CARBOHYDRAT
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, với
truyền thống văn hóa Lúa Nước, nên cơm gạo là thực phẩm chính. "Cơm ăn
mỗi bữa mỗi thưng" .Vì thế khi nói đến bữa ăn là người mình dùng hai chữ
"ăn cơm". Xin mời các cụ ở lại dùng bữa cơm nhạt với nhà chúng cháu"
hoặc "Rước ông bà lên sơi cơm ạ".
Gặp nhau vào buổi trưa, buổi
tối, ta thường hỏi thăm xem: "Bác đã ăn cơm chưa". Lưu tâm về sức
khỏe thì ta thưởng hỏi ăn được mấy bát cơm chứ không hỏi ăn được mấy lạng
thịt, mấy bó rau.
Cơm đã đi vào con người Việt Nam từ mấy
tháng sau khi ra khỏi dạ con của mẹ hiền:
" Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương".
Tới khi mãn phần, con cháu cũng còn nhớ "các
ngày giỗ tết cúng cơm các Cụ".
Mà cơm là từ gạo. Gạo nàng hương, gạo cẩm,
gạo ba trăng, gạo dự, gạo ré, tám xoan, gạo trắng, gạo đỏ, rồi gạo chiêm,
gạo mùa ...
Gạo nằm trong nhóm chất dinh dưỡng
Carbohydrat với hai thành phần chính là tinh bột và đường.
Về phương diện hóa học, carbohydrat gồm có
các phân tử carbon, hydrogen và oxygen. Ða số carbohydrat do thực vật cung
cấp và là một trong những chất dinh dưỡng căn bản của con người. Ðó là chất
đạm, chất béo và Carbohydrat.
Ðường và tinh bột sẽ được cơ thể chuyển hóa
ra các chất glucose, fructose, galactose. Glucose lưu thông trong máu
và cung cấp năng lượng cho các tế bào. Khi tế bào không dùng hết thì glucose
sẽ được chuyển hóa thành glycogen và được tồn trữ trong bắp thịt và gan hoặc
được chuyển hóa thành mỡ.
Khi đường trong máu xuống thấp, tuyến tụy
sẽ tiết ra một loại hormon là Glucagon để chuyển glycogen trở lại thành
glucose.
Phân loại carbohydrat.
Carbohydrat được chia ra làm
hai loại tùy theo cấu trúc hóa học và khả năng tiêu hóa.
1-Carbohydrat dạng Ðơn: Nhóm này chủ yếu là
các loại đường đơn.
Gọi là đơn vì chất dinh dưỡng này có cấu
trúc hóa học đơn giản nhất, chỉ có một phân tử đường. Ðường mà ta thường
dùng là một ví dụ.
Ðường thiên nhiên có nhiều tên, nhiều dạng
như là fructose, glucose (còn gọi là dextrose) maltose, lactose và cồn
(alcohol) sorbitol và xylitol. Ðường thiên nhiên có trong trái cây, rau, sữa
và rất dễ tiêu hóa
Ðường trong kẹo bánh, cereal ngọt, nước
uống chế biến và đường trắng cung cấp năng lượng nhưng không có chất dinh
dưỡng (empty calories)
2- Carbohydrat dạng Phức Hợp:
Nhóm này có hai dạng chính là tinh bột
(starch) và chất xơ (fiber).
Gọi là phức hợp vì chúng là phần tử lớn với
nhiều chuỗi hóa học, cần được tháo gỡ trước khi tiêu hóa.
Có ba loại carbohydrate chính:
a-Ngũ cốc hoặc hạt của các cây lương thực
như thóc gạo, mỳ (wheat), ngô, lúa mạch (barley), lúa mạch đen (rye), kê
(millet), yến mạch (oats).
b-Nhóm thứ hai rất quan trọng là loại hạt
đậu (pea, bean) vì chúng có nhiều chất đạm. Nếu vì lý do nào đó mà ta cần
giảm đạm động vật, có thể dùng thêm đậu để có đủ chất đạm cho cơ thể.
c-Nhóm củ như khoai ta, khoai tây.
Carbohydrat là nguồn thực phẩm
chính của dân chúng, ngoại trừ ở một số quốc gia phát triển, nơi đây họ tiêu
thụ nhiều chất đạm, chất béo động vật.
Một gram carbohydrat cho 4 Kcalori.
Carbohydrat là nguồn cung cấp đường glucose
quan trọng cho cơ thể. Não bộ và hệ thần kinh hoạt động được là nhờ năng
lượng do glucose cung cấp.
Những năm gần đây, ta thấy chế độ dinh
dưỡng giảm carbohydrat, tăng thịt được quảng bá rộng rãi với mục đích tránh
béo phì, vì có ý kiến cho rằng béo là do ăn nhiều carbohydrat. Tuy nhiên
cũng có nhiều người không đồng ý với phương pháp này. Thực ra chỉ mập phì
khi vừa ăn nhiều tinh bột và mỡ béo hoặc ăn tới mức mà cơ thể không tiêu thụ
hết thì nó sẽ biến thành mỡ. Muốn giữ mình cho khỏi mập phì, ta nên
hạn chế lượng carbohydrat ở mức 50-60% tổng số năng lượng mỗi ngày, trong đó
chỉ 10% là đường trắng.
Thực phẩm giàu carbohydrat
liên hợp lại chứa nhiều chất bổ như sinh tố, khoáng chất và đôi khi còn có
nhiều nước và chất xơ. Một vài loại rau đậu còn chứa cả chất đạm.
Ngoài giá trị dinh dưỡng và
cung cấp năng lượng, carbohydrat còn có công dụng hạ cholesterol trong máu,
làm giảm nguy cơ bệnh tim, vữa xơ động mạch, ung thư ruột già, ung thư vú và
một số bệnh tiêu hóa khác. Ðó là nhờ thành phần chất xơ của cám gạo
Bảng dưới đây cho biết lượng carbohydrat có
trong một số thực phẩm thông thường:
Thực phẩm
Lượng carbohydrat (gr)
Gạo nếp
(100g) 74,9
Gạo tẻ
(100g) 76,2
Chuối: một trái cỡ trung bình
24
Táo một trái cỡ trung bình
24
Bánh mì, một lát
19
Mì sợi
74
Ðậu phụng
15,5
Nho khô
11
Xì dầu đậu nành, 1 muỗng canh
1.7
Dưa hấu
2.7
Khoai tây
32
Khoai lang
28,5
Khoai mì
36,4
Mật ong một ly
240ml 27,9
Cà rem một ly
27
Xoài một quả
39
Cam một quả
16
Bác sĩ Nguyễn
Ý Đức
Texas-Hoa Kỳ |