Xin giải
thích về Chỉ số Đường huyết (Glycemic index).
Chỉ
số đường huyết là khả năng mà một loại thực phẩm chứa carbohydrate có thể
nâng cao glucose trong máu và duy trì mức độ cao này trong vòng 2 giờ sau
khi ăn và trước khi có phản ứng điều hòa đường huyết của cơ thể.
Chỉ
số tùy thuộc vào tốc độ chuyển hóa carbohydrate ra glucose chứ không tùy
thuộc số lượng Carbohydrate trong món ăn đó. Các loại thực phẩm chứa
carbohydrate có chỉ số đường huyết khác nhau. Chẳng hạn gạo có chỉ số từ 54
tới 132 còn khoai tây từ 67-158.
CSĐH
càng thấp càng có lợi cho một số bệnh nhân. Chẳng hạn người mắc bệnh tiểu
đường cần sử dụng thực phẩm có CSĐH thấp để tránh đường trong máu vọt lên
quá cao.
Theo
bác sĩ David S. Ludwig, liên tục tiêu thụ thực phẩm có CSĐH cao có thể tăng
rủi ro mập phì, tiểu đường loại 2 và bệnh tim.
a-Thực
phẩm có CSĐH cao:
Bánh,bún, cơm, hạt ngũ cốc Cereal, thực phẩm nướng (bánh nướng) Baked goods
b-Thực
phẩm có CSĐH thấp:
Trái
cây rau, các loại hạt còn nguyên Whole grains, đậu Legumes, mảnh bắp corn
flakes (92), khoai tây nghiền mashed potatoes (74), bánh gối tròn doughnuts
(76), bánh trắng white Bread (73), táo (38), hạt đậu khô dried beans (30),
đậu lentils (30).
Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC Texas-Hoa Kỳ |