Chúa Nhật Lễ Thánh Gia - Năm B

LÒNG TIN KHÔNG ĐẮN ĐO

CỦA ĐỨC MARIA VÀ THÁNH GIUSE

 Chú giải của Fiches Dominicales

Trung thành với Luật Môsê, các ngài dâng hiến Hài Nhi cho Thiên Chúa và cùng Đức Giêsu dấn thân lên đường.

VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI

1. Chúa Giêsu tỏ mình ra trong đền thờ.

Đây là lần Chúa tỏ mình ra trong Đền thờ, trung tâm sinh hoạt tôn giáo của người Do Thái. Cũng trong tư cách là Đấng Cứu Thế, việc tỏ mình này có liên hệ chặt chẽ với việc tỏ mình ra cho các mục đồng vùng Bêlem.

Luca làm cho các độc giả của mình liên tưởng ngay đến "Luật Môsê" ấn định một thời hạn là bốn mươi ngày kể từ ngày sinh con cho đến khi làm lễ thanh tẩy cho người mẹ trẻ. H.Cousin nhận xét: Như vậy là "Bảy mươi tuần đã trôi qua kể từ ngày Thiên Thần Gabrien loan báo Gioan Tẩy Giả chào đời ": Công cuộc giả phóng Giêrusalem được loan báo trong Isaia (Is 40-55) nay trở thành hiện thực, như lời ông Simêon rồi đây sẽ hát lên ("L'evangile de lúc", Centurion, trang 42).

Việc xảy ra tại thành đô "Giêrusalem”, nơi khi lên mười hai tuổi Đức Giêsu sẽ đi hành hương lần thứ nhất (2,42); nơi sẽ diễn ra cuộc "xuất hành" của Người (khổ nạn, chết, sống lại, lên trời) vào những ngày chót của cuộc hành hương long trọng cuối đời. Đây là điểm quan trọng, vì đối với Luca, Giêrusalem sẽ là trung tâm của biến cố Phục sinh và khởi điểm của công cuộc truyền bá Kitô giáo.

- Bối cảnh của sự việc là "Đền thờ', nơi đây Luca đã khởi đầu Tin Mừng bằng việc truyền tin cho ông Dacaria (1,5,25); nơi đây Tin Mừng Luca sẽ kết thúc bằng lời cầu nguyện của cộng đoàn các môn đệ Đức Giêsu "Hằng ở trong Đền thờ mà chúc tụng Thiên Chúa" (24,25). ' '

"Cha mẹ Đức Giêsu" đem con lên Giêrusalem, "để tiến dâng cho Chúa”. Luca đặt vào đây hai nghi lễ riêng biệt:

+ Một đàng theo sách Lêvi 12,8, lễ "thanh tẩy" cho người mẹ

trẻ, 40 ngày sau khi sanh con, nếu là con trai, kèm theo của lễ là “một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non" đối với gia đình nghèo.

+ Đàng khác, theo sách Xuất Hành 13,12 và để kỷ niệm ngày tổ phụ Abraham sẵn sàng dâng hiến cho Thiên Chúa người con trai duy nhất của ông là Isaac (bài đọc 2), còn có việc thánh hiến và chuộc "con trai đầu lòng”.

Có tới ba lần Luca nhấn mạnh đến ý muốn của Giuse và Maria là trung thành làm xong mọi việc "như Luật Chúa truyền”. Ngay cả những việc không tiên liệu nữa, bởi lẽ các ngài đích thân dâng tiến con trai đầu lòng theo gương bà Anna đến Nhà Chúa dâng bé Samuen vậy (1 Sam 1,22-24).

2. Ứng nghiệm những lời hứa, loan báo sứ mệnh của Đức Giêsu.

Hai nhân vật bất ngờ xuất hiện, một nam một nữ tiêu biểu cho niềm mong đợi Đấng Cứu Thế từ bao đời nay của Israel. Không hẹn, mà cả hai cùng đến gặp Maria và Giuse: "Và này đây tại Giêrusalem, có một người tên là Simêon... cũng có một nữ ngôn sứ là Anna”. Hai khuôn mặt đẹp gợi nhớ lại những vị thánh nam nữ trong Thánh Kinh kể từ Abraham là sa ra.. Hai bậc cao niên mà vì họ Hài nhi được Thánh Thần tác động, sẽ đến vén lên bức màn bao trùm biến cố để lộ ra ý nghĩa thực: nơi Hài nhi ấy các lời hứa đã được ứng nghiệm, hát nhi ấy loan báo việc sắp xảy ra.

- Trước tiên phải nói đến ông Simêon. Ông không phải là người có trách nhiệm phục vụ Đền Thờ vì ông không phải là tư tế, cũng chẳng phải là lê vi hay Kinh sư. ông chỉ là "người công chính" (nghĩa là người hoàn toàn "khớp với ý muốn của Thiên Chúa) và sùng đạo (nghĩa là người được lòng tin và niềm hy vọng của Israel hun đúc).

+ Trong Bài ca “an bình ra đi" của ông, ông chào mừng cuộc giáng lâm của Đấng cứu độ và tỏ ra mãn nguyện thấy lời Chúa hứa nay được thể hiện nơi Đức Giêsu.

Hài Nhi này đến làm cho lòng mong đợi của riêng ông và dân tộc ông được mãn nguyện; ông lên tiếng ngợi ca ơn lạ lùng Chúa đã ban cho chính ông, người trông đợi cuối cùng của Giao ước cũ, là được "bồng bế trên tay mình" Hài Nhi trưởng tử của một thế giới mới mà ông đã hình dung ra.

Rồi ngỏ lời trực tiếp với hài nhi, ông chào mừng con trẻ là Đấng Mêsia " là "ơn cứu độ " của Thiên Chúa, một ơn cứu-độ vượt khỏi biên giới Israel và có liên can tới mọi dân tộc, bởi lẽ hài nhi Giêsu này "là ánh sáng soi đường cho dân ngoại”. Ông kết thúc bài ca khi loan báo rằng nhiệm vụ trông đợi của Ông đã đến hồi kết thúc: "Giờ đây ông có thể ra đi an bình”.

Những lời tiên tri của ông Simêon khiến cho cha mẹ Hài Nhi "ngạc nhiên”, đồng thời cũng gây cho ông bà những thắc mắc đi đôi với sự hài lòng (xem dưới).

+ Thế rồi, sau khi chúc phúc cho cha mẹ Hài nhi, ông nói với Maria một lời tiên tri đau buồn, tương phản với niềm vui được bày tỏ trong Bài Ca: "Này, người con của bà đây...ông loan báo cảnh "chia rẽ”, sẽ có sự chia lìa vì Đức Giêsu: những kẻ ủng hộ Người thì người sẽ là sức mạnh vực họ chỗi dậy, những ai chống đối người, thì Người khiến họ phải "vấp ngã”. Bởi lẽ, R.Meynet chú giải "Chúa không áp đặt ơn cứu độ của người cho ai cả; người chỉ đưa ra, chỉ "dành sẵn cho muôn dân”, cho mọi dân tộc cũng như cho Israel. Người chỉ kêu mời người ta đón nhận trong tự do. Nhưng rnọi người đều sẽ phải quyết định. Đức Giêsu không phải là một chứng cứ không thể phi bác người là một dấu chỉ trước niềm tin và tự do của con người. Nhiều người trong Israel sẽ từ chối Người, nhưng những người khác sẽ chấp nhận đi theo Người. Nơi các dân tộc cũng thế thôi. Mọi người sẽ bị phân rẽ, ngay cả giữa cha mẹ mình, ngay cả Đức Maria cũng sẽ phải chịu thử thách ấy. Sự ngạc nhiên của cha mẹ Người là sự ngạc nhiên của lòng tin trộn lẫn với những thắc mắc và sự hài lòng trước những biến cố bất ngờ này. Trước xì-căng-đan của thập giá, lòng tín của Đức Maria cũng như của tất cả các môn đệ đều sẽ phải trải qua cơn xâu xé dày vò" ("L'evangile se lon saint lúc – Analyse rhétorique". Cerf, trang 40).

Và này đây một nhân vật khác, bà Anna, mà Luca gọi là "nữ ngôn sứ”. J . Potin viết: ""Bà cũng là hình ảnh người phụ nữ thánh thiện của Kinh Thánh. Bà kết hôn từ thuở niên thiếu, nhưng có lẽ chịu phận son sẻ, giống như bà mẹ của Samuen đã một thời hiếm muộn; bà ở goá để tưởng nhớ chồng, những ăn chay cầu nguyện, sớm hôm thờ phụng Thiên Chúa trong đền Thờ. Qua bà, cả một đoàn lũ đông đảo các phụ nữ thánh thiện Israel đang dâng lời cảm tạ Thiên Chúa vì từ nay Người khởi sự thực hiện việc giải thoát dân Người" ("Jésus, l'histoire vraie", Centurion, trang 95).

Phần cuối câu truyện không quên nhắc lại việc cha mẹ Đức Giêsu trung thành tuân thủ Lề Luật. Rồi bằng ít lời vắn gọn, Luca tóm kết tất cả cuộc đời thơ ấu của Đức Giêsu ở Nagiarét như sau: "Khi hai ông bà đã làm xong mọi việc như Luật Chúa truyền, thì trở về nơi cư ngụ là thành Nagiarét, miền Galilê. Còn Hài Nhi, ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ơn nghĩa cùng Thiên Chúa”.

Ơn khôn ngoan mà Hài Nhi được tràn đầy, chẳng bao lâu nữa người ta sẽ thấy biểu lộ trong trình thuật tìm gặp lại con trong Đền thờ (Lc 2,46-47).

BÀI ĐỌC THÊM.

1. "Một khởi đầu mới mong manh”.

(L. Sintas, trong "Parole du Dteu pour la méditation ét l'homélie. Năm B", Médiaspaul. trang 22-23).

Để ghi nhớ việc tổ phụ Abraham hiến tế con đầu lòng cho Thiên Chúa, Luật truyền cho mọi con trai đầu lòng phải được hiến dâng cho Chúa (...). Maria và Giuse tuân thủ Luật Chúa truyền. Vì hai ông bà nghèo, nên dâng một cặp bồ câu non làm của lễ.

Hôm nay nghi lễ hiến dâng này có một tầm mức thật là độc đáo. Nếu đúng là mọi Hài Nhi ra đời đều là ơn huệ của Thiên Chúa mà mọi cha mẹ phải nhìn nhận và vui mừng, thì điều đó càng đúng biết bao đối với trường hợp của Hài Nhi Giêsu. Không ai trong số những người được trông thấy Maria và Giuse tiến vào Đền thờ hôm ấy, hiểu được điều ấy. Các môn đệ, các thánh sử thực ra chỉ hiểu rõ điều này sau khi Chúa phục sinh. Chỉ tới lúc ấy các ông mới nhận ra sự cao cả lạ lùng của Đức Giêsu, Đấng các ông đã sống kề cận trong ba năm qua. Sự cao cả lạ lùng đó Đức Giêsu đã có từ lúc đức Maria mang thai và sinh ra Người, dầu rằng lúc đó còn bị che giấu. Chỉ sau biến cố phục sinh, các ông mới có thể viết Tin Mừng về thời thơ ấu của Đức Giêsu là làm nổi bật được tính cách độc nhất vô nhị của Người.

Nơi bản thân ông Simêon, Luca như đọc được một bản tóm tắt toàn bộ mầu nhiệm ấy. Simêon là một con người được nhào nặn trong lòng tin của Israel. Nếu ông được coi là một người công chính, thì điều đó có nghiã là nơi ông, người ta gặp được sự thánh thiện của những chính nhân đầy lòng tin. Ông giữ một vị trí chính đáng trước mặt Thiên Chúa, trước lề luật của Thiên Chúa, cũng như trước mặt mọi người. Bởi được viết sau biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống, nên Luca có thể gọi đích danh nhiệt tình thúc đẩy ông Simêon lên Đền Thờ, là sức mạnh dun dũi của Thánh Thần. Chúa Thánh Thần được giới thiệu ở đây như là sức mạnh duy nhất kiến tạo nên dân Chúa, dẫn dắt dân trong lòng tin (...). Sự hiệp nhất sống động giữa Cựu ước và Tân ước được biểu lộ ra bằng một biến cố. Một ông già mà cả đời đã được nuôi dưỡng trong lòng tin của tổ phụ Abraham giờ đây tiến đến trước Đấng Mêsia của lời hứa và được khao khát từ bao đời. Ông già ấy giờ đây ẵm bế trên tay mình Đấng Mêsia kia và hát lên-lời ca chúc tụng và tri ân Thiên Chúa:

Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này được an bình ra đi (...).

Ông già ấy có thể qua đi. Vậy thì ngọn lửa thiêng kia phải được trao lại cho ai? Trao cho một hài nhi bé bỏng. Điều này muốn nói lên rằng giai đoạn đầu mới lạ này quả là mong manh bé nhỏ. Nước Thiên Chúa giống như một hạt giống dù là loại hạt nhỏ nhất, nhưng vẫn hứa hẹn sẽ trở nên một cây to lớn. Nó cũng nói lên tầm quan trọng của Thánh Gia trong vai trò được trao phó và gìn giữ hạt giống mỏng manh kia. Quả là mong manh bé nhỏ khi toàn bộ thế lực sự ác sẽ ập đến tấn công hạt giống ấy. Và ông Simêon cũng nói cho Maria hay một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà. Cuộc khổ nạn đã có mặt ngay từ đây rồi. Phải, người ta sẽ chia rẽ vì hài nhi này. Trẻ ấy sẽ làm cho nhiều người phải vấp ngã. Thực tế cho thấy hận thù ghen thét dường như toàn thắng. Những thù địch của Đức Giêsu sẽ thắng được Người. Họ sẽ kết tội và đóng đinh Người.

Tuy nhiên, cũng chính Giêsu ấy sẽ làm cho nhiều người được chỗi dậy. Phục sinh đã được loan báo và ơn cứu độ của Thiên Chúa sẽ đem đến một cuộc phục hồi lớn lao vô cùng. Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ Chúa đã danh sẵn cho muôn dân.

Đó chính là lý do khiến nữ ngôn sứ Anna, lúc ấy cũng tới nơi để cùng hát lên những lời tán tụng Thiên Chúa với ông Simêon.

2. “ Trung tín với thần khí”

(Đức Cha L.Daloz, trong "diệu a visité son peuple"; Desclée de Brouwer, trang 21-22).

"Để chu toàn các điều Luật truyền, cha mẹ Đức Giêsu đem Người lên Đền Thờ dâng tiến cho Thiên Chúa, và dâng của lễ nghèo hèn là "một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non" dành cho việc thanh tẩy Đức Maria. Được Thần Khí thúc đẩy, ông Simêon lên Đền Thờ gặp hai ông bà. "Ông Simêon là người đã được Thánh Thần linh báo cho biết là ông sẽ không thấy cái chết trước khi được thấy Đấng Kitô của Đức Chúa? Hoạt động của thần Khí là sợi đây nối kết mọi hoàn cảnh xảy ra khi Đức Giêsu giáng sinh. Công trình Thần Khí thực hiện thì sung mãn, phong phú và hưng phấn. Câu truyện trong hai chương đầu của Tin Mừng Luca mang dấu ấn rõ rệt về hoạt động của Thần Khí. Những biến cố luôn hàm ý về tương lai, và người ta đã linh cảm được sứ mệnh phổ quát của Đức Giêsu. Những nhân vật như Maria, Dacaria, Êlisabét, Simêon và nữ ngôn sứ Anna đều là những người loan báo ơn giải thoát mà hạt giống đã được chôn vùi trong thế giới chúng ta. Các ngài đều làm chứng rằng ơn cứu độ đã tới và hết sức vui mừng. Thần Khí hoạt động dựa trên các ngôn sứ, Thần Khí ấy của Thiên Chúa tràn đầy vũ trụ, đến thực hiện các lời hứa và ban ơn thông hiểu. Qua miệng ông Simêon, Thần Khí tỏ cho thấy ánh sáng đang đi vào thế giới và người Con của Đức Maria nắm giữ vai trò quyết định. Người con ấy sẽ là dấu hiệu cho người ta chống đối, khi phanh phui ra những tranh cãi của nhiều tâm hồn. Chúng ta hết thảy đều liên can tới điều mạc khải này vì nó cũng phanh phui những tranh chấp trong tòng ta. Cũng Thần Khí ấy của Thiên Chúa còn thâm nhập vào nơi sâu thẳm của bản thân ta và thúc đẩy ta, phải nhận biết Đấng ban ơn cứu độ. Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại ” ... Chỉ mình Thần Khí mới có thể mở mắt ta đón nhận ánh sáng này. Như ông già Simêon, như nữ ngôn sứ Anna, tâm hồn ta phải biết lắng nghe và nhạy bén với làn gió âm thầm của Thần Khí. Như vậy, chúng ta mới có thể đón nhận Đức Kitô - Anh sáng.