Chúa Nhật I Mùa Vọng - Năm B |
MONG ĐỢI NGÀY CHÚA ĐẾN |
Lm Giuse Đinh lập Liễm |
+++
A. DẪN NHẬP.
Hôm
nay chúng ta bắt đầu một năm Phụng vụ mới. Năm phụng vụ bắt đầu từ ngày
Chúa nhật I Mùa Vọng.
Mùa
Vọng là mùa trông đợi. Trước mắt chúng ta trông đợi Chúa đến trong ngày
lễ Giáng sinh với tâm hôn vui tươi và đạo đức sau bốn tuẫn lễ đã chuẩn
bị kỹ càng.
Như
thế cũng chưa đủ, nhân bầu khí của Mùa Vọng này, Giáo hội hướng lòng ta
về ngày quang lâm của Chúa, Ngài sẽ đến trần gian lần thứ hai để xét xử
kẻ sống và kẻ chết.
Ngoài
ra, chúng ta cũng còn phải trông đợi Chúa đến với chúng ta trong ngày
sau hết của đời mình. Vì thế, Giáo hội muốn dựa vào bài Tin mừng hôm nay
để nhắc nhở chúng ta là Chúa sẽ đến với ta cách bất ngờ, thái độ của
chúng ta là phải luôn tỉnh thức và sẵn sàng chờ đợi Chúa đến.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.
+ Bài
đọc 1 : Is
63, 16-64,7.
Dân
Israel đã ký Giao ước với Thiên Chúa tại núi Sinai qua trung gian ông
Maisen nhưng rồi dân lại bất trung, phá vỡ Giao ước để đi thờ thần dân
ngoại. Do đó, Thiên Chúa đã
trao dân vào đạo quân của vua Nabuchodonosor : thành Giêrusalem bị phá
hủy, dân bị bắt đi lưu đầy ở Babylon. Tình trạng lưu đầy nơi đất khách
quê người rất khốn khổ. Nhưng vào cuối thời lưu đầy, dân Israel đã ý
thức rằng họ khốn khổ là do họ tội lỗi, đã phản bội Chúa. Tiên tri Isaia
đã dùng ngòi bút của mình ghi lại lời kêu van đầy cảm kích trong cơn
khốn khổ :”Xin Chúa hãy đến cứu giúp dân Ngài”.
Isaia
đã thay mặt cho dân chúng bầy tỏ đôi điều :
a)
Thú nhận tình trạng tội lỗi của dân : Chúng tôi đã luôn ở trong tình
trạng tội lỗi. Tất cả chúng tôi đều đầy vết nhơ.
b)
Xin Chúa hãy tha thứ tội lỗi. Xin đến cứu thoát :”Xin Chúa băng qua
các tầng trời mà ngự xuống”.
+ Bài
đọc 2 : 1Cr
1, 3-9.
Sau
khi đã nhận được Tin mừng do thánh Phaolô rao giảng, tín hữu Côrintô đã
tỏ ra mình là một cộng đoàn sinh động, có những tấm lòng sốt sắng và
chân thành. Tuy thế, họ cũng gặp nhiều khó khăn nội bộ : chia rẽ, kiện
tụng, luân lý suy đồi...
Thánh
Phaolô nhắc nhở họ hãy nhớ đến bao ân sủng của Thiên Chúa đã ban cho họ.
Tuy nhẹ nhàng khiển trách họ nhưng ngài khuyên họ hãy tỏ ra xứng đáng
hơn với những ân huệ đó và hướng dẫn họ nhìn tới ngày trở lại của Đức
Kitô và mời gọi họ chuẩn bị đón chờ ngày đó, nhờ thái độ kiên trung
trước mọi thử thách.
3. Bài
Tin mừng : Mc
13,33-37.
Trong
bài Tin mừng này, Chúa Giêsu báo trước cho tất cả các môn đệ là Ngài sẽ
trở lại trần gian này cách bất ngờ. Để dễ hiểu, Ngài đưa ra dụ ngôn về
người đầy tớ phải canh cửa
để đón chủ về bất cứ lúc nào. Do
đó, Chúa Giêsu chỉ rõ thái độ cần phải có để chờ Chúa trở lại là Tỉnh
thức sẵn sàng như người
đầy tớ thức chờ chủ về đột ngột giữa đêm khuya. Dụ
ngôn người canh cửa giúp ta có thái độ cảnh giác chống lại tình trạng mê
ngủ thiêng liêng đe dọa mọi người chúng ta. Mùa Vọng là mùa canh thức và
sẵn sàng chờ đợi.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
Đợi chờ trong tỉnh thức và sẵn sàng.
I. MÙA VỌNG TRONG ĐỢI
CHỜ.
1. Dân
Israel đợi chờ.
Lịch
sử Israel là một cuộc chờ đợi. Trong
suốt thời gian 70 năm lưu đầy bên Babylon, dân Chúa đã thấm mệt : bị kẻ
thù áp bức, hành hạ, khinh bỉ... Họ chờ Đấng Messia đến thiết lập nền
công chính trên trái đất này. Sự đợi chờ đã đến cao điểm và tiên tri
Isaia đã thay lời cho dân chúng kêu lên lời xin thảm thiết :”Trời cao
hãy đổ sương xuống”.
Trong
cảnh khốn cùng, dân Israel mới hồi tỉnh lại và nhận ra mình đã đi sai
đường lối, đã lỗi phạm đến Chúa nên đã kêu xin :
“Lạy Chúa, chúng con đã
phạm tội. Chúng con như chiếc áo dơ bẩn... Chúa đã ẩn nấp không cho
chúng con nhìn thấy và Chúa đã phó mặc chúng con cho quyền lực tội lỗi.
Nhưng Chúa là Cha, chúng con là đất sét trong tay Chúa là người thợ gốm,
tất cả chúng con đều do bàn tay Chúa làm nên... Xin Chúa hãy băng qua
các tầng trời mà ngự xuống”.
Giáo
hội dùng những lời đó để làm lời kinh trong Mùa Vọng này. Chúa Kitô
thành Nazareth đến, đáp lại mối kỳ vọng ngàn đời của thế giới. Chúng ta,
Giáo hội lữ hành đang mong đợi Chúa đến để đánh tan sự thất vọng và khơi
dậy niềm tin và hy vọng. Đó là Mùa Vọng khởi đầu hôm nay.
2. Chúng
ta chờ đợi.
VỌNG
tức là chờ đợi trông mong. Đã chờ đợi thì luôn có hy vọng. Đã hy vọng
thì luôn có tin yêu, ví dụ hai người yêu chờ đợi nhau, hoặc chờ đợi
người đi xa về. Mùa Vọng là mùa mong đợi Chúa đến. Từ ngữ “Chúa đến”
thường được hiểu bằng 4 cách :
-
Chúa đến trong lịch sử nhân loại.
-
Chúa đến trong ngày phán xét chung.
-
Chúa đến trong giờ chết của mỗi người.
-
Chúa đến trong ơn thánh hằng ngày.
Như
vậy, Chúa đến với loài người : lần thứ nhất và thứ hai công khai, còn
các lần khác thì có tính cách âm thầm và riêng tư.
a) Chúa
đến lần thứ nhất :
Chúa đã đến trong hang đá Belem để thực hiện việc cứu chuộc nhân loại.
Ngày nay ta chỉ còn kỷ niệm ngày Ngài giáng sinh tức là đến lần thứ
nhất. Vậy mùa Vọng gồm có 4 tuần dọn lòng để mừng Chúa Giáng sinh ngày
25 tháng 12 mỗi năm.
b) Chúa
đến lần thứ hai :
Chúa Giêsu lại xuống thế một lần nữa với tư thế là một vị Vua Thẩm phán
để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Không ai biết được ngày nào việc đó sẽ
xẩy ra, chỉ việc chờ đợi trong hy vọng. Vì
thế, chúng ta phải sống
trong mùa vọng triền miên vì không biết ngày nào giờ nào Ngài sẽ đến.
c) Chúa
đến giữa hai lần : Ngoài
ra, Chúa sẽ đến với chúng ta giữa lần thứ nhất và lần thứ hai. Chúa sẽ
đến với riêng từng người. Đó là giờ chết. Ngày tận thế thì còn xa vời và
mù mờ lắm, còn việc Chúa đến gọi ta trong giờ sau hết thì gần. Nhưng
nó cũng giống như Chúa đến lần thứ hai, không ai biết được ngày nào giờ
nào Ngài sẽ đến vì “giờ chết đến như kẻ trộm”.
d) Chúa
đến trong ơn thánh :
Giáo hội dạy chúng ta vẫn
phải mong đợi, và hàng năm Giáo hội tổ chức Mùa Vọng, không phải chỉ cốt
để chuẩn bị lễ Giáng sinh, không phải chỉ dạy chúng ta gây
dựng tâm tình mong đợi trong mùa đó, nhưng Giáo hội muốn nhân không khí
lễ Giáng sinh dạy chúng ta phải có tâm tình mong đợi thường xuyên, phải
mong đợi Chúa hằng ngày : Chúa đến với ta trong ơn thánh của Ngài, nhất
là trong Bí tích Thánh Thể. Ngoài
ra, chúng ta mong đợi Chúa trong ngày ta từ giã cuộc đời để về với Chúa.
II. ĐỢI CHỜ TRONG TỈNH THỨC.
1. Giáo
huấn của Giáo hội.
Giáo
hội ý thức về cuộc sống ở trần gian này : mọi sự sẽ qua đi và mọi người
đều phải chết. Đây là một
định luật khắt khe buộc mọi người phải tuân thủ. Nhưng
Giáo hội cũng dạy chúng ta phải
dọn lòng chờ Chúa đến, phải tỉnh thức và sẵn sàng đón Chúa vì Chúa đến
bất ngờ. Công đồng Vatican 2
đã diễn tả tư tưởng ấy trong hiến chế Lumen gentium :
“Đàng khác, vì không biết ngày và giờ, chúng ta phải theo lời Chúa dạy, luôn tỉnh thức, để khi cuộc đời độc nhất của chúng ta ở trên trần gian chấm dứt (Dt 9,27), chúng ta xứng đáng vào dự tiệc cưới với Người và được liệt vào số những người được chúc phúc (Mt 25,31-46) chứ không như những tôi tớ khốn nạn và lười biếng (Mt 25,26) sẽ bị đẩy vào lửa đời đời (Mt 25,41), vào chốn tối tăm, nơi khóc lóc và nghiến răng (Mt 22,13 và 25,30” (L.G. số 48).
2. Phải
tỉnh thức chờ đợi Chúa đến.
a) Có
hai kiếp sống.
Bất
cứ ai sinh ra ở trên trần gian này đều có hai kiếp sống : một đời sống
tạm bợ và một đời sống vĩnh cửu; một đời sống hiện tại và đời sống tương
lai; một đời sống hành hương và một đời sống quê thật; một đời sống trần
gian và một đời sống thiên đàng hay hỏa ngục. Từ
kiếp sống này qua kiếp sống kia, mỗi người phải qua sự chết duy có một
lần, đó là lần bái yết Chúa đầu tiên và duy nhất.
b) Một
cuộc chuyển tiếp.
Không
ai có thể sống mãi trên trần gian này vì số phận của con người thường
phải qua 4 giai đoạn : sinh, lão, bệnh, tử. Chết là giai đoạn cuối cùng
và kết thúc. Chết không phải là hết, không phải là đi vào hư vô mà chết
chỉ là một sự chuyển đổi:”Sự sống thay đổi chớ không mất đi và khi
nơi nương náu ở trần gian này bị hủy diệt tiêu tan thì là được một chỗ
cư ngụ vĩnh viễn trên
trời”(Kinh tiền tụng lễ An táng). Hiểu được ý nghĩa ấy, thánh nữ
Têrêsa Hài đồng đã nói :”Tôi không chết, tôi đi vào cõi sống”
c) Cuộc
chuyển tiếp bất ngờ.
Chết
là một công lệ, không ai thoát được công lệ đó, nhưng có một điều làm
cho day dứt là không biết lúc nào mình sẽ chết vì giờ chết như “người
thợ gặt không ngủ trưa” (Cervantes). Trong bài Tin mừng hôm nay,
Chúa Giêsu cũng loan báo cho chúng ta biết là Ngài sẽ đến gọi chúng ta
bất cứ lúc nào, nên phải luôn sẵng sàng tỉnh thức. Để nói về điểm bất
ngờ này, Chúa Giêsu đã đưa ra một dụ ngôn về người canh cửa đợi ông chủ
về.
Trước
khi trẩy đi xa, Ông chủ gọi các đầy tớ giao công tác cho mỗi người. Riêng
tên giữ cửa, Ông dặn phải tỉnh thức mà coi chừng lúc Ông trở về. Ông căn
dặn tên giữ cửa vì là phận sự riêng của hắn, nhưng
Ông cũng có ý nhắn nhủ cho tất cả. Phải tỉnh thức vì không biết chắc vào
giờ nào chủ về : chập tối, nửa đêm, gà gáy, hay ban mai.
Dụ
ngôn cốt nhấn mạnh tư tưởng : mọi người cần phải tỉnh thức vì Ông chủ
(là Con Người, cũng là Chúa Giêsu) không báo trước giờ Ngài sẽ đến.
Những
điều Chúa nói ở đây là đang nói cho 3 tông đồ Phêrô, Giacôbê và Anrê (Mc
13,3), nhưng Chúa nhấn mạnh là Chúa có ý nói
với tất cả mọi người :”Điều Ta bảo cho chúng con, thì Ta bảo cho tất
cả mọi người là hãy tỉnh thức”.
Việc
Ông chủ trở về ban đêm có ý nhấn mạnh rằng : ban đêm thường ít ai để trí
vì ai nấy cũng dễ mê ngủ, vì thế cần phải đề cao cảnh giác, tỉnh thức và
sẵn sàng luôn. Ban đêm còn
diễn tả ý nghĩa thời gian hiện tại ở trần gian, để phân biệt với thời
gian ở Nước Trời đời sau là ban ngày. Trong khi sống ở trần gian này,
cần phải tỉnh thức và sẵn sàng, có nghĩa là phải sống trong ơn nghĩa
Chúa, có đủ điều kiện để được vào Nước Trời ở đời sau.
Truyện :
con quạ thiếu cảnh giác.
Một
người dân Mỹ bị đám quạ hoang phá hoại ruộng ngô. Mang súng ra bắn nhưng
không sao lại gần vì trên cái cọc thông cao có một con đậu canh chừng
khi các con khác ăn. Len lỏi lâu dưới hố sâu ông lại gần được mà con gác
không hay biết. Một tràng đạn nổ, những con sống sót bay vù lên, nhưng
không bay đi xa, chúng sà xuống con canh gác với những tiếng kêu giận
dữ. Con chim khốn nạn này bị
đồng bọn xử một cách tàn nhẫn và nhanh chóng, không thể ở lại trong bầy,
phải rời hàng ngũ đi nơi khác
Đoạn
Tin mừng hôm nay nhắc nhở chúng ta : Chúa sẽ đến, nhưng chúng ta không
biết ngày giờ nào. Vậy phải canh thức để sẵn sàng đón Ngài khi Ngài
đến. Canh thức sẵn sàng như người đầy tớ hoàn thành nhiệm vụ được trao
phó, như các trinh nữ khôn ngoan cầm đèn đi đón chàng rể, như người được
trao vốn đem kinh doanh sinh lời lãi, và cuối cùng bằng đời sống yêu
thương phục vụ. Đó là cách thức chờ đợi Chúa đến.
Phải
tỉnh thức chờ đợi Chúa đến. Tỉnh thức ở đây là phải sẵn sàng chờ đợi. Từ
ngữ “SẴN SÀNG” nói lên một thái độ sinh động chứ không phải ù lỳ, ngồi
một chỗ mà chờ đợi. Sẵn sàng ở đây là phải nỗ lực làm việc với ý thức
rằng mình đang phải làm việc để đợi chờ Chúa đến. Làm việc ở đây là làm
sinh sôi nảy nở ra các ơn Chúa đã ban cho ta, phải sinh hoa kết quả tốt
là các việc lành. Khi Chúa đến tính sổ linh hồn, ta sẽ như một tên đầy
tớ tỉnh thức đi đón Chúa, trình với Ngài các việc làm của ta để được
lĩnh phần thưởng.
Nhìn
vào cuộc sống, chúng ta có thể nói như thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu :”Tất
cả là hồng ân”.
Hồng ân của Chúa có thể đến
từ bất cứ nơi đâu, trong mọi cảnh huống cuộc đời, lúc vui mừng hay khi
đau khổ, lúc thành công hay khi thất bại. Điều quan trọng là chúng ta
biết nhìn ra đó là ân ban của Chúa, và mỗi ân ban là một “Chúa đến
viếng thăm”.
Phụng
vụ thánh lễ hôm nay nhắc nhở cho chúng ta dọn mình : đón nhận ơn Chúa
trong mỗi giây phút hiện tại, chờ đợi Chúa đến trong giờ chết và trong
ngày chung thẩm của nhân loại. Thái độ chúng ta phải có là hãy sẵn sàng
theo như lời khuyên rất khôn ngoan của chân phước Charles
de Foucauld :”Bạn hãy
sống như bạn sẽ chết vào tối nay”. Nếu những cuộc thăm viếng là
những hồng ân của Chúa, thì chúng ta đừng để mất những hồng ân ấy chỉ vì
sự thờ ơ, thiếu chuẩn bị, không sẵn sàng.
Sẵn
sàng còn có nghĩa là đã và đang bắt tay vào việc. Việc chờ đợi Chúa đến
đây là phải có tinh thần sám hối, sửa đổi lại con người của mình cho phù
hợp với ý Chúa. Bài đọc I hôm nay dạy chúng ta một cách tỉnh thức chờ
đợi rất hay : như miếng đất sét trong tay người thợ gốm. Tiên tri Isaia
đã nói lên một sự thật :”Chúng tôi là đất sét, còn Chúa là người thợ
gốm”. Sự thật này đã được sách Sáng thế nói lên ngay từ đầu (St
2,7). Kiểu diễn tả cụ thể của
tác giả sách Sáng thế và của tiên tri Isaia có ý rằng : con người lệ
thuộc vào ThiênChúa.
Sự
lệ thuộc chỉ toàn có lợi. Miếng đất sét chịu lệ thuộc bàn tay uốn nắn
của người thợ gốm thì sẽ trở thành những vật dụng rất hữu ích, thậm
chí trở thành những tác phẩm mỹ thuật rất đẹp.
Vậy,
tỉnh thức và chờ đợi Chúa trong Mùa Vọng là làm như miếng đất sét trong
tay người thợ gốm : ngoan ngoãn vâng theo ơn soi sáng của Chúa Thánh
Thần, đ?l" style="text-align: justify; orphans: auto; widows: auto; -webkit-text-stroke-width: 0px; word-spacing: 0px; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
-
Chủ của cụ ít khi nghỉ tại biệt thự này, có phải không ? Cụ đã trông
thấy ông mấy lần rồi ?
-
Tôi đã trông thấy ông bốn lần. Lần cuối cùng cách đây đã 12 năm.
-
Ông có viết thư cho cụ chăng ?
-
Chẳng bao giờ.
-
Thế ai trả công cho cụ ?
-
Người quản gia của ông.
-
Thế người quản gia này có năng đến đây không ?
-
Tôi chưa hề thấy mặt ông. Ông ấy liên lạc với tôi qua thư từ.
-
Thế thì ai hưởng sự đẹp đẽ này ?
-
Trừ vợ tôi và tôi thì không ai hưởng hết.
-
Tuy vậy, cụ coi sóc vườn này, sân hoa này, bãi cỏ này cách chu đáo,
dường như ngày mai chủ của cụ sẽ đến.
-
Ồ, Thưa ông, tôi làm như
chủ tôi phải đến ngày hôm nay, vâng thưa ông, ngày
hôm nay.
Mùa
Vọng đã bắt đầu. Mùa Vọng là mùa trông đợi trong tin yêu, đợi ngày Chúa
đến trong ngày tận thế. Nhưng cũng là trông đợi giây phút cuối cùng của
mỗi người khi đi ra gặp Chúa. Chúng
ta phải chuẩn bị hành trang cho lần gặp Chúa ấy và hy vọng rằng cuộc gặp
gỡ này sẽ đem đến cho ta sự
vui mừng khi được nghe Chúa nói lời êm ái :”Nào những kẻ Cha Ta chúc
phúc, hãy đến thừa hưởng Nước Trời dọn sẵn cho các ngươi từ thuở tạo
thiên lập địa, Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã
cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta mình trần, các
ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom; Ta ngồi tù, các
ngưoi đã đến thăm”. |