Thường thường ta chỉ thấy phụ nữ, con gái bên mình bấm lỗ ở dái tai để đeo
bông hay đeo khuyên, coi như một thứ trang sức và một vài vùng đồng bào
thiểu số mình cà răng, căng tai để làm đẹp.
Khi
đeo đồ trang sức ở những nơi khác trên cơ thể như chân lông mày, lỗ mũi, lỗ
rún… nhiều người thấy cũng kỳ kỳ dị dạng hơi chướng mắt, nhất là ở quý vị
liền ông.
Thực
ra sự bấm hay chọc thủng da “body piercing” để đeo đồ trang sức là một tập
tục đã có từ lâu đời ở trên trái đất.
Theo
định nghĩa, “body piercing” có mục đích là tạo ra một lỗ mở trên da với mục
đích cài đặt vào đó một nữ trang hoặc vật trang trí. Body piercing có thể là
xâu da, mũi, lưỡi, lông mày, lỗ rún và bộ phận sinh dục.
Lịch sử
Thân
nhân hoàng tộc Ai Cập đeo vòng nơi rốn cho đẹp.
Chiến
sĩ giác đấu La Mã đeo khuyên nơi vú để chứng tỏ lòng trung thành với nhà
vua.
Tục
lệ đàn ông đàn bà đeo bông tai có từ thời cổ xưa ở Ba Tư .
Ở La
Mã, Hy Lạp khi trước, chỉ đàn bà mới mang bông tai và người nô lệ bắt buộc
phải mang vòng ở đầu dương vật để chứng tỏ là sẽ không “ăn vụng”, lăng nhăng
lang chạ.
Dân
chúng một số bộ lạc ở Trung Phi, Nam Mỹ xỏ vòng ở môi.
Phụ
nữ dưới triều đại Louis XVI mang vòng trên nhũ hoa. Phụ nữ Anh thấy hay hay,
gợi tình, vừa làm nhũ hoa lớn hơn lại kích thích vú nên cũng bắt chước.
Đeo
khuyên nơi dương vật để làm tăng cảm giác khi “phòng the” đã được tả trong
sách Kama Sutra, Ấn Độ.
Dưới
thời nữ hoàng Anh Victoria, sự đeo vòng nơi dương cụ còn được dùng để kéo cơ
quan này sang bên cạnh, tránh sự căng phồng khi mặc quần bó sát mình.
Thiếu
niên tới tuổi dậy thì bên châu Phi và Trung Đông lại đeo vòng ở một nửa túi
da bọc ngọc hành để “ngăn không cho ngọc hành chạy ngược lên bụng”, coi như
là để khỏi bị trở lại làm con nít.
Lý do
mang vòng trên da
Ngày
nay, tại nhiều quốc gia, body piercing được dư luận một phần nào chấp nhận.
Nhiều lý do được viện ra để biện hộ cho việc đeo trang sức như vậy.
1-Có
người nói xâu da đeo trang sức là để nói lên quan điểm của mình với xã hội
cũng như biểu lộ quan niệm sống phóng khoáng của mỗi cá nhân.
2-Có
người thì để kỷ niệm một gặp gỡ hay chấm dứt một liên hệ tình cảm hoặc coi
như biểu tượng thành viên một nhóm, hội.
3-Đeo
khuyên trên lưỡi để tăng cảm giác khi hôn nhau hoặc khẩu dâm.
4-Đeo
trang sức nơi lỗ rốn với bụng phơi trần như Cher, Madonna để khoe tấm thân
ngàn vàng.
5-Đeo
ở nhũ hoa để tự gây cảm giác kích thích.
6-Xâu
lỗ đeo khuyên nơi âm thần để tăng kích thích.
Nữ
trang có nhiều hình dạng khác nhau: vòng tròn, nhẫn, vòng bán nguyệt, khuy,
đinh tán. Kích thước lớn nhỏ tùy theo vị trí được mang trên cơ thể.
Ða số
trang sức làm bằng kim loại nguyên chất hoặc hỗn hợp như thép, vàng,
niobium, titalium, hợp kim alloy.
Vật
trang sức cần phải nhẵn nhụi, chịu được độ nóng khi khử trùng và có thể
tháo ra dễ dàng khi cần như giải phẫu, chụp quang tuyến cơ thể.
Miệng: Môi, má, giữa lưỡi là nơi hay đưọc mang trang sức.
Khoen
tai: Tai là nơi mang trang sức thông thường nhất.
Rủi ro
Nhưng
khi mang trang sức bấm da, có một vài rắc rối có thể xảy ra.
1-Dị ứng với kim loại làm đồ trang sức nhất là với chất kền
(nickel) gây ngứa, đỏ da;
2-Nhiễm vi trùng trên da khi dụng cụ bấm da không được khử trùng;
3-Vết
sẹo trên da đôi khi rất dầy và lớn.
4-Đặc
biệt là xâu lưỡi thường hay bị chảy máu, xâu tai bị sẹo lớn, cục mỡ, đứt dái
tai;
5-Đeo
trang sức nơi cơ quan sinh dục là bị nhiễm trùng dễ dàng.
Sau
đây là một trường hợp nhiễm trùng não bộ do xâu lưỡi đã được các bác sĩ tại
Đại học Y khoa Yale phổ biến vào giữa tháng 12, 2001.
Ba
ngày sau khi xuyên lưỡi để đeo trang sức, một thiếu nữ dưới 20 tuổi thấy
lưỡi sưng, đau và có tiết ra nước mùi rất hôi. Cô bèn tháo bỏ trang sức thì
các triệu chứng hết ngay.
Nhưng
một tháng sau, cô thấy nhức đầu vô cùng, nóng sốt, ói mửa và đi đứng không
vững. Chụp quang tuyến cắt lớp, thấy tiểu não bị nhiễm trùng, làm mủ. Cô
được bác sĩ giải phẫu lấy mủ và chữa bằng thuốc kháng sinh truyền qua mạch
máu trong sáu tuần lễ mới khỏi.
Các
bác sĩ kết luận đây là trường hợp nhiễm độc gây ra do vi khuẩn xâm nhập vào
não từ miệng. Theo bác sĩ Richard Martinello, chuyên gia về bệnh nhiễm tại
đại học Yale, thì việc xâu lưỡi để đeo trang sức rất dễ gây ra nhiễm trùng
não bộ.
Cách
đây mấy năm, các bác sĩ bên Anh đã phải giải phẫu để lấy trang sức đeo trên
lưỡi của một thiếu nữ 25 tuổi vì nhiễm trùng ở miệng rất trầm trọng có thể
gây ra bế tắc đường hô hấp.
Hiệp
hội Nha Khoa Hoa Kỳ có cùng kết luận và cho hay sự xâu lưỡi, môi và má để
đeo trang sức đều đưa tới nhiễm độc và chảy máu vì nơi đây có rất nhiều mạch
máu nhỏ.
Năm
1998, Viện American Academy of Dermatology đưa ra một thông cáo trong đó
viện không khuyến khích body piercing và đề nghị có các quy tắc về hành
nghề này vì body piercing đã gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe. Viện cũng đề
nghị người vị thành niên cần được sự chấp thuận bằng giấy tờ cũng như sự
hiện diện của cha mẹ.
Cách
bấm da
Trước
đây, bấm, xâu da thường được thực hiện bởi người có kinh nghiệm học lẫn nhau.
Hiện nay, tại Hoa Kỳ đã có những trường đào tạo chuyên viên body piercing
khá chu đáo.
Điều
cần thiết là khi thực hiện công việc này, dụng cụ cần được khử trùng kỹ
lưỡng, người thực hiện cần biết qua về cơ thể học để tránh bấm xâu vào chỗ
phạm trên da.
Trước
khi thực hiện việc “làm đẹp” này, nên cho chuyên viên hay mình đang có bệnh
gì và đang dùng thuốc gì vì có thể có ảnh hưởng tới sự lành của vết bấm. Cần
ghi nhớ cách săn sóc vết cắt trên da để tránh nhiễm trùng, lâu lành.
Và nhớ kiếm người làm body piercing có kinh nghiệm và dùng dụng
cụ khử trùng cũng như tự mình săn sóc kỹ càng sau khi bấm da, đeo đồ nữ
trang
Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC Texas-Hoa Kỳ |