Cách Dùng
Insulin
Insulin là
nội tiết tố do tuyến tụy sản xuất
Tuyến tụy lớn
khoảng bàn tay của ta và nằm trong bụng, phía sau bao tử.
Tuyến có hai
nhiệm vụ chính:
1.giữ vai trò
quan trọng trong sự tiêu hoá các chất dinh dưỡng ở ruột bằng nhiều loại
enzyme.
2. kiểm soát
năng lượng mà cơ thể cần dùng bằng cách điều hòa đường glucose trong máu với
chất insulin đi thẳng vào máu..
Insulin được
tiết ra khi glucose máu lên cao, chẳng hạn sau khi ta ăn. Các tế bào được
insulin kích thích, hấp thụ glucose để chuyển ra năng lượng cho sinh hoạt cơ
thể. Glucose dư sẽ được insulin đưa vào dự trữ ở gan dưới hình thức
glycogen. Khi cơ thể cần glucose thì glucagon biến đổi glycogen ra glucose.
Insulin giúp
cơ thể chuyển đường thành năng lượng và đưa đường không dùng đến vào gan và
bắp thịt để dự trữ. Khi insulin thiếu, không có, không công hiệu, thì đường
sẽ tràn ngập trong máu, một số sẽ được thải ra ngoài theo nước tiểu.
Insulin có
nguồn gốc động vật như từ tụy tạng của bò và heo.
Tại Hoa Kỳ,
insulin từ bò/ heo không còn được dùng. Thay vào đó là insulin đựơc sản xuất
từ vi khuẩn, nấm qua kỹ thuật biến chế DNA.
Có khoảng hơn
20 loại insulin, tùy theo tác dụng nhanh hay chậm, kéo dài hay tức thì. Năm
loại thường dùng là:
1-Tác dụng
mau (rapid onset-fast acting): Dung dịch trong, có tác dụng 15 phút sau khi
chích, do đó phải ăn ngay sau khi dùng. Công hiệu kéo dài khoảng từ 3 đến 4
giờ. Thí dụ Humalog, insulin glulisine
2-Loại tác
dụng ngắn hạn (Short acting): thuốc trong, có công hiệu độ nửa giờ sau khi
chích, kéo dài từ 6 đến 8 giờ, cao nhất là giữa 2 và 4 giờ. Thường chích ½
giờ trước khi ăn. Thí dụ Actrapid, Humilin.
3- Tác dụng
trung bình (intermediate-acting) mầu đục, có tác dụng từ 1 dến 3 giờ sau khi
chích và kéo dài tới 10-14 giờ. Thuốc thường được cho thêm kẽm (zinc) hoặc
Protamine để kéo dài công dụng. Thí dụ Humilin NPH, Protaphane Humulin I,
Insulatard.
4- Tác dụng
dài hạn (Long-acting). Sau khi chích, phải đợi tới 4- 6 giờ mới bắt đầu có
tác dụng nhưng công hiệu kéo dài từ 20 tới 24 giờ. Công hiệu tối đa là lúc
6 tới 8 giờ sau khi chích. Thí dụ insulin zinc suspension, protamine zinc
insulin
5-Hỗn hợp của
insulin có tác dụng ngắn hạn hoặc tác dụng mau cộng với insulin có tác dụng
trung bình theo tỷ lệ 30/70 hoặc 50/50. Thí dụ NovoMix 30, Humulin M3. Khi
dùng, nhớ lắc chai cho insulin hòa đều với nhau.
Cách dùng
insulin
Trước khi
dùng, cần đo nhiều lần và ghi mức độ đường trong máu để bác sĩ biết mà ra
toa số lượng insulin cần thiết.
Thường thì
người bệnh cần chích ít nhất hai lần một ngày, có người cần đến ba bốn lần
chích mới đủ để kiểm soát đường trong máu.
Sau đầy là
một phương thức:
a-Ngày chích
2 lần với insulin có tác dụng ngắn hạn hoặc trung bình; trước điểm tâm và
bữa cơm tối.
Insulin ngắn
hạn giúp kiểm soát đường vào buổi sáng và chiều tối. Insulin trung bình cho
buổi chiều và qua đêm.
b-Ngày chích
3 lần với insulin ngắn hạn cho buổi sáng và trước cơm chiều, insulin trung
bình cho ban đêm.
c-Ngày chích
nhiều lần với insulin ngắn hạn trước bữa ăn chính và insulin trung bình
trước khi đi ngủ.
Hiện nay, có
máy bơm insulin (infusion pump) được xử dụng rất phổ biến. Bơm liên tục đưa
vào da một lượng insulin nhỏ đủ để duy trì đường huyết bình thường đồng thời
có thể tự điều chỉnh để gia tăng insulin tùy theo nhu cầu, nhờ đó ta có thể
ăn uống tự do hơn một chút.
Ngoài ra
insulin dạng hít (inhalation) cũng đang đựoc sử dụng và cũng khá công hiệu.
Dùng insulin
nhiều quá thì đường huyết sẽ xuống quá thấp, người bệnh bị phản ứng insulin
mà triệu chứng là: nhức đầu, tim đập nhanh, người run rẩy, mệt mỏi, mất định
hướng, đổ mồ hôi, buồn nôn, đói bụng, đôi khi bất tỉnh, làm kinh, hôn mê.
Khi mới dùng
insulin thì bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách thay đổi liều lượng. Sau một
thời gian, đã quen với tình trạng bệnh của mình thì bệnh nhân có thể tự tăng
giảm thuốc. Thường thường thì gia tăng insulin ngằn hạn khi ăn nhiều hơn
thường lệ và ít vận động; giảm insulin này khi ăn ít hơn và làm nhiều việc
lao động chân tay.
Kỹ thuật
chích insulin
Bệnh nhân sẽ
được chuyên viên y tế hướng đẫn về cách thức sử dụng và kỹ thuật chích. Sau
đây là ít điều cần nhớ:
1- Insulin có
nhiều loại khác nhau với công dụng khác nhau. Không nên tự động thay đổi mà
không hỏi ý kiến bác sĩ trước.
2- Insulin
giữ trong tủ lạnh sẽ dùng được lâu hơn đồng thời cũng tránh được nhiễm
trùng. Khi đã dùng dở thì có thể để ngoài tủ lạnh được một tháng nhưng tránh
chỗ nóng và có ánh nắng mặt trời.
Không bao giờ
cất insulin trong ngăn đá hoặc làm ấm trong microwave.
3- Kiểm soát
nhãn hiệu trên lọ insulin cho đúng loại.
Vứt bỏ
insulin short-acting nếu nom thấy đục hoặc đặc sệt. Các insulin khác bình
thường nom đều như sữa, không lợn cợn đóng hột.
Trước khi hút
thuốc vào ống chích, lăn chai thuốc trong lòng bàn tay cho dung dịch hòa
đều, ngoại trừ với insulin short-acting. Đừng lắc lọ thuốc quá mạnh vì bọt
khiến cho lượng thuốc hút vào không chính xác.
4- Trước khi
lấy thuốc, kéo ống chích lên để không khí vào ống chích bằng với phân lượng
insulin, cắm kim vào lọ, bơm không khí vào rồi hút thuốc.
5- Mua ống
chích tùy theo loại insulin và phân lượng chích.
Nên dùng ống
chích của một nhà sản xuất để số lượng insulin mỗi lần rút ra được đồng đều.
Mặc dù không
được khuyến khích, nhưng khi dùng lại kim ống chích cũ thì nên chùi kim cho
sạch với rượu cồn hoặc đun trong nước sôi độ dăm phút.
Cũng không
nên dùng đi dùng lại nhiều lần quá.
6- Nơi chích
thuốc thường là trên bụng (hiệu lực mau nhất), mông, mặt trước của đùi (hiệu
lực chậm nhất), mặt sau của tay (hiệu lực trung bình). Nói chung: insulin
ngắn hạn ở bụng; insulin trung bình và dài hạn ở đùi; insulin hỗn hợp ở cả
đùi lẫn bụng.
Thay đổi chỗ
chích để tránh tổn thương và sẹo dầy cho tế bào mỡ ở vùng đó, cản trở hấp
thụ thuốc.
7- Trước khi
chích, lau sạch da bằng cồn. Với hai ngón tay, kep nổi lên một nếp da. Kim
chích nghiêng 90 độ, chích vảo nếp da. Trước khi bơm thuốc, kéo nhích piston
coi có máu không. Nếu không có máu thì bơm thuốc vào, còn khi có máu thì
chích lại.
Sau khi
chích, thoa nhẹ trên da chỗ chích để thuốc mau phân tán. Tránh chích nơi da
bị nhiễm độc hoặc bị dị ứng, nổi ban đỏ.
8- Insulin có
thể gây dị ứng với nhiều người bệnh hoặc nếu ai dị ứng với thịt bò, thịt heo
thì không được dùng insulin từ súc vật này.
9- Vì là dược
phẩm, cho nên insulin có tương tác với một số dược phẩm khác, vì thế cần cho
bác sĩ rõ là mình đang dùng thuốc nào, để làm gì.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức |