Chúa nhật XXXI - Thường Niên - Năm B
GIỚI RĂN CAO TRỌNG NHẤT
Chú giải mục vụ của Jacques Hervieux

Tiếp theo các cuộc tranh luận vừa mới xảy ra, đoạn Tin Mừng này có nhiều nét khác với những đoạn trước. Có một thầy thuộc giới Kinh sư đến với Chúa Giêsu (c.28a). Và Maccô cho thấy ngay rằng Chúa Giêsu tỏ ra ưu ái ông. Một Kinh sư mà nêu ra một câu hỏi như vậy kể cũng lạ (c.28b). chắc chắn ông ta phải thông hiểu rành rẽ về Kinh Thánh. Đó là lãnh vực chuyên môn của ông mà! Nhưng vào thời bấy giờ, các Kinh sư thường sôi nổi tranh luận xem giới luật này hay giới luật nọ quan trọng hơn. Họ đã liệt kê được tới 630 giới luật của Cựu Ước: Cả một cánh rừng mịt mù đối với dân Do Thái. Nhóm Biệt phái, bao giờ cũng khắt khe về luật lệ, đã rút ra một nền luân lý quá ư tỉ mỉ, phải mất công phân biệt. Người ta có thể chờ đợi Chúa Giêsu sẽ dựa vào 10 điều răn để trả lời (x.Xh 20,1-17). Nhưng không phải vậy, Ngài lại đọc những lời đầu tiên của kinh cầu nguyện Do Thái giáo (tựa như kinh Lạy Cha) (c.29a). Đó là kinh Shema Israel (Hỡi Israel, hãy lắng nghe) (Đnl 6,4-5). Đó là một kinh tuyên xưng niềm tin vào một Thiên Chúa duy nhất, hết thảy mọi người đều phải tận lực yêu mến Ngài. Nhưng Chúa Giêsu không dừng lại ở đây. Ngài liên kết giới răn thứ nhất với giới răn thứ hai (c.31a) là phải yêu mến anh em (Lv 19,18). Trong văn chương Do Thái hồi ấy, người ta thường thấy thủ pháp nối kết như thế. Nhưng ở đây Chúa Giêsu quả là một bậc thầy như thế. Nhưng ở đây Chúa Giêsu quả là một bậc thầy tuyệt diệu: Ngài nối kết tình yêu Thiên Chúa với tình yêu anh em, và hợp thành một giới răn duy nhất. Để nêu lên tính duy nhất căn bản đó, Maccô đã không ngần ngại dùng lẫn lộn số ít với số nhiều: “Không có giới răn nào quan trọng hơn những giới răn đó” (c.31b).

Câu trả lời của Chúa Giêsu lập tức thuyết phục được người nghe hoàn toàn. Ở câu 32, người này thực ra chỉ biết lặp lại hai câu Thánh Kinh Chúa Giêsu đã trích dẫn, từ ngữ có vẻ sát với thực tế hơn. Ông ta nhấn mạnh thêm khía cạnh độc tôn của Thiên Chúa: “Thiên Chúa là Đấng duy nhất, và chỉ mình Ngài, không có ai khác” (Dt 4,35). Rồi ông kết luận rằng tình yêu Thiên Chúa và tha nhân phải được coi trọng hơn các hiến tế dâng cúng của Do Thái giáo (c.33). Điều này rất phù hợp với ý tưởng của các tiên tri rằng: Chúa phán: “Ta muốn tình yêu chứ không phải lễ vật hy tế” (Hs 6,6). Giới Kinh sư chiếm một vị trí quan trọng trong khu vực đền thánh (từ 11-27). Chúa Giêsu thấy rõ điều đó nên Ngài mới nói: “Ông đã phán đoán khôn ngoan” rồi khái niệm (điều hiếm hoi đối với Chúa) rằng “ông không còn xa Nước Thiên Chúa ” (c.34a). người ta có thể hầu chắc rằng ngay trong giới Kinh sư căm ghét Chúa Giêsu từ thuở đầu (2,6; 3,22 v.v…) thì cũng có những kẻ hướng tìm nguồn sáng. Tóm lại Maccô đã biến cuộc gặp gỡ này thành một khoảnh khắc hạnh phúc. Theo ông trái hẳn với Matthêu (22,34-40) và Luca (10,25-28) –thì không còn một cuộc đối thoại nào theo kiểu vừa nói nữa.

Ẩn sau các câu hỏi đáp này, chính là một cuộc đối thoại sâu xa giữa Chúa Giêsu với một người Biệt phái cởi mở đặc biệt, mà không hề có một hậu ý nào cả. Câu chót của đoạn văn có một ý nghĩa đặc biệt. Không còn ai dám hỏi Ngài nữa (c.34b), nghĩa là không còn thời gian thuận lợi để tranh cãi nữa.