Chúa Nhật X - Thường Niên - Năm B
CHÚA NHẬT X THƯỜNG NIÊN - B
Chú giải của Noel Quesson

Đức Giêsu trở về nhà. Dân chúng lại kéo đến đông đảo, thành thử Người và các môn đệ không sao mà ăn uống được.

Lúc khởi đầu rao giảng Đức Giêsu đã thành công. “Đám đông" thường tuôn đến quanh Người để nghe giảng. Thánh Mác-cô viết lại lời giảng của Thánh Phêrô, ghi nhận rằng một hôm dân chúng đông đến nỗi không còn chỗ nào cho người trong nhà dùng bữa. Nhà đó chắc hơn là nhà của ông Simôn Phêrô, tại Ca-phác-na-um, mà Chúa Giêsu coi như nhà của mình (Mc 1,29 - 2,1 - 3,20 - 9,28 - 9,33 - 10,10).

Trong số phế tích còn lại hiện nay của thành Ca-phác-na-um, những nhà khảo cổ đã tìm được nền của một căn nhà giản dị của những người đánh cá từ thế kỷ thứ nhất trước Đức Giêsu, trên nền đó có thiết dựng một cung cách Kitô giáo rất cổ xưa. Những hình vẽ đạo đức trên tường được khắc nổi trên thạch cao giúp ta nhận ra căn nhà đó là nơi Đức Giêsu thường cư ngụ. Từ ngày Chúa nhập thể, nhà cửa của chúng ta có một phẩm giá mới. Chúng ta tưởng tượng Đức Giêsu đang ở trong một căn nhà như vậy, nhà một thủy thủ nghèo ở bến cảng, giữa những căn nhà khác trong làng, nằm trong những ngõ hẻm chằng chịt.

Thân nhân của Người hay tin ấy, liền đi bắt Người, vì họ bảo: "ông ấy mất trí rồi".

Đó là những gì người ta đã nói về Người, trong thân nhân của Người: ' Đó là một kẻ cuồng nhiệt. Người đã điên rồi... Người đã mất trí rồi..." rõ ràng trong ít thời gian gần đây cuộc sống của Người khác hẳn với nếp sống bình dị của Người suốt 30 năm tại Na-za-rét! Thân nhân của Đức Giêsu chắc hẳn đã biết rằng, Người bị giáo quyền lúc bấy giờ “coi thường". Người sẽ làm chúng ta bị lôi thôi. Vì thế họ đến để đem Người trở về cuộc sống bình thường. Chúng ta có sẵn sàng chấp nhận những ơn gọi hơi "điên rồ" mạo hiểm thiếu hợp lý, theo sự thận trọng của con người không? Chúng ta có bao giờ theo Đức Giêsu mà có vẻ như một người hơi "điên khùng?" Vì chúng ta không theo những tiêu chuẩn thông thường của thế gian trong công việc, trong vấn đề lương tâm, trong cung cách đối xử với cá nhân hay tập thể?

Còn các kinh sư từ Giêrusalem xuống thì lại nói: "ông ấy bị quỷ vương Bê-en-dê-bun ám" và rằng: "Ông ấy dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ".

Một dư luận thu hai nặng hơn, đang xì xầm quanh Đức Giêsu. Chẳng những Người đã "điên" mà lại còn "bị quỷ ám". Đó là những lời nói bóng gió đầy nham hiểm, không ai phủ nhận được tính xác thực tủa các phép lạ Người làm. Nhưng Người có quyền lực đó là nhờ Satan, mà người Do Thái thời bấy giờ gọi bằng một tên khinh miệt là "Đồ Baal-phân-nhơ" (bée!-zéboul). Chính những "kinh sư và những "học giả” đã tung ra sự nghị ngờ này.

Người liền gọi dân chúng đến, dùng dụ ngôn mà nói với họ: "Satan làm sao trừ Satan được? Nước nào chia rẽ nước ấy sẽ mất, nhà nào chia rẽ, nhà ấy sẽ tan. Vậy Satan mà chống Satan, Satan mà tự chia rẽ, thì không thể tồn tại, nhưng hẳn đã đến ngày tận số. Không ai vào nhà một người mà có thể cướp của được, nếu không trói người mạnh ấy trước đã rồi mới cướp sau”.

Đây là dụ ngôn đầu tiên và ngắn gọn mà Thánh Mác-cô đã thuật lại: Hình ảnh của một cuộc chiến xáp lá cà nhanh chóng và quyết liệt. Đức Giêsu đã minh chứng Người "mạnh hơn" Satan. Ngày nay điều đó vẫn luôn đúng thực. Cuộc chiến vẫn tiếp diễn và Đức Giêsu đang ở cùng chúng ta trong cuộc chiến chống lại sự dữ. Chúng ta lạc quan hay bi quan, khi phải đương đầu với những thế lực xấu ác đang ào ạt diễn ra trên thế giới.

Tôi bảo thật anh em: Mọi tội của con cái loài người, kể cả tội nói phạm thượng và nói phạm thượng nhiều đến mấy đi nữa, thì cũng còn được tha, "nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần, thì chẳng bao giờ được tha, mà còn mắc tội muôn đời". Người nói thế, vì họ đã bảo: "ông ấy bị quỷ ám".

Vấn đề đặt ra không phải là bản chất của tội lỗi, cũng không phải là giới hạn của lòng thương xót Thiên Chúa, khiến cho tội đó không thể tha thứ, nhưng chỉ là thái độ cố chấp trong tội ác. Phải lặp lại điều này với Đức Giêsu. Người không lên án ai cả. Người thứ tha mọi tội lỗi cho tất cả mọi người. Nhưng có những người nhất định. Khép kín lòng mình không đón nhận sự tha thứ này: Đó là "nói phạm đến Thánh Thần" Người tha thứ cũng uổng công: Vì một số người khước từ thứ tha tội. Có lẽ đó là hỏa ngục rồi.. Không ai trong số những người tự lên án hỏa ngục cho mình lại muốn ra khỏi đó cả. Nếu không người đó sẽ được cứu rỗi ngay, vì Chúa "tha mọi tội lỗi kể cả tội nói phạm thượng".

Sự khước từ ngoan cố triệt để này có thường xảy ra không? Không ai có thể xét đoán người anh em mình theo bề ngoài, nhưng mỗi người hãy tự xét trường hợp của chính mình: Vào lúc này; ngày này tôi đang hiện hữu, câu hỏi tôi phải đặt ra không phải là "tôi có tội hay không?" bởi vì mọi người đều là tội nhân (Rm 3,23) nhưng câu hỏi duy nhất là tôi có đón nhận sự tha tội của Chúa không? Tôi có nói phạm thượng đến Thánh Thần không? Tôi có coi thường tình yêu của Chúa luôn giải án tuyên công cách vô điều kiện cho mọi người tội lỗi không? (Rm 3,24).

Lạy Đức Giêsu, xin thương xót con là kẻ có tội "Christe eleison".

Đó là lời cầu xin Chúa Giêsu nổi tiếng mà tín hữu phương Đông thường lặp đi lặp lại không biết mỏi mệt.

Lúc bấy giờ, mẹ và anh em Đức Giêsu đến.

Máccô đã lồng hai đoạn: "Thái độ khước từ của kinh sư” và "cuộc đi tìm kiếm của thân nhân Đức Giêsu”. Đó là cách hành văn Máccô quen làm để mời gọi chúng ta tìm ra mối liên kết giữa hai tình huống. Đức Giêsu bị ngược đãi bị chối từ ngay trong những thân nhân của Người. Từ "anh em" trong tiếng Hêbơrơ vừa có nghĩa là anh em ruột hay anh em bà con. Những anh em này đã lôi kéo bà cô, bà dì của mình là Mẹ Đức Giêsu để đem Người về. Chúng ta hãy ghi nhận thái độ mạnh dạn về Đức Maria? Và để thực hiện chuyện đó, quả thật Tin Mừng không hề tìm cách tô đẹp câu chuyện. Đó là những chuyện người ta không thể bịa đặt ra được.

Mẹ và anh em Đức Giêsu đến, đứng ở ngoài, cho mời Người ra. Đám đông dân chúng đang ngồi chung quanh Người. Có kẻ nói với Người rằng: "Thưa Thầy, có mẹ và anh em Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy".

Ta hãy tưởng tượng ra quang cảnh trên: Dân chúng đang ngồi dưới đất thành một vòng chung quanh một người đang nói. Trong Tân Ước đó là thế ngồi quen thuộc của những "môn đệ" khi lắng nghe “Thầy" (Lc 10,39; Cv 22,3).

Đối lại với những người đang ở "trong nhà", hai lần Thánh Máccô ghi rằng, thân nhân của Đức Giêsu "ở ngoài". Kiểu nói "những kẻ ở ngoài" vẫn thông dụng trong Giáo Hội những thế kỷ đầu, để ám chỉ "những người không phải là Kitô hữu (Tx 4,12; 1 Cr 5,12-13; Cl 4,5; Tm 3,7). Thánh Máccô sẽ dùng lại cách nói này để phân loại người thành hai loại, tùy theo họ tin tưởng lắng nghe Đức Giêsu hay họ còn "ở bên ngoài". "Mầu nhiệm Nước Thiên Chúa được tỏ ra cho anh em, còn với người ngoài tất cả đều là bí hiểm, không thể hiểu nổi (Mc 4, 11).

Cảnh này, trong đó Đức Maria và những anh em họ của Đức Giêsu đến để cố ngăn cản sứ vụ của Đức Giêsu phải làm cho chúng ta suy niệm lâu về bản chất của đức tin. Đức tin của Mẹ Maria, không hơn gì đức tin của chúng ta, không phải là cái gì "được làm sắn" một lần là thay cho tất cả Đức tin chỉ được định nghĩa như một thực tại tiến triển dần dần. Không phải ngay từ lúc đầu được truyền tin mà Đức Maria đã hiểu ngay con trai của mình là ai, dù Ngài đã được soi sáng đặc biệt.

Thánh Luca cũng ghi nhận trong một vài dịp Đức Maria đã không hiểu được Đức Giêsu (Lc 2,50).

Nhưng Người đáp lại: "Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?" Rồi Người rảo mắt nhìn những kẻ ngồi chung quanh và nói: "Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh chị em tôi là mẹ tôi”.

Máccô thường ghi lại những cách nhìn như thế của Đức Giêsu (Mc 3,5 - 5,32 - 10,21 - 11,1 1 - 12,41). Một trong những cách cầu nguyện đơn giản nhất mà chúng ta có thể thực hiện là nghĩ rằng: Ngay trong lúc này Đức Giêsu đang nhìn là "Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi". Thánh ý của Chúa Cha lúc nào cũng ám ảnh Đức Giêsu.

Đức Giêsu luôn say mê và là Người yêu của Thiên Chúa. Người nói, những ai yêu Thiên Chúa đều là thân nhân của Người, thực sự thuộc về gia đình duy nhất của Người. Với tư cách đó, Đức Maria làm mẹ Đức Giêsu tới hai lần. Sự cao cả đích thực của Người là "làm theo ý Chúa". "Ngồi theo vòng tròn chung quanh Đưc Giêsu... dưới cái nhìn của Đức Giêsu, chúng ta có thể nói, đó là cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên.

Mỗi Thánh lễ cho phép chúng ta sống lại cảnh này. Giáo lý cốt yếu đối với mọi người thuộc mọi lứa tuổi là Phụng vụ Lời Chúa". Lạy Chúa xin cho chúng con biết lắng nghe và thực hành Lời Chúa, để được vào trong gia đình của Chúa.