Chúa Nhật XXXII thường niên  - Năm C
CAN ĐẢM
SƯU TẦM

Có hai loại can đảm. Loại thứ nhất ồn ào, giận dữ và quyết đoán và liên kết với những nơi như bãi chiến trường. Loại thứ hai im lặng, trong sáng và không quyết đoán. Tuy nhiên, nó hoàn toàn không khuất phục và không để nghiêng ngả theo những lời mua chuộc nào cũng như những lời đe dọa khủng khiếp nhất.

Chúng ta thấy một gương sáng của loại can đảm thứ hai trong câu chuyện người mẹ và bảy người con trai. Nhưng có những ví dụ gần với thời đại của chúng ta. Biến cố sau đây đã xảy ra trong một khu Do thái ở Đông Âu trong thế chiến thứ hai.

Nhà cầm quyền Đức chỉ định một người có tên là Ephraim vào chức vụ chủ tịch Hội đồng Do thái. Một ngày kia, họ yêu cầu Ephraim ra đi và suy nghĩ về điều ấy. Cuối cùng, ông trở lại và trình một danh sách cho nhà cầm quyền Đức. Khi họ xem xét danh sách, thay vì thấy ba mươi tên người, họ thấy một tên người nhưng viết làm ba mươi lần. Đó chính là cái tên Ephraim.

Ephraim biết rằng khi làm điều đó, ông đã ký án tử hình cho mình. Tuy nhiên ông đã từ chối phản bội bất kỳ anh chị em nào của mình, trước sự can đảm như thế người ta cảm thấy nghèo nàn.

Chúng ta thường có khuynh hướng nghĩ rằng sợ hãi và can đảm loại trừ nhau. Nhưng không phải thế. Lòng can đảm không phải là luôn luôn không sợ hãi. Nó sợ hãi và vượt qua sợ hãi, hoặc tiến hành bất chấp sợ hãi. Nelson Mandella nói : “Tôi học được ý nghĩa của lòng can đảm từ các bạn của tôi trong chiến đấu. Nhiều lần, tôi đã thấy những người đàn ông và đàn bà chứng tỏ một sức mạnh và sự hồi phục thách thức trí tưởng tượng. Tôi đã hiểu rằng lòng can đảm không phải là sự vắng mặt nỗi sợ hãi mà là chiến thắng nó. Người can đảm không phải là người không cảm thấy sợ hãi, nhưng là người thắng nỗi sợ hãi ấy”.

Xác tín mình đang làm điều phải sẽ cho chúng ta một sức mạnh to lớn. Chúng ta hành động vì điều thiện hảo sâu xa nhất ở trong chúng ta – vì hình ảnh của Thiên Chúa trong lòng chúng ta.

Như thế, lòng can đảm là một nhân đức quan trọng bởi vì không có nó, bạn không thể kiên trì thực hành một nhân đức nào khác. Tuy nhiên, thế giới không cần có quá nhiều điều này trong đời sống mỗi ngày của nhiều người khi chúng ta nghĩ đến những nỗi đau khổ mà họ chịu đựng và những nhọc nhằn mà họ gánh vác. Lòng can đảm không to tát như khi leo núi cho bằng khi chấp nhận thất bại mà không mất tinh thần.

Mỗi Chúa nhật, chúng ta kết thúc kinh tin kính với những lời : “Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau”. Tin vào đời sau là một trong những niềm tin quan trọng nhất của Kitô chúng ta. Không có đời sau, đời sống chúng ta trên trần gian này là một cuộc hành trình không dẫn đến một nơi nào cả. Với đời sau, đời sống chúng ta trên trần gian là một cuộc hành trình đến miền đất hứa của đời sống vĩnh cửu.

Hy vọng là một phần quan trọng của đời sống. Nếu cơ thể cần có lương thực, thì tinh thần cần có hy vọng. Chúng ta dành phần lớn cuộc đời mình để chờ mong, hy vọng và khát khao một điều này hoặc điều khác. Nhưng chúng ta biết rằng thế gian này không bao giờ có thể làm đầy những hy vọng và khát khao sâu thẳm nhất của chúng ta. Chỉ Thiên Chúa mới có thể làm được điều ấy.

Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta không phải để chết mà để sống đời đời : “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời”.

Viễn cảnh rực rỡ của sự sống vĩnh cửu phải làm cho chúng ta có thể sống vui vẻ mầu nhiệm thân phận mỏng giòn của con người vì nó nằm lơ lửng giữa đất và trời, giữa thời gian và vĩnh cửu, giữa hư vô và vô tận.