Chúa Nhật XXX thường niên  - Năm C
ĐẶC TÍNH KHIÊM NHƯỢNG
 P.Trần Đình Phan Tiến 23/10/2013

Tội lỗi chính là hệ quả của sự kiêu ngạo, vì kiêu ngạo nên thiên thần trở thành ma quỷ. Theo đó, ma quỷ xâm nhập vào thế gian , gieo vào lòng người sự kiêu ngạo. Như vậy, kiêu ngạo là mầm mống sinh ra tội, đủ muôn thứ tội đều do ki6eu ngạo mà ra.

Một sự hình dung dễ hiểu, vì sao phải khiêm tốn, khiêm nhường? Thưa , khiêm nhường là một hành vi siêu nhiên, thuộc nhân đức đối Thần, vì vậy đối với Thiên Chúa, mọi loài không thể thiếu nhân đức nầy. Một lý do dễ hiểu: Thiên Chúa là Đấng chủ tể mọi loài, nghĩa là Thiên Chúa là Đấng Tối Cao duy nhất, vì vậy từ trong tư tưởng con người phải nhận ra và tôn thờ Đấng Tối Cao là Thiên Chúa, chứ không được tôn thờ bất cứ tạo vật nào. Nên chi, muốn tôn thờ Thiên Chúa, con người cần có đặc tính khiêm nhường, vì nếu không có đặc tính khiêm nhường ,con người không thể đạt đến bên Thiên Chúa được.

Vâng ! Kính thưa quý vị, chỉ có hai nhân đức đối Thần quan trọng nhất đó là: KHIÊM NHƯỜNG vÀ KIÊU NGẠO, cho dù là khi con người ở trong trạng thái đạo đức, nhân hiền, con người cũng không được tự tăng bốc mình lên.

Đó là ý nghĩa của đoạn Phúc Âm hôm nay, mà Chúa Giêsu muốn cho phàm nhân nhận ra và thực thi. Kiêu ngạo cũng mang nhiều hình thức, hình thức công khai chống lại Thiên Chúa. Và hình thức đạo đức thánh thiện, cả hai hình thức đều không phải đặc tính khiêm nhường.

Khiêm nhường là biết nhận ra sự thật, sự thật là sự bất toàn nơi con người, vi thế con người luôn bất toàn trong mọi nơi, mọi lúc, đừng tưởng rằng trong khi làm việc đạo đức là lúc được thánh thiện đâu. Còn tùy vào nhân đức siêu nhiên cần có đó là : Khiêm Nhường. Càng đạo đức thì càng khiêm nhường, bởi vì cho dù chúng ta có đạo đức thật sự đi nữa thì không phải tự sức chúng ta, mà do lòng xót thương của Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng.

Con người luôn bất toàn, tất cả những giá trị đạo đức nơi con người chỉ là tình thương từ Đấng Toàn Năng là Thiên Chúa. Vì lời cầu nguyện của người khiêm nhường mới chính là sự đánh động lòng thương xót của Thiên Chúa.

Trở lại đoạn Phúc Âm hôm nay, chúng ta thấy, Chúa Giêsu  đã dùng dụ ngôn HAI NGƯỜI lên đền thờ cầu nguyện, một người là Pharisieu và một người là người thu thuế. Theo quan niệm của người Dothai , thì người thu thuế là người tội lỗi, vì Nước Do Thai đang là thuộc địa của Lama. Vì vậy, nhân viên thu thuế được cho là tiếp tay với ngoại bang, hay gọi là Dothai gian. Theo đó, nhân viên thu thuế bị coi là kẻ tội lỗi.

Biết thân phận như thế, nên người thu thuế không dám kể lể giông dài khi cầu nguyện, mà là chỉ biết kêu cầu lòng xót thương của Thiên Chúa, và như thế là ông ta được nhận lời. Còn người Pha risieu thì tự cho mình là đạo đức, nên chi ông ta không được nhận lời.

Vâng ! Bài học mà Chúa Giêsu đưa ra là “Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên.” (Lc 18, 14b). Điều nầy là bài học cho biết bao  thế hệ Kitô hữu, để noi gương khiêm nhường thật sự và được Giao hội nhìn nhận trong sự đạo đức thánh thiện. Tuy nhiên, không phải mọi người có Đaọ đều ý thức được Lời Chúa hôm nay, họ vẫn giữ đạo hình thức ,khinh khi anh em mình khi họ chưa làm tròn bổn phận sống đạo của mình,

Nhưng Đạo của Chúa Giêsu là đạo bác ái, sự thật, Chúa không muốn ai tự tôn mình lên trên người khác, vì Chúa nói : “ Ta đến không phải để kêu gọi người công chính, nhưng để kêu gọi người tội lỗi ăn năn sám hối .” ( Lc 5,32 ) ( Mt 9,13; Mc 2, 17).

Bởi vì người công chính thì không có lòng sám hối, mà lòng sám hối chính là sự khiêm nhường đích thực. Cũng vậy, người giàu có không bao giờ biết khó khăn, nên chi họ không biết thương xót người khác, từ đó người giàu có là người có dư thừa của cải vật chất, nhưng lại nghèo khó về tinh thần. Vì vậy, Phúc Ân của Chúa Giêsu chính là Tin Mừng cho mọi người nhất là người nghèo,nghèo vật chất và nghèo tâm linh. Nên chi, trước tôn nhan Chúa mọi người đều đáng thương, miễn là họ có lòng khiêm nhường đích thực.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã kêu mời mọi người phải biết nhìn nhận chân giá trị là sự khiêm nhường đích thực, để được Thiên Chúa là Cha Toàn Năng đổ đầy lòng xót thương của Ngài trên chúng con. Amen.