ĐỨC GIÊSU SINH RA Ở BÊLEM VÀ THIÊN THẦN BÁO TIN CHO CÁC MỤC ĐỒNG
VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI
1. Bóng tối của một sự ra đời...
Trong phần
mở đầu của tác phẩm mình, thánh sử Luca không muốn làm công việc của một sử
gia - lẽ tất nhiên không theo nghĩa hiện đại của từ ấy - nhưng như một nhà
thần học đặc biệt nhạy cảm với lịch sử cứu độ.
Thánh sử muốn đưa việc
Đức Giêsu sinh ra vào lịch sử chung, bằng cách nối kết sự giáng sinh của
Người với "sắc lệnh của hoàng đế Augustô ra lệnh kiểm tra dân số trong khắp
cả thiên hạ." J. Potin suy diễn thêm: "ở Syria việc kiểm tra dân số thường
diễn ra 12 năm một lần. Flavius Joseph cho hay, vào năm thứ 6 của kỷ nguyên
chúng ta, dưới thời Quirinius có cuộc kiểm tra dân số điều này trong hợp với
cuộc kiểm tra dân số Luca đã đề cập đến. Như vậy, năm thứ sáu trước kỷ
nguyên chúng ta, rất có thể là năm Đức Giêsu sinh ra" ("Đức Giêsu, lịch sử
có thật", Centurion tr. 93).
- Vì muốn nhấn mạnh sự nối tiếp của lịch
sử cứu độ và lịch sử ấy hoàn tất với Đức Kitô, nên Luca đề cập đến dòng dõi
Đavid của Đức Giêsu:
Bỏ Nadarét ở Galilê, Giuse đi về Bêlem "thành
của Đavid" để khai hộ khẩu, bởi lẽ ông thuộc nhà và dòng dôi Đaviđ”.
Chính tại Bêlem “ Maria vợ ông đang có thai” sẽ hạ sinh con trẻ. Biến cố
được diễn tả cách giản dị lạ thường. Trong chuyến đi về Bêlem, tuy đóng vai
trò quyết định, nhưng Giuse tự xoá mờ trước Maria. Mẹ mới là người quan
trọng: Ngài sinh con đầu lòng, bọc trong tã và đặt nằm trong máng cỏ " (
cảnh này gợi lên cảnh đặt vào mồ: Lc 23,53 họ lấy khăn liệm bọc Ngài và đặt
vào mồ), vì không có chỗ cho họ trong "phòng tập thể”: (sau này chúng ta sẽ
gặp lại "phòng tập thể" trong Luca, đó là phòng tiệc ly: Lc 22,11).
2. Sẽ soi sáng mọi đêm tối".
Trái với sự thanh vắng, bóng tối và sự
nghèo nàn của cảnh ra đời, này đây "trong vùng lân cận”, đêm tối rạng ngời
và tiếng hát vang dội, nói lên ý nghĩa của biến cố vừa mới hoàn thành: trời
và đất gặp nhau, những người đầu tiên được lãnh nhận ơn mạc khải là những
người hèn mọn nhất của thời đại: các mục đồng, một lớp người trong xã hội bị
khinh chê nhất, được xếp với hạng người tội lỗi và bọn thu thuế. H.Cousin
giải thích: "ở Palestin, chăn chiên là lớp người mang tiếng xấu, thường được
người ta coi là bọn bất lương và trộm cắp. Sách Talmud ở Babylone xếp họ vào
hạng người đáng chú ý: dân mục tử, bọn thu thuế, thật khó mà ăn năn trở
lại". những người bị khinh chê và được xếp vào bậc thang cuối cùng của xã
hội lại là những người đầu tiên được đoái đến bởi Đấng vừa sinh ra, con của
một người mẹ "hèn hạ " (Lc 1,48: phận nữ tỳ hèn mọn); chính Ngài sẽ đem Tin
Mừng cho người nghèo khó (4, 18). Đấng vừa sinh ra là Đấng để cho người tội
lỗi đến với mình và đồng bàn với họ " (15, 2) ("Tin Mừng thánh Luca",
Centurion tr. 38-39).
- Sứ điệp mà "các thiên thần của Chúa" mang đến
cho họ là một "Tin Mừng" (Evangile), một niềm vui lớn. Tin vui ấy là tin vui
cho "Toàn dân”. Sứ điệp ấy liên can tới sự giáng sinh của một hài nhi, nơi
Người các tước hiệu: "Đấng cứu độ", "Đấng Mêsia ", "Chúa " đạt được sự viên
mãn bởi lẽ chính Ngài là sự mạc khải sống động về lòng nhân từ của Thiên
Chúa. "Đấng cứu độ ", "Đấng Mêsia” (Kitô), "Chúa”, ba tước vị phát xuất từ
việc Giáo Hội tuyên xưng đức tin phục sinh, mà chúng ta sẽ thấy trên môi
miệng của Phêrô (Cv 2,36...) và của Phaolô (Cv 13,33...).
- "dấu chỉ"
cho các mục tử vùng Bêlem: một trẻ sơ sinh, “bọc tã nằm trong máng có", để
nói vòi những ai biết đón nhận rằng Thiên Chúa ban ơn cứu độ như người đã
hứa theo cách thế không ai ngờ tới. R.Meynet dẫn giải: “ Kẻ trước hết sẽ nên
sau hết. Con người được coi là Đấng Cứu độ, là Vua, là Đấng Mêsia và được
thừa kế ngai vàng Đavid tổ phụ Người, lại nằm trong máng cỏ của súc vật, bọc
tã, nằm trong cái nôi tạm bợ, cũng như sau này, Người sẽ được bọc trong khăn
liệm và nằm trong ngôi mộ không phải dành cho mình. Dù mâu thuẫn, đó vẫn là
dấu chỉ cho các mục tử và cho Kitô hữu của mọi thời. Dấu chứng cho sự cao
sang của Thiên Chúa lại là sự nhỏ bé, và cho quyền năng của Người lại là sự
hèn yếu ("Tin Mừng theo thánh Gioan: phân tích tu từ học", Cerf, tr. 36).
- Lời tạ ơn “đột nhiên" vang lên. Trên trời, biến cố được diễn tả với chiều
kích rộng lớn và trong bầu khí trang trọng. Cùng lúc, dưới đất, là cuộc tổng
kiểm tra dân số của Augustô: với thiên sứ, một cơ binh trên trời đông vô số
ngợi khen Thiên Chúa rằng: Sáng danh Thiên Chúa trên các tầng trời, bình an
dưới thế cho người Chúa thương. Cả trời đất đều mừng vui: kỷ nguyên cứu rỗi
đã mở đầu Thiên Chúa, Đấng lấy việc ban hồng ân làm vinh quang, sẽ đổ xuống
trên dân Ngài sự "bình an" mà Ngài đã hứa trong ngày cứu độ: không phải sự
đảm bảo vật chất của nền "hoà bình Rô-ma" Mà Con người chờ đợi ở Augustô,
nhưng là sự tràn đầy sự sống là chỉ mình Ngài có thể ban cho. Trong đêm tối,
trở về với cảnh thanh vắng, từ cánh đồng quê Bêlem, mục tử lên đường để xem
sự việc đã xảy ra? Họ tìm thấy Maria, Giuse và Hài nhi mới sinh nằm trong
máng cỏ. Sau đó, họ trở về và ca ngợi tạ ơn về những gì họ đã thấy và đã
nghe, họ là gương mẫu cho các nhà truyền giáo mà thánh Luca sẽ trình bày
trong cuốn sách thứ hai: Sách Công Vụ Tông Đồ.
BÀI ĐỌC THÊM
1.
Từ Bêlem đến Phục Sinh”
(A.George, trong "Assemblées du Seigneur", số
10, tr. 6f' 67).
"Thánh Luca muốn diễn tả một sự kiện diễn ra tại
Bêlem thời César Augustô mà ông đã nghe kể và hiểu theo truyền thống của
Giáo Hội. Ông chú ý đến sự kiện này như một biến cố rõ ràng, xảy ra ở một
nơi nhất định, nhưng ông tỏ ra không mấy chú ý đến các chi tiết. Điều đáng
ông lưu ý trong sự kiện này là ý nghĩa của lịch sở cứu độ. Đó chính là tính
hiện tại của ơn cứu độ. Nó diễn ra trong suốt cuộc đời của Đức Giêsu, từ
Bêlem đến Phục sinh. Khi ông định nghĩa Đức Giêsu như Đấng cứu chuộc, như
Kitô Đức Chúa, ông không muốn nói những gì người ta đã hiểu về Đức Giêsu
ngày Ngài sinh ra, nhưng Ngài vẫn là như thế cho đến muôn đời. Khi ông kể
lại câu chuyện các mục tử, ông nghĩ đến tất cả những ai đã rao truyền sứ
điệp thời các tông đồ, nghĩ đến tất cả những ai đã đón nhận sứ điệp ấy. Vì
thế ngày nay, câu chuyện đó liên quan đến chúng ta. Đối với ông, mầu nhiệm
kết hợp cách bất khả phân ly với lịch sử. Ông tin rằng ơn cứu rỗi đã được
ban trong biến cố Đức Giêsu. Và vì thế ông đã viết cuốn sách này.
Đức
tin của ông, cũng như của chúng ta, không chỉ dựa trên câu chuyện ấy. Đức
tin ấy phát xuất từ việc biết Đức Giêsu trong tất cả mầu nhiệm của Ngài,
trong nhân cách huyền nhiệm được mặc khải dần dà, trong sứ điệp cứu rỗi muôn
đời, trong việc Ngài luôn toả sáng. Bởi lẽ sự mặc khải về Đức Giêsu là một
sự kiện duy nhất đã xảy ra trong thời Đức Giêsu và kéo dài cho đến chúng ta,
thời của Giáo Hội. Mỗi người chúng ta đều được mời gọi đưa ra một chọn lựa
trước sự kiện này. Quyết định như thế thật khó khăn vì nó đòi chúng ta phải
hoàn toàn dấn thân. Sự quyết định đó cũng không bao giờ hoàn tất, bởi vì Đức
Kitô vượt xa hơn bất kỳ ai khác, nên sự hiểu biết về Người là một khám phá
của tất cả cuộc đời.
Câu chuyện giáng sinh ở Bêlem chỉ có ý nghĩa đối
với những ai đã nhận ra Đức Giêsu là Đấng Cứu độ, là Kitô Đức Chúa. Sự Giáng
Sinh làm lộ rõ điều nghịch lý nơi con người giàu: sự nghèo hèn song hành với
vinh quang. Điều nghịch lý này làm cho người Do Thái thời Ngài cũng như mọi
người chưng hửng: một bên là sự trần trụi của một Hài nhi yếu ớt, từ lúc mới
sinh đã phải tùng phục sắc lệnh của một hoàng đế ngoại giáo, và trong cảnh
xa nhà, chỉ được một người mẹ tứ cố vô thân, một bác thợ mộc và mấy người
chăn chiên tiếp đón... bên kia là sự xuất hiện của cả một đạo binh ngời sáng
trên trời, vinh quang Thiên Chúa tỏ hiện và lời tung hô Đấng Cứu thế, Kitô
Đức Chúa. Sự gặp nhau giữa nỗi khốn cùng của loài người và vinh quang của
Thiên Chúa chính là sự kiện Thiên Chúa đến trong lịch sử chúng ta: một sựï
hiệp thông với cả nhân loại, để dấy lên niềm hy vọng, một sự hiện diện trong
tình yêu cho đến muôn đời.
Cuộc gặp gỡ này không chỉ diễn ra trong
mầu nhiệm của đêm Giáng Sinh mà còn kéo dài trong tất cả cuộc đời Đức Giêsu,
từ những phép lạ và thử thách của cuộc sống trần gian cho đến vinh quang
phục sinh, toàn thắng mà thế gian không biết đến. Suốt dòng thời gian, sự
hiện diện của Thiên Chúa giữa nhân loại chính là Giáo Hội. Giáo Hội này tuy
còn đầy dấy sự yếu hèn của chúng ta nhưng lại là nguồn mạch ơn cứu độ muôn
đời của Thiên Chúa. Trong Giáo Hội, trong chúng ta, cũng như trong đêm Giáng
Sinh và Phục sinh, "chính trong sự yếu hèn mà quyền năng được toả lan " ( 2
C r 12, 9 ) .
2. "Đã 2000 năm"
(Mgr. F.Favreau trong "Mùa Vọng
năm 2000", Documents " épiscopat, số 14, tháng 10, 1 996).
(Tạm dịch)
Hai ngàn năm đã trôi qua,
Giêsu, Chúa đã sinh ra giữa đời.
Kỷ
niệm bất diệt đầy vơi,
Mừng cùng Giáo Hôi khắp nơi, vũ hoàn.
Niềm vui cảm tạ tri ân,
Chúa đã thăm viếng cõi trần chúng con.
Lời xưa Chúa hứa vẫn còn:
Ở cùng nhân loại chúng con mỗi ngày.
Chúng con cảm nghiệm giờ đây,
Chúa đang hiện diện mọi ngày đời con
Ban ơn trông cậy trường tồn,
Một niềm phó thác, con luôn vững bền.
Trên vùng Đất Hứa nửa đêm,
Chúa đến mặc khải êm đềm tình Cha.
Chúa yêu ta, chết vì ta.
Chúa ơi! Xin dẫn con và anh em
Vào
trong nguồn suối êm đềm
Của tình yêu Chúa ở trên cõi đời.
Tình
Cha bí mật tuyệt vời
Chính là ơn gọi con nơi thế trần.
Tibêriat dừng chân,
Tám mối phúc, Chúa ân cần dạy con.
Biến
con thành sử giả luôn
Loan truyền mối phúc cho muôn muôn người.
Thánh Thần xin gởi đầy vơi,
Trên Hội Thánh Chúa ở nơi thế trần:
Ngài ban sức mạnh hồng ân
Giúp con lướt thắng tinh thần cứng tin.
Dắt con vững bước đăng trình,
Anh em, đến với mối tình tri âm.
Biến con thành thợ Phúc Âm.
NGÔI LỜI ĐÃ TRỞ NÊN NGƯỜI PHÀM
VÀ CƯ NGỤ GIỮA CHÚNG TA
(Ga 1,1-18)
VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI
1. Lời Tựa là một Thánh Thi.
Matthêu mở đầu tin Mừng bằng "Gia phả
của Đức Giêsu Kitô, Con vua Đavít, con Aùpraham”. Luca thì bắt đầu "trình
thuật về những biến cố đã diễn ra giữa chúng ta " (1,1) bằng cách trình bày
gẫy gọn một ít giai thoại về đời thơ ấu của Đức Giêsu: những giai thoại này
vừa giới thiệu vừa tiên báo về cuộc đời Chúa. Máccô (như ta đã đọc ở Chúa
nhật thứ II Mùa Vọng) đặt cho tác phẩm của Ông một tựa đề đầy ý nghĩa: “Khởi
đầu Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa”.
Về phần Gioan, ông bắt
đầu Tin Mừng bằng một Lời Tựa dưới dạng Thánh Thi, mà nhiều nhà chú giải
nghĩ rằng thánh thi này đã được hát trong cộng đoàn của Gioan, trước khi
được đặt vào đầu cuốn Tin Mừng. Cũng giống như khúc mở đầu một bản hoà tấu -
hay đúng hơn như đoạn kết, thánh thi này nối kết các đề tài thành một bản
tóm tắt đầy sức mạnh.
Alain Marchadour giải thích: "Để mở đầu cho Tin
Mừng của mình. Gioan đã chọn một thánh thi. Lời mở đầu này như khúc dạo đầu
một bản nhạc, lần lượt kể ra những đề tài lớn của Tin Mừng và nói đến nguồn
gốc cũng như nguyên thủy của Đức Giêsu mà Tin Mừng sẽ tường thuật cuộc đời
của Ngài khi Ngài sống giữa loài người. Lúc khởi đầu Ngài là Ngôi Lời,
thường tình thân thiết với Thiên Chúa đến nỗi thi sĩ quả quyết rằng ngôi là
Thiên Chúa. Vai trò của người vượt khỏi ranh giới dân Israel bởi vì Người là
Đấng tạo thành, là Sự Sống, là Aùnh Sáng cho mọi người sinh ra nơi trần thế.
Biến cố nhập thể đánh dấu việc Ngôi Lời xâm nhập lịch sử, cuộc gặp gở định
mệnh với loài người và với dân Do Thái, người thì từ chối, kẻ thì đón nhận.
Những người đón nhận là cộng đoàn Kitô hữu. Thánh thi này long trọng kể ra
cuộc hành trình của Ngôi Lời, từ lúc ở với Thiên Chúa (câu 1-2), rồi đến
giũa loài người (3-5), chọn dân Israel (9-11) rồi nhập thể (14) cho đến ngày
trở lại, "Người là Đấng hằng ở nơi cung lòng Thiên Chúa”, " ("L Evangile de
Jean", Centurion 1 992, trang 31).
2. Ca ngợi cuộc hành trình của
Ngôi Lời Thiên Chúa
Chúng ta hãy theo dõi sự triển khai từng phần
một.
Nguồn gốc bí nhiệm của Đức Giêsu, Ngôi Lời sáng tạo:
+
Hai từ đầu tiên “Khởi đầu" liên kết việc Đức Giêsu xuống trần với những
chương đầu sách Sáng Thế, như thế phải đọc về Đức Giêsu từ giây phút đầu của
mạc khải: xuyên suốt Tin Mừng, Người được giới thiệu "như điểm hoàn tất của
tất cả mạc khải, như Đấng mạc khải tối cao, như ân huệ tối hậu của Thiên
Chúa, như con đường duy nhất dẫn tới ơn cứu độ, và như khuôn mặt của Thiên
Chúa giữa loài người" (A.Marchadour, Sđd, trang 34).
+ Trước hết,
thánh thi nói đến "Ngôi Lời Thiên Chúa" (danh hiệu của riêng Gioan trong Tân
ước) trong hiện hữu vĩnh cửu, tình nghĩa thiết muôn đời với Chúa Cha nhưng
khác biệt với Cha: và thiên tính của Người: "Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên
Chúa và Ngôi Lời là Thiên Chúa”.
Sau đó thánh thi công bố tính phổ
quát của công cuộc tạo thành do Đấng là Lời vĩnh cửu của Thiên Chúa: "Nhờ
người vạn vật được tạo thành, và không có Người thì chẳng có gì được tạo
thành”. Đồng thời, Người trao ban sự sống cho vạn vật, Người đem họ vào cuộc
sống.
Ngôi Lời của Thiên Chúa, Aùnh Sáng và Sự Sống loài người.
Ở gần Thiên Chúa và là Thiên Chúa, Ngôi Lời từ nguyên thuỷ đã sống trong
tương quan độc nhất với con người: Người
không chỉ là Đấng tạo thành,
Người còn là “Sự Sống" và “Ánh Sáng”. Người không chỉ là nguồn gốc của mọi
sinh vật, nhưng sự hiện diện của Người ở giữa chúng sinh còn tạo nên sự hiệp
thông với sự sống siêu nhiên. Người cũng là Aùnh Sáng: Không phải là ánh
sáng vũ trụ, mà là ánh sáng thần linh và siêu phàm, hướng dẫn con người.
- Chứng tá của Gioan Tẩy Giả.
Trái ngược với vẻ trịnh trọng trong
nhưng câu đầu của Lời Tựa, giờ đây Gioan Tẩy Giả bước lên sân khấu: "Có một
Người…”
Sự Sáng đến thế gian đã có một nhân chứng đi trước, đó là
Gioan, con ông Giacaria. Vẻ cao cả của con người này là ông được Thiên Chúa
sai đến, và ông đã đón nhận sứ mệnh làm chứng cho Aùnh Sáng: với tư cách là
Tiền hô, ông hướng dẫn người ta đến với đức tin, tin vào Đấng là Aùnh Sáng,
là Đấng phải chiếm được tất cả địa vị: "ông không phải là Aùnh Sáng, nhưng
ông đến để làm chứng về ánh sáng”.
- Ánh Sáng đã đến trong thế gian.
+ Nhưng khi Aùnh Sáng đến thế gian thì con người lại từ chối và chống đối.
Thế gian mà Ngôi Lời đã tạo thành lại khước từ Aùnh Sáng, thật là trớ trêu!
(vấp phạm): Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại
không nhận biết Người”.
Còn trớ trêu hơn nữa, là "gia nhân của
Người”, dân của Lời hứa, dân của Giao ước, "đã không đón nhận Người”.
+ "Còn những ai đón nhận Người - dù là dân Israel hay dân ngoại thì Người
cho họ quyền trở nên Con Thiên Chúa?
- Ngôi Lời đã trở nên người
phàm.
+ Gioan đã viết "người phàm”, theo đúng chữ là "trở nên xác
thịt”; từ "xác thịt" ở đây không có nghĩa đối nghịch với linh hồn, nhưng có
ý nói con người dưới chiều kích mỏng giòn, dễ hư nát.
+ "Người cư ngụ
giữa chúng ta" ( theo đúng chữ: Người cắm lều của Người giữa chúng ta): độc
giả của Gioan đọc cụm từ này liền nghĩ ngay đến "nơi ở" của Thiên Chúa ở
giữa dân Người. Sự hiện diện của Đức Chúa ở giữa dân Người, được tượng trưng
bằng Lều giao ước trong sa mạc, thời Xuất Hành, rồi bằng Đền thờ Giêrusalem,
giờ đây thể hiện cách hoàn hảo nơi Đức Giêsu trở nên người phàm: (Ga
2,19-22: "Chúa nói về Đền thờ thân xác Người").
+ "Chúng tôi được
nhìn thấy vinh quang của người" trong con người Giêsu, cộng đoàn của Gioan
quả quyết rằng họ được nhìn thấy vinh quang của Thiên Chúa, nghĩa là: một
phẩm chất, một vầng hào quang mạc khải Thiên Chúa.
- Đức Giêsu Kitô
đã mạc khải Thiên Chúa vô hình.
"Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy
cả, nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng vốn hằng ở nơi cung lòng Chúa
Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết”.
Jean Perron nhận xét: "Bài
Thánh Thi đã khởi đầu từ Ngôi Lời ở nơi cung lòng Chúa Cha cũng kết thúc
bằng tư tưởng "Con Một ở nơi cung lòng Chúa Cha": đó chính là dòng chảy cuộc
sống của Đức Giêsu, cũng giống như sẽ nhắc lại ở câu kết vào cuối đời Người:
"Người bởi Thiên Chúa mà đến, và sắp trở về cùng Thiên Chúa" (Ga 13,3).
Nhưng trong "tiến trình đi lên cùng Đấng duy nhất cần nhận biết (không ai đã
nhìn thấy Thiên Chúa, ngay cả đến Môsê ), Người muốn đem ta đi cùng: "Để
Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó" (14,3). Và còn hơn thế nữa, trong cuộc sống
thân mật mà Người đã dẫn ta vào: "Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha
Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại trong người ấy"
(14,23)" ("Lire de Bible", số 52, trang 34-35).
BÀI ĐỌC THÊM.
1. Một câu không có "động từ " thì không có nghĩa
("Bible du
Dimanche" trang 51 1-512).
(Trong tiếng Pháp, "verbe" vừa nghĩa là
động từ, vừa là Lời: một cách chơi chữ ở đây.)
"Và Ngôi Lời đã trở
nên người phàm”. Một từ ngữ, nhẹ hơn một làn khói, làm sao có thể nắm bắt
được?
Thiên Chúa đã không sử dụng thuật pháp của tử ngữ, mà đã nói
qua một trẻ thơ được bọc trong tã nơi máng cỏ và còn chưa biết nói, đã nói
qua một tử tội không còn có thể nói được nằm trên thập giá. Người nói trong
yếu đuối và thinh lặng. Sự thinh lặng hùng biện từ nay đã chứng minh cho mọi
người rằng Thiên Chúa không im lặng. Lời của Người không còn là một chuỗi
tiếng nói mà đã trở nên người phàm.
Từ khi con người trông đợi Thiên
Chúa, họ cảm nghiệm sự xa vắng của Người hơn là được hưởng sự hiện diện của
Người: "Không ai đã được thấy Thiên Chúa'? Điều đó không ngăn cản họ nói
nhiều về Người, tuy Người vẫn vắng bông và xa lạ. Họ nói mà không cần nhờ
đến những bậc hiền triết, Môsê, Lề Luật, và ngay cả đến Gioan Tẩy Giả hoặc
các nhà thông thái. Dù dùng rất nhiều từ cũng không thể có sức thuyết phục
bằng một lời nói. Bởi vậy trong Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa không ngừng nói
"Lời cuối cùng” của Người.
Chỉ có Lời ("động từ") này mới làm cho câu
có ý nghĩa. Nhờ Người mà những chuỗi từ của con người mới tìm được sự mạch
lạc Người không loan báo những chân lý phụ thuộc, nhưng chính Người là Chân
lý; Người soi sáng những sai lầm nơi chúng ta vì chỉ có Người là Aùnh Sáng.
Tuy nhiên, chỉ có Aùnh sáng mới khơi dậy bóng tối. Chỉ có chân lý mới làm
thương tổn. Bởi vậy, số phận của Lời này là bị chống đối và đôi khi bị khai
trừ. Nhưng cũng chính vì vậy mà Lời Chúa đánh động chúng ta và trờ nên hiển
nhiên trước mắt chúng ta".
2. Vài câu Kinh Thánh tóm tắt hoàn hảo cả
công trình Thiên Chúa đã thực hiện thể cứu-độ nhân loại.
(L. Sintas
trong "Parole de diệu pour la méditation ét l'homélte -Năm C", Médiaspaul.
trang 20-2).
Mấy câu Gioan dùng để bắt đầu Tin Mừng là những câu nổi
trọng nhất trong truyền thống bình dân của tội Thánh. Cách đây không lâu,
mọi thánh lễ đều kết thúc bàng bản văn này. Trong, các giáo xứ ở Pháp, khi
cha mẹ lo lắng về con cái đến xin linh mục cầu nguyện cho chúng, thì họ đưa
chúng đến nhà thờ, và linh mục thường đọc những câu Tin Mừng này, trong khi
đặt dây stola trên đầu chúng. Đó không chỉ do lòng sùng mộ của một vài
người, mà là một thói quen phổ biến trong quần chúng Kitô giáo. Việc chọn
những câu Tin Mừng này thật ra rất chính đáng. Bởi vì những câu này là như
bản tóm lược tất cả công trình mà Thiên Chúa đã thực hiện để cứu độ nhân
loại.
- Khởi đầu là xác quyết long trọng về bản tính của Đức Giêsu,
Lời của Thiên Chúa. Do Lời, Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ. Thiên Chúa phán...
và sự vật liền có. Nhờ người vạn vật được tạo thành, và không có Người thì
chẳng có gì được tạo thành”. Gioan đã cả quyết rằng lúc tạo dựng, dù bóng
tối dày đặc, cũng không thể cản được ánh sáng tạo dựng. Aùnh sáng đã xô đẩy
và quét sạch bóng tối để ngự trị.
Trái với quyền lực mạnh mẽ lúc ban
đầu của Lời Thiên Chúa, bỗng chốc Lời đó trở nên bất lực. "Ngôi Lời là sự
sáng thật. Người ở giữa thế gian và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng thế
gian lại không nhận biết Người”. Đó là xác quyết về mầu nhiệm Nhập Thể. Lời
của Thiên Chúa, Lời tạo thành, đã đến ở giữa phàm nhân. Nhưng bóng tối dày
đặc đã ngăn cản ánh sáng nên thế gian không đón nhận ánh sáng. Ngay khi xác
định việc Thiên Chúa Nhập thể, thì cũng cho thấy sức mạnh của tự do con
người. Tự do ấy có thể khiến họ khước từ ánh sáng. Tội lỗi là một chướng
ngại ngăn cản con người đến với Thiên Chúa, chướng ngại mà chính Thiên Chúa
cũng không. thể vượt qua nếu con người không đồng ý.
Con Thiên Chúa
"đã đến nơi nhà Người và gia nhân Người không đón nhận Người”. Đó là số phận
của Người mới đến giữa nhân loại. Từ khi trốn sang Ai Cập, cho đến cuộc khổ
nạn, chết trên thập giá, Người từ Thiên Chúa mới đến này bị anh em đồng loại
của mình ruồng bắt, nghi ngờ, tố cáo, xét xử và hành quyết. Đó là công việc
của ý muốn con người khi ý muốn ấy bị chi phối bởi đam mê xác thịt, đam mê
trần thế và tính khát máu. Chúng ta gọi tên nó là tội. Khi phạm tội, người
ta tìm thoả mãn ý riêng mình, thay vì tìm ý Chúa và vinh quang của Người.
Như vậy, qui ngã là dấu cho thấy con người có thể gây cho Thiên Chúa những
đau khổ tệ hại nhất, nỗi nhục nhằn kinh khủng nhất.
Tuy nhiên, Lời
Thiên Chúa sẽ chiến thắng. Chiến thắng không do áp chế con người nhưng nhờ
sự hoán cải trong tâm hồn. "Nhưng những ai đón nhận Người, những kẻ tin vào
danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên Con Thiên Chúa”.
Một bức
hoạ diễn tả thảm kịch của nhân loại đã được vẽ lên. Nó họa lai sự cao cả của
Thiên Chúa, Đấng Sáng tạo và ơn cứu độ danh cho những người thiện tâm. Là
nạn nhân của tính tự mãn, loài người không thể nào nhận biết Con Thiên Chúa
nên đã đóng đinh Người trên thập giá. Chính thập giá lại trở nên cửa mở vào
sự sống lại cho những ai chấp nhận đóng đinh tính tự mãn của mình trong cuộc
sống hằng ngày, bằng tự nguyện từ bỏ vì đức tin. Lúc đó ánh sáng sẽ phủ ngợp
con người họ".
3. Tổng hợp sống động giữa hai quy trình xem là trái
ngược ("Célébrer" số 264, trang 41-42).
Có thể coi phần thứ nhất
(1-14) là lịch sử của Ngôi Lời; người ta dùng ngôi thứ ba để nói về Ngài:
“Người”, “trong Người”, "nhờ người". Qua việc dùng các động từ khác nhau,
người ta lần lượt kể ra mối tương quan của Ngôi Lời với Thiên Chúa, vai trò
của Người trong công cuộc tạo dựng, hoạt động của Người ở trần gian, và việc
Người đến trong lịch sử nhân loại.
Cách trình bày này có lẽ do thánh
thi ở sách Châm Ngôn đoạn 8 và sách Ben Sira đoạn 24 gợi ý. Ở hai sách này,
Khôn Ngoan tự thuật về đời mình: được Thiên Chúa tạo dựng, Khôn Ngoan gợi ý
cho Thiên Chúa trong việc tạo dựng, Khôn Ngoan đi lại với con người, chất
vấn con người và sau vậy sự Khôn ngoan được nhân cách hoá này là gì? Có lẽ
phải hiểu là kế hoạch mà Thiên Chúa có ở trong trí khi tạo dựng vũ trụ. Ngay
từ đầu, Người biết rằng một ngày kia Người sẽ mạc khải mình trọn vẹn để đem
hạnh phúc đến cho loài người. Kế hoạch này đã có sẵn trong mọi công trình
của Người, mọi sự đều nói lên ý nghĩa do Người đặt định; mọi tạo vật nói về
Người, ai cũng có thể nhận biết Người và giao tiếp với Thiên Chúa...
- Đọc phần thứ hai của Lời Tựa, ta cảm thấy mình ở trong một bối cảnh hoàn
toàn khác: ba lần dùng danh xưng "chúng tôi" để chỉ cộng đoàn các môn đệ, ba
câu vang lên như tiếng reo mừng, biểu lộ một cảm nghiệm ưu tuyển, mà ta cũng
thấy ở thời Gioan, chương 1: "Điều vẫn có ngay từ lúc thời đầu, điều mà
chúng tôi đã nghe...? Lần này không còn nói về điều ở trên trời, nhưng nói
về cuộc gặp gỡ lịch sử, cự thể với Đức Giêsu Nagiarét, một cảm nghiệm không
thể quên, được kêu lên trong niềm kinh ngạc và xúc động: phải, chúng tôi đã
nhìn thấy vinh quang của Chúa Cha, phải, chúng tôi đã nhìn thấy sự sống
chiến thắng sự chết, phải chúng tôi đã nhìn thấy bóng tối không ngăn cản
được ánh sáng. Từ cuộc gặp gỡ lịch sử này, chúng ta đi ngược lên tới tận
nguồn gốc của Ngôi Lời. Như vậy Lời Tựa đã tổng hợp hai quy trình xem ra
trái ngược nhau một cách sống động: giải thích tổng quát lịch sử và cảm
nghiệm độc nhất vào một thời điểm nhất định. Bởi vậy, Ngôi Lời đã trở nên
người phàm, có nghĩa cụ thể là: ý định mà Thiên Chúa có khi tạo thành vũ trụ
đã được tỏ lộ qua sự kiện Nhập Thể - đó là dấu chỉ mà Người nhắn gởi đến
nhân loại qua mọi thành phần trong vũ trụ, qua sự gắn bó chặt chẽ của mọi
vật trong trời đất, qua Giao ước tạo lập nên một dân tộc tất cả những điều
đó giờ đây đã hình thành và mang khuôn mặt của Đức Giêsu Nagiarét, Lời duy
nhất của Chúa Cha, và từ nay mọi người hoàn thành số phận của mình bằng cách
trở nên giống Chúa Con". |