Chúa Nhật X - Thường Niên - Năm B
ĐỨC GIÊSU VÀ SATAN
Chú giải mục vụ của Jacques Hervieux

I. Đức Giêsu và satan (3,22-30)

Giữa hai lần can thiệp đầy thù địch của những người bà con với Ngài (3, 20-21 và 31-35) Maccô nói đến cuộc đấu khẩu giữa Chúa Giêsu và đám luật sĩ kẻ thù “ra mặt” của Ngài (c. 22a). Cuộc tấn công này quả là nghiêm trọng. Các thủ lĩnh nhóm biệt phái đến từ Giêrusalem, thành trì giáo quyền của Israel. Lời cáo buộc của họ cũng thật nặng nề. Chúa Giêsu không chỉ là một người bị bà con mình cho là đồ điên (3,21); Ngài còn là tác nhân của ma quỷ! Bêeldêbun là một trong những tên gọi của Satan, tên gọi này được gán cho một thần linh của dân ngoại là “Ông Hoàng Baal”. Chắc chắn các “nhà thông thái” này không phủ nhận sự kiện Chúa Giêsu thực hiện các cuộc trừ quỷ. Trong thế giới Do Thái thời Chúa Giêsu, việc trừ quỷ khá phổ biến và được mọi người chấp nhận (Cv 19,13). Tuy nhiên, các nhà thông thái này lại tố cáo Chúa Giêsu đã hành động như thế dựa trên một năng lực siêu nhiên của chính Satan, chứ không phải phát xuất từ Thiên Chúa (c. 22c).

Nghe lời vu khống này, Chúa Giêsu không thể nào để yên. Đây là lần đầu tiên Ngài sử dụng dụ ngôn như một hình thái văn chương: Ngài dùng cách “so sánh” từ những hình ảnh thường nhật để buộc họ suy nghĩ. Ngài nêu ra hình ảnh thường nhật để buộc họ suy nghĩ. Ngài nêu ra hình ảnh một gia đình chia rẻ lẫn nhau: gia đình này chỉ có nước tàn lụi (c. 24-25). Luận lý của Chúa Giêsu rất vững vàng: Nếu Satan tự chống lại chính nó thì chắc chắn nó sẽ tự tiêu diệt (c. 26). Từ đó Chúa Giêsu khéo léo đưa ra thêm một dụ ngôn thứ hai rất ngắn gọn (c. 27). Ngài chẳng cần phải dài dòng giải thích câu đố được nêu ra. Chỉ cần Ngài mô tả bằng hình ảnh là người nghe đã xác nhận được, Đấng Mêsia đang cướp bóc ngôi nhà của Satan, gã “lực sĩ”. Muốn chiến thắng “nhân vật” tượng trưng cho Thần Dữ này thì trước tiên Ngài phải cột được hắn lại. Ngược với những đánh giá của đám luật sĩ, nơi Chúa Giêsu, Đấng Mêsia hiện đang tận diệt “vương quốc của Satan”. Hãy nhớ lại tiếng kêu la của lũ quỷ dữ vừa bị Chúa Giêsu, Đấng Mêsia hiện đang tận diệt “vương quốc của Satan”. Hãy nhớ lại tiếng kêu la của lũ quỷ dữ vừa bị Chúa Giêsu trục xuất ra khỏi các nạn nhân của chúng: “Hỡi ông Giêsu Nadaret, ông muốn gì ở chúng tôi? Ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao?” (1,24). Rõ ràng Chúa Giêsu không phải là người hỗ trợ mà chính là Đấng nắm chủ quyền trên Satan.

Cuộc khẩu chiến kết thúc bằng lời Chúa Giêsu cảnh cáo nghiêm khắc các đối thủ Ngài: mọi tội lỗi của loài người đều có thể được Thiên Chúa thứ tha ngoại trừ một thứ tội. Điều này rất đáng cho chúng ta suy nghĩ (c. 28-29). Lời tuyên bố long trọng và khá mạnh bạo này của Chúa Giêsu khiến cho mọi độc giả thuộc mọi thời đại đều phải suy nghĩ. Người ta đã bình phẩm nhiều về tội “phỉ báng Thánh Thần”, thứ tội không thể nào được tha thứ này. Đúng ra là thứ tội gì? Người ta liệt kê ra những tội mà họ cho là “đáng chết”. Tuy nhiên người ta vẫn không tìm ra những tội nào thực sự được gọi là không thể tha thứ. Muốn hiểu được ý Chúa Giêsu thì không nên tách lời Ngài nói ra khỏi mạch văn, vì chính mạch văn mang lại ý nghĩa cho lới ấy: “Chúa Giêsu nói thế bởi vì bọn họ bảo rằng: “Ông ta đã bị quỷ ô uế ám” (c. 30). Đám luật sĩ đã dám gán cho Satan công việc do cần thiết thực hiện. Maccô rất cẩnt hận chứng tỏ rằng ngay từ lúc khở đầu sứ vụ, Chúa Giêsu đã được Thánh Thần Thiên Chúa tấn phong. Chính Giêsu chịu phép rửa và giúp Ngài hành động để giải phóng loài người khỏi sự dữ (1,9-12). Cho rằng lúc trừ quỷ Chúa Giêsu dựa vào năng của ma quỷ tức là cố ý khép kín tâm hồn không thèm đón nhận ơn tha thứ mà Chúa ban cho tất cả mọi Người. Chỉ riêng tội nghịch cần thiết này là không thể nào tha thứ được.

Vào lúc Maccô ghi chép lại Tin Mừng này, các Kitô hữu đang phải là bia hứng chịu bao lời cáo sai lạc của đám dân Do Thái thù nghịch, đám người này không chịu nhìn nhận Chúa Giêsu là Đấng Mêsia chiến thắng lũ thần Dữ. Dầu sao, mọi người đều phải chọn lựa hoặc theo Chúa Giêsu hoặc theo Satan.

II. Gia đình đích thực của Chúa Giêsu (3,31-35)

Cảnh này là đoạn cuối của tiến trình khởi đầu từ 3,20-21. Bà con Chúa Giêsu toan tiến tới giữ lấy Ngài. Lý do là vì Ngài bị đám đông tràn ngập: “Ông ấy mất trí rồi!” (c. 21b). Quả là cuộc xung đột không kết quả. Giờ đây lại một cuộc xung đột nữa (c. 31). Cũng vẫn như lần trước, Chúa Giêsu đang giảng dạy (c. 32a). Người ta loan báo cho Chúa Giệsu mẹ và anh em Ngài đột xuất ghé thăm (c. 32b). Maccô nhấn mạnh tới hai lần: thân quyến Chúa Giêsu chờ “Ở ngoài”. Điều này đối ngược với vòng người đang vây quanh nghe Chúa giảng. Nếu ra khỏi nhà để gặphọ là đồng nghĩa với sự tách lìa sứ vụ. Chắc chắn đó là lý do tại sao Chúa Giêsu thốt ra câu nói cứng cỏi như thế với mẹ ruột Ngài (c. 33). Điều này hẳn làm chúng ta ngạc nhiê. Tuy vậy Maccô thường hẳn chú tâm đến cái rắc rối về mặt tâm lý. Người ta cũng thắc mắc các “anh em” của Chúa Giêsu là ai, bởi vì theo truyền thống thì Ngài là người con trai độc nhất. Thực ra trong bối cảnh vùng Sêmit, từ ngữ “anh em” còn dùng để chỉ bà con gần. Điều mà Maccô nhấn mạnh ở đây chính là Chúa Giêsu không hề đặt nặng quan hệ về huyết thống. Trọng điểm của trình thuật sẽ xác nhận rõ điều này. Ngài đảo mắt nhìn tất cả những kẻ đang vây quanh (c. 34a). Đối với Maccô, cái nhìn chăm chú này luôn báo hiệu một thời khắc quan trọng sắp diễn ra (x. 3.5; 10,23; 11,11). Quả thế, Chúa Giêsu sắp đưa ra một tuyên bố hệ trọng (c. 34b). Ngài không định vị gia đình đích thực của Ngài trong tương giao huyết nhục mà theo tiêu chuẩn kẻ nào biết nghe theo lời Ngài. Ngài thẳng thắn xác định điều đó: “Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người đó là anh chị em tôi là mẹ tôi” (c. 35).

Đây là một cách thức vừa rõ ràng vừa đơn giản mà Maccô muốn trình bày cho các Kitô hữu đương thời về Giáo Hội. Cuộc bách hại của người La Mã đã đẩy nhiều gia đình đến những cuộc phân ly đâu đớn. Những kẻ trở lại đạo thường bị bó buộc phải chọn lựa hoặc là thân quyến hoặc là cộng đoàn Kitô hữu. Maccô chứng tỏ cho họ thấy ngay chính Chúa Giêsu cũng từng bị bó buộc phải đoạn tuyệt trọn vẹn với thân quyến Ngài: Vì thế các Kitô hữu cũng không thể đòi cho mình được đặc quyền hơn Ngài. Như thế trên con đường rao giảng của Chúa Giêsu, Maccô đưa ra hai loại tương giao giữa Chúa Giêsu và những kẻ đương thời của Ngài: một số từ khước và một số đón nhận Ngài.

Trước hết là những kẻ đối nghịch với Chúa Giêsu, trong số này đám biệt phái và luật sĩ là những người cay cú nhất. Họ căm ghét Ngài đến mức dám phỉ báng cả Chúa Thánh Linh khi rêu rao rằng Chúa Giêsu bị quỷ ám (c. 30). Tuy nhiên đám bà con Chúa Giêsu cũng phạm phải tội lỗi giống họ khi tuyên bố rằng Chúa Giêsu bị mất trí rồi (c. 21). Người ta tự hỏi Maccô có ý gì khi lồng sự can thiệp dữ dằn của bà con thân thuộc Chúa Giêsu (c. 20-21 và 31-35) vào trước và sau cuộc tranh luận của Chúa về Bêeldêbun (c. 22-30)? Hai cuộc can thiệp của bà con Ngài tuy khác nhau nhưng dầu sao cũng có nhiều điểm trùng hợp, đó là họ tỏ ra thù nghịch với sứ vụ của Chúa Giêu. Đối với Maccô, thân tộc Chúa Giêsu đã hành động như một “gia đình tự phân rẽ” mà Ngài từng nói đến trong cuộc xung đột với đám luật sĩ (3,25). Như thế sự ráp nối hai đoạn văn này lại sẽ cho chúng ta nhiều ý nghĩa.

Đối ngược với loại người trên là các môn đệ của Chúa Giêsu. Trước hết là nhóm Mười Hai (3, 13-19), và rộng hơn là đám quần chúng sẵn sàng đón nhận Tin Mừng từ miệng Ngài rao giảng. Vào lúc đầu đám đông chỉ “tụ lại” quanh Chúa Giêsu và theo Ngài về nhà (c. 21). Còn vào lúc cuối thì xem ra họ “nghiêm chỉnh” hơn bởi vì đã biết “ngồi quanh” nghe Ngài giảng (c. 32a và 34a). Đối đầu với những kẻ “bên ngoài’, cộng đoàn các môn đệ ngày càng gia tăng. Và Chúa Giêsu cho biết kẻ thuộc về Ngài chính là kẻ thực hành ý muốn của Thiên Chúa. Về sau, khi cùng tham dự vào Lễ Hiện Xuống, các Kitô hữu sẽ thực sự được gọi là “anh chị em” của Chúa Giêsu, bởi vì họ đã thiết lập nên một dòng dõi thiêng liêng, tức gia đình đích thực của Chúa Giêsu trong cộng đoàn có tên là “Giáo Hội” (x. Plm 1-2).