Chúa nhật XXXI - Thường Niên - Năm B
NHƯ TA ĐÃ YÊU THƯƠNG
Chú giải của Noel Quesson

Thấy Đức Giêsu đối đáp hay, ông đến gần Người và hỏi.

Đức Giêsu bị chất vấn. Người được người ta hỏi han ngoài đường. Tôi có biết hỏi Đức Giêsu để xin Người cho ý kiến về những vấn đề quan trọng trong cuộc sống của tôi không?

Đoạn Tin Mừng Chúa nhật vừa qua cho chúng ta thấy Đức Giêsu đã ở lại thành Giêrikhô với người mù dễ thương, tên Bác-ti-mê. Sau đó, Đức Giêsu vào thành Giê-ru-sa-lem một cách vẻ vang (Mc 11,1-11). Hôm sau, theo Máccô kể lại Đức Giêsu vào Đền Thánh để đuổi những kẻ đã làm mất vai trò của Đền thánh là cầu nguyện "cho các quốc gia" (Mc 11,12-19). Hôm sau nữa,'' Đức Giêsu trở lại Giêrusalem và trong dụ ngôn "cây vả bị khô héo”, Người đã nói "Con Người" đến tìm quả nhưng không thấy; Đền Thánh cũng như cây vả, sẽ bị tàn phá (Mc 11,20-25). Chúng ta đang chứng kiến những tuần cuối cùng của Đức Giêsu. Sự đối đầu giữa Người và chính quyền đã lên đến tột đỉnh. Theo Máccô, thì chính trong Đền thánh Giêrusalem giữa quảng đại quần chúng, trên chiếc sân rộng rãi linh thiêng làm thành một quảng trường có những hàng cột vây quanh, nơi những đám đông thường tụ họp, Đức Giêsu đã tranh luận, "bị tấn công”, "phản công". Những cuộc tranh cãi dữ dội xảy ra. Giọng nói giữa Đức Giêsu và những nhà lãnh đạo bị khích động mỗi lúc càng lên cao.

Những đề tài nóng bỏng nhất được đề cập:

“Do quyền lực nào mà ông thi hành những việc ông đang làm" (Mc 11,27-33).

"Chủ vườn nho sẽ làm gì khi người làm vườn nho không xứng đáng với vai trò của mình" (Mc 12,1-12).

- Có phải đóng thuế cho quân đội đang chiếm đóng hay không? (Mc 12,13-17).

- "Số phận của những người chết bên kia thế giới như thế nào?" (Mc 12,18-27).

Chính trong bối cảnh này mà một kinh sư thuộc nhóm Pharisêu, vì đã thấy giá trị câu trả lời của Đức Giêsu về sự sống lại của những người chết (nhóm Xa-đốc, những kẻ đối nghịch với Đức Giêsu, vừa nhận được một bài học đích đáng!) tiến lại gần Đức Giêsu và tiếp tục hỏi Người.

Chúng ta có khuynh hướng "đóng khung" đời sống tôn giáo của mình trong vòng "riêng tư" trong việc "thờ phụng" không? Hay như Đức Giêsu, chúng ta có chấp nhận để đời sống tôn giáo của mình soi sáng mọi vấn đề của cuộc sống, phố xá, nghề nghiệp chính trị?

Điều răn nào đứng hàng đầu?

Ham mê tha thiết của Israel là luật, bộ Thorab. Trong những "trường dạy Đức tin" gọi là Yéshivot người ta thấy trẻ con, thanh niên, người lớn và cả người già đã dành nhiều giờ để "nghiên cứu học hỏi". Kinh thánh, và những lời chú giải trong sách Talmud. Những kinh sư thời Đức Giêsu, ngày nay tự gọi là các giáo trưởng Do Thái, là những chuyên gia về môn này và người ta thường đến hỏi họ về cách giải nghĩa một điều luật, xin một lời khuyên tinh thần, một luật sống rút ra từ lời Chúa, gọi là Thorah. Vì trong những trường Yềshivot, người ta thảo luận, người ta "chia sẻ” như ngày nay chúng ta thường nói vậy: Mỗi ngày Sa-bát là một ngày dài cầu nguyện, học hỏi theo nhóm, trong đó người ta cùng nhau say mê tìm hiểu một cách hiểu sâu sắc nhất những “giới răn" của Thiên Chúa, để có thể trung thành tuân giữ các giới răn đó một cách tỉ mỉ hơn. Sống trong môi trường văn hóa của dân tộc mình, Đức Giêsu cũng có niềm ham mê đó đối với Luật. Người đã thuộc lòng Luật. Người đã đọc đi đọc lại Luật cùng với những người khác, từ thuở còn nhỏ. Người đã thảo luận nhiều về Luật. Chúng ta có khao khát đọc Kinh thánh không? Trong một tuần, chúng ta đã dành bao nhiêu thời giờ để "nghiên cứu” một cách nghiêm chỉnh, và cầu nguyện với Lời Chúa? Chúng ta có thảo luận về Lời Chúa Với những người khác, đẽ soi sáng lẫn nhau không?

Câu hỏi mà vị kinh sư đặt ra, là một câu hỏi cổ điển trong trường Yéshivot. Người ta đã trích ra được 613 điều răn của Chúa từ trong Kinh thánh: 365 điều cấm đoán và 248 điều răn tích cực. Chúng ta đừng cười? Sự trung thành tuân giữ và những chi tiết nhỏ nhất, đó là một bằng chứng của tình yêu. Ai yêu mến sẽ hiểu biết. Những người Do Thái cũng đủ thông minh để nhận thức về tầm quan trọng tương đối của những lời răn khác nhau này. Họ đã tìm thấy trong Kinh thánh những yếu tố để đáp ứng. Đối với vua Đa-vít sách luật Thorah tóm lại 11 qui định chính yếu (Tv 15). Đối với ngôn sứ Isaia là 6 (Is 33,15). Và đối với Kha-ba-cúc là một (Kb 2,4) Rabbi Hillel thì tóm lại tất cả bộ luật trong một câu châm ngôn duy nhất: "Những gì ngươi không thích, chớ làm cho đồng loại của ngươi" Rabbi Akiba hầu như cùng thời với Đức Giêsu, cũng tập trung điều cốt yếu của Luật vào tình yêu thương đồng loại.

Còn Ngài, hỡi Rabbi Giêsu, Ngài nghĩ sao Điều răn trọng nhất là điều răn nào?

Đức Giêsu trả lời: "Điều răn đứng hàng đầu là: nghe đây, hỡi Israel. Đức Chúa, Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất".

"Phải phụng sự Chúa trước hết". Đối với Đức Giêsu, phải dành ưu tiên cho Thiên Chúa, còn tôi? Tôi dành ưu tiên cho ai? Tôi có đặt Thiên Chúa trên hết trong đời tôi không?

Phúc thay những kẻ biết lắng nghe Lời Hằng Sống!

“Hỡi Ít-ra-en hãy lắng nghe" Đó là một nguồn sống thiêng liêng của Đức Giêsu. Người sống đúng như dân tộc mình, một dân khát khao Lời Chúa, biết "lắng nghe", và để cho Thiên Chúa giáo huấn.

Điều Chúa trích dẫn trên đây là kinh "Shema" Israel (Đnl 6,4-5).

Đó là kinh cầu nguyện hàng ngày của mọi người Do Thái sùng đạo.

Khẳng định chính yếu của đức tin Do Thái là độc thân từ lâu đã trở nên di sản chung của Ít-ra-en, của các Kitô hữu, của người Hồi giáo.

Rất tiếc là những dịch giả Pháp đã không trung thành với bản văn Hy Lạp của Maccô, và với bản văn Do Thái. Maccô đã không nói: "Thiên Chúa là Chúa duy nhất". Ong nói thật đơn giản nhưng rất mạnh: "Thiên Chúa là một". Những sách kinh thánh Do Thái thì dịch: "Đấng hằng hữu là một” Sắc thái khác biệt nhau. Chữ "một" có một nghĩa đầy đủ hơn là chữ "duy nhất". Các bạn có cảm thấy sự khác biệt không? Không có gì khác hơn là Thiên Chúa! Tất cả những gì khác chỉ hiện hữu nhờ Người. Người hoàn toàn "hợp nhất". Người sở hữu chính bản thể của Người, trong khi bản thể chúng ta luôn "lưu chảy", làm tan biến chúng ta. Đấng vĩnh hằng là một? Đó là câu trả lời đầu tiên của Đức Giêsu, khi người ta hỏi Người xem điều gì là quan trọng nhất đối với Người. Qua lời nói trên miệng Người, ta thấy Luật cũ đang có một sức sống mới.

Người phải yêu mến Đức Chúa. Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết tâm trí, hết sức lực Người?

Thiên Chúa thật vĩ đại! Không phải bỗng nhiên mà chúng ta lại nghĩ đến việc kính yêu Thiên Chúa. Thiên Chúa trong triết học và trong các tôn giáo khác, đòi hỏi thái độ tôn thờ, kính sợ Thánh Thiêng, vâng phục nhiều hơn. Còn đối với Israel cũng như đối với Chúa Giêsu, điều mà Thiên Chúa chờ đợi ở chúng ta, đó là tình yêu. Đặc điểm của Thánh kinh, đó là làm cho con người trở nên kẻ chung phần yêu thương trong giao ước tình yêu. Chính Thiên Chúa đã cho con người khả năng đó bằng cách tạo con người. "Giống như Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,8).

Tôi có yêu Thiên Chúa không? Không nên vội trả lời là có Chúng ta hãy khiêm tốn khi xét đoán kẻ khác. Bạn làm gì cho “Đấng mà bạn yêu mến", nếu không phải là yêu mến Người? Có thật là bạn thương yêu Thiên Chúa "hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức" không? Sự lặp đi lặp lại trên đây rõ ràng là muốn diễn tả trọn vền cường độ tình yêu đòi phải huy động và đầu tư tất cả khả năng và sinh lợi của chúng ta.

Lạy Chúa, xin cho tình yêu Chúa thiêu đốt con toàn diện từ đầu đến chân, từ tinh thần đến thân xác, từ sáng đến tối, từ lúc trẻ đến lúc già, từ đời sống thầm kín nhất của con đến những trách vụ tập thể bên ngoài.

Điều răn thứ hai là...

Vâng, ở đây chúng ta biết rõ Đức Giêsu hơn, kinh sư chỉ hỏi có một điều răn. Không còn đợi người này hỏi thêm. Đức Giêsu, theo thói quen của Người, đã đi xa hơn. Chúng ta chớ quên nhtlng gì vừa nghe Người nói. Điều người sắp nói đây cũng rất quan trọng, những đứng ở vị trí thứ nhì: Thiên Chúa phải là trước hết.

Ngươi phải thương yêu người thân cận như chính mình.

Cần phải phân biệt rõ hai điều răn này. Người ta thường có khuynh hướng hợp nhất hai điều răn này làm một, như thế "yêu Thiên Chúa" là đủ, hay "thương yêu anh em" cũng đủ. Điều răn thứ hai không thể thay cho điều răn thứ nhất được. Nếu, ta tục hóa điều răn thứ nhất, thì chúng ta nhạo báng Đức Giêsu, biến Chúa thành một nhà giảng thuyết xã hội, một luân lý gia về tình huynh đệ. Đã có rất nhiều vĩ nhân nói về vấn đề này rồi!

Chẳng có điều răn nào khác quan trọng hơn các điều răn đó.

Đây là một tư tưởng rất tinh tế. Chúng ta hãy để ý chữ "điều răn" trước dùng ở số ít, như là chỉ có một? Nhưng chữ sau ở số nhiều, vì có hai điều và quan trọng như nhau.

Ông kinh sư nói với Đức Giêsu: Thưa Thầy, phải lắm, Thầy nói rất đúng, Thiên Chúa là Đấng duy nhất, ngoài Người ta không có Đấng nào khác. Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực và yêu người thân cận như chính mình, thì hơn là dâng mọi lễ vật toàn thiêu và hy lễ. Đức Giêsu thấy ông ta trả lời khôn ngoan như vậy, thì bảo: ông không còn xa Nước Thiên Chúa đâu.

“Nước Thiên Chúa" đã được chuẩn bị từ lâu qua nhiều thế kỷ trong lịch sử, trong nền văn hóa và trong sinh hoạt đạo đức của dân Israel, giờ đây đã đến, đó là chính Đức Giêsu.

Người kinh sư Do Thái này sẽ thực hiện một bước cuối cùng chăng. "Trong vài ngày nữa, Đức Giêsu chỉ cần thêm hai chữ "như Ta" để cho các điều răn yêu thương có tầm cỡ vương quốc cũ và mới: "Hãy thương yêu như Ta đã yêu thương (Ga. 15,12). Trong lòng Đức Giêsu, luôn chứa chan tình yêu: tình yêu thứ hai là do tình yêu thứ nhất mà ra!