nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ và không
nên dùng cho mọi loại sốt mà phải căn cứ vào tùy trường hợp, đặc biệt là ở
trẻ em. Sốt có thể có vài ích lợi cho người bệnh. Theo nhiều nhà chuyên môn
y học, chữa sốt khi nào bệnh nhân cảm thấy khó chịu và để tránh kinh phong,
khô nước, rối loạn tuần hoàn, hô hấp.
Aspirin và acetaminophen là thuốc giảm sốt thường dùng nhất. Tuy nhiên,
aspirin không được dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi hoặc khi bị nhiễm virus, để
tránh Hội chứng Reye. H.C.Reye là rối loạn trầm trọng, có thể chết người,
thường ảnh hưởng tới gan và tế bào não. Ngoài ra cũng có thể dùng Ibuprofen.
Theo ý kiến chung của y giới, acetaminophen vẫn là thuốc an toàn và ưa thích
hơn cả để trị nóng sốt.
Liều lượng phải căn cứ vào sức nặng cơ thể chứ không theo tuổi. Nên hỏi bác
sĩ hoặc đọc kỹ hướng dẫn trên chai thuốc.
b-Chườm nước ấm.
Ðể em bé ngồi trong chậu nước ấm cao độ 4 phân. Thấm nước ấm với một cái
khăn, lau nhẹ lên thân mình và chân tay. Nước sẽ làm nhiệt độ trong cơ thể
giảm xuống qua sự bốc hơi. Tiếp tục làm như vậy cho tới khi nhiệt độ cơ thể
giảm xuống (khoảng nửa giờ).
Đừng chườm nước lạnh hoặc túi nước đá vì có thể làm bệnh nhân run và tăng
nhiệt độ. Không thoa dầu nóng hoặc cồn để tránh ngấm qua da, gây ngộ độc.
c-Giữ nhiệt độ trong nhà mát dịu
d-Không nên mặc quá nhiều quần áo.
đ-Cho uống nhiều nước (nước lã hoặc nước trái cây).
e-Ðể em bé chơi tự nhiên chứ đừng ép nằm trên giường.
g-Ăn uống tùy theo sự chịu đựng của người bệnh, nhưng không nhiều chất béo,
khó tiêu hóa.
Thông báo cho bác sĩ nếu em bé dưới 3 tháng sốt tới 38°C (100.4°F) hoặc em
bé lớn hơn với nhiệt độ trên 40°C (104°F), đồng thời không chịu ăn uống, bị
tiêu chẩy, ói mửa, cơ thể có dấu hiệu khô nước, kêu đau nhức cuống họng,
tai…
Với người lớn, đối phó với sốt cũng tương tự như ở trẻ em. Ðiều quan hệ là
quan sát phản ứng của cơ thể đối với sốt.
Nếu trong người thấy rất khó chịu, mệt mỏi thì uống vài viên thuốc chống sốt
rồi nghỉ ngơi, uống nhiều nước. Giới hạn nước uống có caffeine vì chất này
tăng nhiệt độ cơ thể và chặn tác dụng hạ nhiệt của thuốc chống sốt.
Ở cả người lớn lẫn trẻ em, nên tới bác sĩ để khám bệnh, chữa trị khi:
a-Sốt với nhức đầu, cứng cổ, mệt lả, mất phương hướng, lên cơn co giựt
b-Sốt trên 40ºC (104ºF) không thuyên giảm với chăm sóc tại nhà
c-Sốt kéo dài quá ba ngày
d-Sốt vừa phải nhưng kéo dài cả hai ba tuần lễ.
b.Loại trừ, xa lánh muỗi
Khi phải ở lâu trong vùng có muỗi, như đi câu cá ban đêm, có thể nhúng quần
áo trong hóa chất Permethrin, Icon, Fendona để đuổi muỗi. Xịt các hóa chất
này lên tường nhà cũng tiêu diệt muỗi khi chúng đậu trên tường. Nên cẩn thận
khi dùng vì hóa chất này có thể gây hại cho sức khỏe trẻ em, phụ nữ có thai
và các cụ cao tuổi.
Muỗi cũng kỵ một số tinh dầu thảo mộc như bạc hà, bạch đản, xả.
Có thể đốt hương xua muỗi, dùng đèn giết muỗi, bẫy điện, vợt điện bắt muỗi,
máy phát ra siêu âm để xua muỗi đi xa.
Nằm ngủ trong mùng màn vừa tránh được muỗi cắn mà lại vừa có tự do riêng.
Chạy quạt thổi nhẹ để xua đuổi muỗi
Mặc quần dài, đi vớ tất
Gắn lưới ở cửa sổ và cửa ra vào để chống muỗi “xâm nhập gia cư bất hợp pháp”
Triệt hạ trứng và ấu trùng muỗi ở nơi ao tù, nước đọng, phát quang các bụi
cây.
Bác sĩ Nguyễn Ý
Đức
Texas-Hoa Kỳ |