Chúa Nhật XXXII thường niên  - Năm C
MỘT MẦU NHIỆM LỚN HƠN ...
Charles E. Miller

Một mầu nhiệm lớn hơn chúng ta biết

Những mầu nhiệm là một phần của cuộc sống, những mầu nhiệm đó đã xảy ra trong hành tinh của chúng ta, đã được xoay vần với những khoảng cách chính xác của mặt trời, nếu không như thế một là chúng ta bị tiêu hủy trong ngọn lửa hoặc sẽ đông cứng thành băng? Vì sao trời đã mưa xuống và đất đã trổ sinh hoa trái? Và điều gì đã làm nên công việc tuyệt diệu ấy? Những điều kỳ diệu đó tâm trí con người chúng ta có thể miêu tả nhưng không thể hiểu hoặc cắt nghĩa. Một trong những điều kỳ diệu là nòi giống con người. Chúng ta là một sự kỳ diệu lớn nhất và là mầu nhiệm sâu xa nhất trong vũ trụ.

Chúng ta bắt đầu sự hiện hữu của mình trong thân xác mẹ của chúng ta như một phòng đơn độc nhỏ xíu có vẻ tầm thường, đã bám vào trong nhau của mẹ như một đặc ân quý giá của đời sống, đang tìm kiếm sự an toàn cư trú trong dạ của mẹ chúng ta. Chúng ta lớn lên và phát triển mỗi ngày rõ ràng hơn, thành một tạo vật mà Thánh Vịnh đoạn 8 đã miêu tả là nhỏ hơn các thiên thần một chút. Không phải những sự kỳ diệu này đã có thể trình bày những điều kỳ diệu lớn hơn chăng?

Không phải những người Pharisiêu trong bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay không tin vào sự Phục Sinh từ cõi chết. Họ nghĩ rằng họ đã đánh bẫy Chúa Giêsu và đặt một câu hỏi cho có vẻ giống như sự Phục Sinh thì không thể có. Một người đàn bà đã kết hôn với bảy người chồng hành sự. Một câu hỏi đặt ra là người đàn bà đó là vợ của ai sau khi sống lại. Cái sai lầm của họ là nghĩ về giáo lý của sự Phục Sinh có nghĩa là những người sống lại sẽ sống một đời sống xác thịt như đã được sở hữu trước khi họ chết. Chúa Giêsu trong một vài từ đã sửa chữa những sai lầm của họ bằng bài giáo huấn này, mặc dầu trước khi Phục Sinh chúng ta có nhỏ hơn thiên thần một chút nhưng sau khi Phục Sinh chúng ta sẽ giống như các thiên thần. Chúng ta sẽ có một sự thay đổi. Chúng ta sẽ qua một sự phát triển mà không giống như việc chúng ta ở trong dạ mẹ để sửa soạn cho ngày sinh của chúng ta.

Sự phát triển của chúng ta đang diễn ra ngay bây giờ, đặc biệt là qua sự tiếp nhận Thánh Thể. Chúng ta lãnh nhận Thân Mình và Máu của Chúa, Đấng đã chết và sống lại. Đó là Chúa của sự sống lại vinh quang, Đấng đã nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của chúng ta, duy trì và làm phong phú ân sủng cho đời sống của chúng ta. Khi chúng ta lãnh nhận Thánh Thể chúng ta hãy nhớ rằng, lời hứa đã được củng cố bởi Lời của Chúa Giêsu: “Ai ăn Thịt và uống Máu Ta sẽ được sống đời đời, và Ta sẽ cho chúng sống lại vào ngày sau hết”. Chúng ta chờ đợi trong niềm hy vọng và vui mừng việc đến để cứu thoát chúng ta, và chúng ta sẽ nói với Người những lời đáp ca trong Thánh Vịnh: “Lạy Chúa khi vinh quang Ngài xuất hiện, niềm vui của chúng con được tràn đầy”. Niềm tin của sự Phục Sinh đã đem lại niềm hy vọng và can đảm cho những người đi trước chúng ta. Những người sốt sắng, giống như bảy anh em trong bài đọc đầu tiên hôm nay đã sẵn sàng đi đến cái chết để giữ vững đức tin của họ. Thật là kinh ngạc khi chính mẹ của họ van xin họ hãy chấp nhận cái chế. Tất cả những điều này đã xảy ra bởi Thiên Chúa đã ban cho niềm tin và hy vọng phục hồi viên mãn sự sống trong sự Phục Sinh vào ngày sau hết.

Chúng ta bị thách đố không phải để chết cho đức tin nhưng là để sóng theo đức tin của chúng ta. Thật sự, sự Phục Sinh của chúng ta diễn ra như một mầu nhiệm được ẩn giấu trong Thiên Chúa, khi chúng ta có thể bảo đảm rằng điều đó sẽ là một điều kỳ diệu lớn lao bởi vì chúng ta sẽ thông dự vào sự Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô.