Chúa Nhật II Mùa Vọng - Năm B |
DỌN ĐƯỜNG CHO CHÚA ĐẾN |
Lm Giuse Đinh lập Liễm |
A. DẪN NHẬP
Chủ
đề Chúa nhật thứ I mùa Vọng là “Hãy tỉnh thức chờ đợi Chúa đến”. Chúa sẽ
đến là một điều chắc chắn, nhưng trước khi Chúa đến, mọi sự phải được
chuẩn bị sẵn sàng. Ngay từ
thế kỷ thứ 6, tiên tri Isaia đã hô hào cho dân chúng hãy sửa đường cho
Chúa đến (bài đọc I). Sau này, Gioan Tẩy giả xuất hiện, cũng tiếp nối sứ
vụ tiền hô ấy, ông cũng khuyên mọi người như Isaia xưa :”Có tiếng hô
trong hoang địa : Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng
để Ngài đi”.
Chuẩn
bị đường cho Chúa đến là phải sửa đường cho thẳng, cho tốt đẹp, sạch sẽ.
Theo Gioan Tẩy giả, sửa đường chính là sám hối, là canh tân cuộc sống
của mình để xứng đáng đón nhận Chúa đến trong ngày Ngài quang lâm và
nhất là trong ngày sau hết của đời mình.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.
+ Bài
đọc 1 : Is
40,1-5.9-11.
Đoạn
trích phần thứ hai của sách Isaia, được gọi là Sách An ủi, cho biết :
Thời nô lệ của Israel đã chấm dứt, Thiên Chúa tha thứ tội lỗi cho dân.
Ngày xưa vì đã phản bội Giao ước, đã phản bội Chúa nên Thiên Chúa đã cho
họ bị lưu đầy. Nay dân Chúa đã biết hối lỗi, Thiên Chúa ân xá
cho họ và sẽ đưa họ về quê cha đất tổ. Việc loan báo này được coi như là
loan báo Tin mừng cứu độ.
Ngày
xưa, Thiên Chúa đã dẫn cha ông họ trong sa mạc đề về đất hứa, ngày nay
Thiên Chúa cũng dẫn họ qua sa mạc để về lại quê cha đất tổ. Cuộc xuất
hành lần thứ hai này không những chỉ là thời gian thử thách mà còn là
thời gian tinh luyện , vì
thế, mới có tiếng người hô
trong sa mạc : hãy dọn đường cho Chúa đến.
Không
những Thiên Chúa đã giải thoát dân mà Ngài còn yêu thương họ như mục tử
nhân lành chăn dắt đàn chiên mình :”Ngài ẵm chiên con trên cánh tay,
ôm ấp chúng trong lòng và nhẹ tay dẫn dắt những chiên mẹ”.
+ Bài
đọc 2 : 2 Pr
3,3,9-14.
Các
Kitô hữu đầu tiên cứ tưởng rằng ngày Chúa trở lại trần gian sắp đến.
Thức lâu chầu mỏi, họ đâm ra chán nản không
tha thiết gì đến việc dọn đường cho Chúa. Nhưng thánh Phêrô cho biết sở
dĩ Chúa chậm đến là vì Ngài nhẫn nại, ban thêm thời gian cho kẻ tội lỗi
ăn năn sám hối.
Chúa
đã hứa thì Ngài sẽ thực hiện. Chắc chắn Ngài sẽ đến trong vinh quang để
phán xét kẻ sống và kẻ chết, còn ngày giờ nào thì chưa ai biết. Ngài sẽ
đến để đem đến trời mới đất mới, nơi công lý ngự trị. Còn
việc phải làm ngay trong lúc này là mọi người phải sống thánh thiện để
đón chờ Chúa đến :”Trong khi mong đợi ngày đó, anh em phải cố gắng
sao cho Ngài thấy anh em tinh tuyền, không chi đáng trách và sống bình
an” (2 Pr 3,14).
+ Bài
Tin mừng :
Mc 1,1-8.
Đấng Messia mà Cựu ước loan báo chính là Đức Giêsu, Ngài sẽ đến. Nhưng trước khi Ngài đến cần có người đến trước chuẩn bị. Đó là Gioan Tẩy giả, ông đến dọn đường cho Ngài. Ông đã chọn nơi cô tịch nơi hoang địa để thi hành sứ vụ, nhằm tránh xa chốn ồn ào của thành phố, giúp cho lời nói của ông được người đời nghe rõ hơn và dễ thấm nhập nơi nội tâm con người.
Ông
cũng lặp lại lời tiên tri Isaia hô hào cho dân chúng thực hiện :”Có
tiếng người hô trong
hoang địa, hãy dọn đường cho Chúa đến”. Ông
thực sự là tiền hô rao giảng sự thống hối chờ đợi Chúa đến. Qua
nếp sống gương mẫu của ông, từng đoàn người kéo đến bờ sông Giordan chịu
phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội.
Theo
thánh Gioan, việc dọn đường cho Chúa là lòng sám hối và lãnh nhận phép
thánh tẩy. Ông khuyên tất cả mọi người hãy từ bỏ con đường tội lỗi mà
trở về đường lành, và lúc đó mọi người sẽ xứng đáng hưởng ơn cứu độ,
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
Dọn đường là sám hối.
I. CÔNG VIỆC DỌN ĐƯỜNG.
Ngày
nay, kinh tế phát triển mạnh, giao thông là yếu tố quan trọng trong việc
phát triển kinh tế của một nước. Muốn cho giao thông tốt phải có đường
tốt, muốn có đường tốt thì phải sửa chữa và bảo trì như : đường bộ,
đường hàng hải hay đường hàng không. Sửa đường là một việc thường xuyên
phải thực hiện để giao thông được dễ dàng.
1. Có
nhiều con đường.
- Con
đường vật lý là những con
đường làm bằng vật chất mà ta phải xử dụng hằng ngày để sự giao thông
vật chất được dễ dàng. Những con đường này rất nhiều, rất đa dạng, ở đâu
cũng có. Chỗ nào không có đường thì giao thông bị bế tắc.
- Con
đường tinh thần là con
đường vô hình trong việc giao lưu giữa con người với con người . Đây
chỉ là con đường vô hình, siêu vật chất nhưng cũng có lúc bị tắc nghẽn
hay bị cắt đứt làm cho sự giao lưu giữa con người gặp khó khăn ví dụ :
hai người ngồi gần kề nhau mà vẫn thấy nghìn trùng xa cách.
- Con
đường thiêng liêng là con
đương vô hình , siêu vật chất nối kết tâm hồn ta với thần linh, nối kết
linh hồn ta với Thiên Chúa.
Con đường này cũng có khi bị tắc nghẽn làm cho chúng ta khó liên hệ với
Chúa, ví dụ người luôn ở trong tình trạng phạm tội nhẹ hay ở trong tình
trạng ơ hờ lạnh nhạt đối với Chúa. Cũng có thể con đường này bị cắt đứt
trong tình trạng con người phạm tội trọng. làm cho ta không đến được với
Chúa và Chúa không đến với ta.
2. Sửa
phẳng con đường thiêng liêng.
Con
đường thiêng liêng của chúng ta cũng có thể bị tắc nghẽn hay gián đoạn
bởi thung lũng, núi đồi, khúc quanh co, đường lồi lõm. Tình trạng con
đường bị tắc nghẽn nhiều hay ít là do từng người, và mỗi người chúng ta
phải sửa chữa để đến với Chúa.
Tâm
hồn ta có những hố sâu tham
lam muốn chiếm đoạt tất cả, muốn thu quén tất cả vào túi riêng. Tâm hồn
ta có những hố sâu chia rẽ, muốn gây bất hòa, luôn giận hờn, luôn ghen
ghét, luôn nghi kỵ. Tâm hồn ta có những hố sâu đam mê, miệt mài đuổi
theo danh, lợi, thú. Tâm hồn ta có những hố sâu dục vọng nặng nề thú
tính.
Tâm
hồn ta có những khúc quanh
co của sự dối trá, không
thành thật với Chúa, không thành thật với người khác và không thành thật
với chính mình. Tâm hồn ta có những khúc quanh co của sự trốn tránh bổn
phận, của sự giả hình, của sự thiếu duyệt xét lương tâm.
Tâm
hồn ta có những lượn sóng
gồ ghề của những lời nói
độc ác, tàn nhẫn. Tâm hồn ta gồ ghề vì thói lười biếng không chịu cố
gắng thăng tiến bản thân. Tâm hồn ta gồ ghề vì
những phê bình chỉ trích thiếu tính cách xây dựng.
Tất
cả những ngọn đồi, những vực sâu, những khúc quanh co, những lượn sóng
gồ ghề ấy ngăn Chúa đến với ta. Hãy bạt đi thói kiêu căng tự mãn.bạt đi
thói kiêu hãnh ngang ngạnh. Hãy lấp đi những hố sâu tham lam, chia rẽ,
bất hoà. Hãy lấp đi những hố sâu đam mê, dục vọng. Hãy uốn thẳng lại
những khúc quanh co dối trá. Hãy uốn lại những khúc quanh giả hình. Hãy
uốn lại những khúc quanh mưu mô xảo quyệt. Hãy san phẳng những lượn sóng
gồ ghề độc ác. Hãy san phẳng những sóng gồ ghề nói hành nói xấu. Nên
hôm nay, thánh Giaon Tẩy giả mời gọi ta hãy sửa chữa con đường thiêng
liêng cho tốt đẹp để đón Chúa đến.
Muốn
có con đường thẳng ngay và
bằng phẳng, cần có một tâm hồn chính trực. Với những ai muốn đón Chúa
đến, Gioan Tẩy giả yêu cầu :”Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa
lối cho thẳng để Người đi”. Khi
đón một nhân vật quan trọng đến vùng nào, người vùng đó phải dọn dẹp
đường cho ngay thẳng, bằng phẳng, sạch đẹp. Cũng vậy, để đón Chúa đến,
ta cũng phải sửa lại những con đường trong tâm hồn ta cho ngay thẳng,
bằng phẳng, sạch đẹp ; nghĩa là tâm hồn ta phải luôn ngay thẳng, chính
trực, không quanh co, gian dối, giả hình...
Ngay
thẳng là một trong những yếu tố chính yếu của sự công chính, thánh
thiện. Thiết tưởng người Kitô hữu cần phải tạo cho mình một tư cách ngay
thẳng, chính trực, nói gì hay làm gì cũng phải “công minh chính đại”,
“đường đường chính chính”, không lén lút, giấu giếm,
không làm ai phải nghi ngờ điều gì. Tư cách của người Kitô hữu phải là
tư cách của một người quân tử, tôn trọng sự thật, nghĩ thế nào nói thể
ấy và nói sao thì làm vậy...
II. DỌN ĐƯỜNG VÀ SÁM HỐI.
1. Dân
Israel đã sám hối.
Bài
đọc I cho chúng ta biết : những năm tháng lưu đầy đã giúp họ hồi tâm lại
và nhận thức lý do đưa tới tù đầy đau khổ là chính tội lỗi của họ (Yr
7,25-28). Từ đó nhóm dậy trong lòng họ những tâm tình sám hối, dẫn đến
quyết định dứt khoát với tội
lỗi. Khi làm như thế là họ sửa sang đường lối trong tâm hồn cho ngay
thẳng để đón tiếp vinh quang Chúa đến.
2. Thánh
Gioan Tẩy giả cũng đòi sám hối.
Thánh
Gioan rao giảng sự sám hối bằng
cách chịu phép rửa để được ơn tha tội. Ngài
đòi con người phải sửa đổi tâm hồn, nhưng ngài không làm cách mạng, ngài
không bắt người ta phải thay
đổi cuộc sống, thay đổi địa vị xã hội, cho dù là thu thuế hay binh lính,
hai hạng người mà thời bấy giờ bị
coi khinh và xem thường. Nhưng Gioan chỉ nhắc nhở, thúc giục mọi người
hãy cải thiện đời sống, đổi mới tâm hồn để sẵn sàng chờ đón Chúa đến.
3. Chúng
ta cũng phải sám hối.
Sám
hối, theo tiếng Hy lạp có nghĩa là thay đổi não trạng. Theo tiếng Do
thái là quay trở về, trở lại, tức là trở về với Chúa, với giao ước của
Chúa. Gioan rao giảng kêu gọi mọi người sám hối. Ai nghe lời ngài giảng
mà sám hối thì được ngài làm phép rửa. Nhưng phép rửa của ngài chỉ có
tính cách giúp người ta thống hối, sửa soạn cho việc tha tội, chứ không
phải là một bí tích như phép rửa Chúa Giêsu sẽ thiết lập sau này.
Sám
hối là biết trở về, nghĩa là phải nhận biết tội lỗi của mình, biết nhìn
nhận ra thực trạng của linh hồn mình, nhưng mấy người biết nhìn ra tội
lỗi của mình. Biết thực trạng con người của mình là điều kiện cần thiết
của sự sám hối.
Gần
20 thế kỷ nay, thánh Phaolô tông
đồ đã nói :”Tôi xử sự như một thằng điên và sai lầm
của tôi thì nhiều vô kể”.
Hùm thiêng khi đã sa cơ như Napoléon lúc
ngồi vò võ tại đảo Sainte Hélène cũng phải tự thú :”Sự sụp đổ này là
tại chính tôi, tôi là tử thù của tôi, là nguyênnhân mạt kiếp của tôi”.
Tâm hồn thánh thiện như thánh Phaolô,
một bộ óc vĩ đại như Napoléon mà còn buông ra những lời tự thú như vậy
thì huống hồ là chúng ta...hay làm lỗi mà ít khi chịu nhận là mình lầm
lỗi.
Triết
gia Elbert Hubbart nói
:”Người nào cũng sai lỗi ít là 5 phút mỗi ngày. Bậc thánh nhân
là không để vượt qua thời gian kỷ lục ấy”.
Như vậy ai dám nói là mình hoàn hảo,
không còn sai sót gì, không cần phải sửa đổi gì bởi vì như người ta
thường nói :“Bàng quan giả tỉnh, đương
cục giả mê” : việc người
thì sáng, việc mình thì quáng.
Truyện :
Biết nhận lỗi mình.
Công
tước d’Ossone, một nhà chính trị trứ danh, vào năm 1624 lên chức phó
vương ở Naples. Một hôm, ông đến thăm nhà ngục và hỏi từng phạm nhân là
đã làm gì mà mình bị giam
Tất
cả mọi tù nhân đều kêu là mình bị oan, duy chỉ có một anh cúi đầu nhận
tội, và còn nói đáng lẽ ra
mình phải chịu phạt hơn nữa mới xứng đáng. Thấy hắn khiêm nhường nhận
lỗi , công tước bảo :”Như vậy thì anh ở đây không phải chỗ : anh có tội
mà sao lại ở giữa những người vô tội này ? Hãy ra khỏi đây, Ta tha cho
anh”.
Chúa
cũng sẽ tha tội cho tất cả những ai thành thật thú nhận tội lỗi của
mình, bởi vì bản tính của con người là hay sa ngã, còn bản tính của
Thiên Chúa là hay tha thứ !
Đức
Khổng Tử đưa ra môt
chương trình giáo dục mà ngày nay vẫn còn có giá trị. Chương trình đó là
:”Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”: muốn cai trị
được thiên hạ, muốn đem lại được bình an thịnh vượng cho thế giới thì
trước tiên phải “tu thân”, phải sửa mình cho nên tốt đã. Mình có tốt thì
mới điều khiển được thiên hạ, mới có thể đưa xã hội vào con đường ngay
chính, mới đưa đến trật tự an toàn, mới có hoà bình trật tự. Còn nếu
muốn điều khiển thiên hạ mà mình chưa tốt thì sẽ rơi vào tình trạng “Thượng
bất chính, hạ tắc loạn” :
Người
trên ở chẳng chính ngôi
Làm
cho kẻ dưới chúng tôi hỗn hào.
Truyện :
kinh nghiệm của một triết gia.
Một
triết gia Ấn độ đã nhìn lại quãng đời đi qua của mình như sau :
-
Lúc còn trẻ, tôi là một người có đầu óc cách mạng. Lời cầu nguyện duy
nhất mà tôi dâng lên Thiên Chúa là : lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực
để con thay đổi thế giới.
-
Đến tổi trung niên, tôi mới nhận thấy rằng một nửa đời người của tôi đã
qua đi mà tôi chưa thay đổi được một người nào. Lúc đó, tôi mới cầu
nguyện với Thượng Đế : lạy Chúa, xin
cho con được biến cải tất cả những
người con gặp gỡ hằng ngày, nhất là gia đình con, bạn bè con. Và như vậy
là đủ cho con mãn nguyện rồi.
-
Nhưng giờ đây, tóc đã bạc, răng đã long, ngày tháng còn lại chỉ còn đếm
trên đầu ngón tay, tôi mới nhận thức rằng tôi đã khờ dại biết chừng nào.
Giờ này, tôi chỉ biết cầu nguyện như sau : lạy Chúa, xin ban cho con
được thay đổi chính con.
Nếu
tôi biết cầu nguyện như thế ngay từ lúc đầu, thì tôi đã không phí phạm
quãng đời đã qua.
Dọn
đường cho Chúa đến , chính là nỗ lực hoán cải bản thân và thực thi bác
ái.
Một
nhà cách mạng đã nói :”Chỉ cần 10 người như thánh Phanxicô Assisi thì
cuộc diện thế giới sẽ
thay đổi”. Cuộc cách mạng đầu tiên mà bất cứ vị thánh nào cũng khởi
sự, đó là cách mạng bản thân.
Vào
thế kỷ 12, tệ đoan lan tràn khắp nơi, các phe phái quá khích nổi lên,
nhiều người phê bình chỉ trích các nhà lãnh đạo Giáo hội vì cuộc sống
phản chứng của các ngài. Lúc đó thánh Phanxicô Assisi xuất hiện. Ngài
không chỉ trích ai, nhưng ý thức rằng kẻ phải ăn năn sám hối trước tiên
là chính ngài. Ngài không khoe khoang, không tham lam, không giả hình,
nhưng cố gắng sống nghèo khó, bác ái, phục vụ, khoan dung. Lý tưởng của
thánh Phanxicô chẳng mấy
chốc đã được nhiều người chia sẻ. Giáo
hội được hồi sinh, nhiều tâm hồn được đổi mới. Mùa xuân thiêng liêng
được nở rộ nhiều thế kỷ kế tiếp.
“Khi tôi trưởng thành, tôi là một
người chững chạc, thì thấy thời gian chạy.
“Cuối cùng khi tôi bước vào tuổi chín
mùi, tuổi già, thì thấy thời gian bay
“Chẳng bao lâu nữa là tôi chết, lúc
đó thời gian đã đi mất.
“Ôi ! lạy Chúa Giêsu, khi cái chết
đến, thì ngoài Ngài ra, không còn gì là quan trọng nữa”. |