Bánh mì
Ở quê hương mình khi xưa nhiều người quen gọi bánh mì là bánh
Tây. Ðó là vì bánh mì do người người phương Tây mang vào. Ðược mời ăn lần
đầu, mấy anh bạn "nhà quê" thấy ruột bánh tây lỗ chỗ như tổ ong bèn không ăn,
chê là bánh tây có mọt.
Bánh làm từ bột mì, đã
được phổ biến từ thời tiền sử như là món ăn chính của nhiều vùng trên trái
đất.
Với Thiên Chúa Giáo,
trong Bữa Ăn Cuối Cùng, Chúa Jesus bẻ bánh chia xẻ với môn đồ là nói lên ý
nghĩa của lòng vị tha.
Người Ai Cập cổ xưa đã khám phá ra phương thức làm bánh mì bằng
cách để bột gạo lên men, làm cho bột nổi lên. Ngày nay men vẫn còn được dùng
và bánh lên men có thêm một số sinh tố, dưỡng chất do các vi khuẩn nấm men
sinh ra.
Từ năm 1790, ngưỡi Mỹ
nghĩ ra cách làm bột nhão nổi phồng lên bằng hóa chất baking soda. Hóa chất
này được thông dụng khắp nơi trên thế giới, vì rút ngắn được thời gian làm
bánh.
Làm bánh tương đối giản
dị: chỉ cần nghiền hạt mì ra bột, trộn với nước và vài chất xúc tác như men,
baking soda, chất bột nổi cho nhão, đổ khuôn rồi bỏ lò. Nhiều khi, để có
hương vị đặc biệt, bột còn được trộn thêm với sữa, la de, nước trái cây,
đường, mật ong, bơ, trứng, trái cây khô
Bánh mì chứa nhiều tinh bột, đạm, một số khoáng chất như sắt,
calci, và các sinh tố B1, B2. B3 nhưng thiếu các sinh tố C, B12, A và D.Tuy
nhiên, một phần các chất dinh dưỡng này bị mất đi trong việc chế biến cho
nên bánh mì ngày nay thường được các nhà sản xuất bổ sung các chất này.
Một lát bánh mì (25g) cung cấp khoảng 70 calori.
Bánh mì tự nó không làm
mập, trừ phi chúng ta dùng kèm với bơ, margarine hoặc các chất béo khác.
Kết
luận
Vào năm 1858, linh mục E Boilleveaux có viết trong sách Cuộc
hành trình sang Ðông Dương, rằng:
"Bên An Nam, dân
chúng không biết bánh mì, bơ sữa là gì. Thực phẩm chính của họ là cơm ăn với
cá tươi, cá khô ướp với nước mắm".
Vâng, cơm gạo là thực
phẩm chính của con dân chúng mình:
"Ðói thì thèm thịt thèm
xôi,
Hễ no cơm tẻ thì thôi mọi
đuờng".
Khái niệm ăn uống thiên
về tinh bột cộng với chất đạm trong cá mú của người dân ta thế mà có căn bản
khoa học và cũng biết phối hợp, đa dạng như ai. Chẳng thế mà ngày nay, y
khoa học phương Tây đã "bắt chước, áp dụng" theo. Họ chẳng đã khuyên rằng,
trong khẩu phần ăn hàng ngày, Carbohydrat nên chiếm từ 50%-60% tổng số năng
lượng; đạm và chất béo lãnh phần còn lại.
Ai bảo Ðông Tây chẳng gặp
nhau, chẳng cùng có ý kiến tốt như nhau và chẳng hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau.
Bác sĩ Nguyễn Ý
Đức
Texas-Hoa Kỳ |