Chúa Nhật XII thường niên  - Năm C
MẦU NHIỆM VƯỢT QUA
LÀ NHỮNG VẤN ĐỀ GÌ?
Charles E. Miller

Ngày thứ Sáu Tuần thánh người ta thường tuốn đến nhà thờ thật đông. Họ biết rằng những ngày đó là những ngày quan trọng trong đạo của chúng ta, ngày đó kỷ niệm sự chết của Chúa Giêsu trên thánh giá. Vào ngày Chúa Nhật Phục Sinh, một đám đông lớn chật ních tất cả các nhà thờ cũng như thế. Dân chúng biết rằng sự cử hành Phục Sinh của Chúa có một ý nghĩa đặc biệt. Nhưng những người đi nhà thờ thường xuyên nhận thấy rằng sau lễ Phục Sinh người ta đi lễ dần dần giảm sút.

Những người đi nhà thờ thường xuyên sẽ bị cám dỗ tự hỏi: “Thời gian còn lại của năm họ đi đâu?”. Hãy để quyền xét đoán cho Thiên Chúa bây giờ chúng ta sẽ suy nghĩ về sự nhận biết ngày Chúa Nhật thì quan trọng đối với chúng ta là những người Công giáo, khi Thánh Lễ là một phần đặc biệt của ngày Chúa Nhật mà chúng ta mừng sự cứu độ của chúng ta. Quả thật Giáo Hội đã dạy rằng ngày Chúa Nhật là ngày đầu tiên trong một tuần, điều này có trong truyền thống đã truyền lại từ các tông đồ. Đối với những người Công giáo, ngày Chúa Nhật không có Thánh Lễ thì giống như những thành viên của một hội kèn không có nhạc cụ thì không thể làm viên mãn mục đích của họ được. Mục đích của chúng ta vào ngày Chúa Nhật là cử hành biến cố cứu độ của chúng ta.

Biến cố này là sự chết và sự Phục Sinh của Chúa Giêsu đã được trải dài trong một thời ký ba ngày, nhưng bây giờ chúng là một thực tại mà Giáo Hội gọi là mầu nhiệm Vượt Qua, mầu nhiệm Vượt Qua là toàn thể mục đích của việc Con Thiên Chúa vào trong thế gian. Từ đời đời Cha đã xác quyết rằng tội lỗi và sự chết sẽ không cản trở dự định của Ngài, là Người Con duy nhất của Ngài cứu độ chúng ta thoát khỏi tội lỗi và sự chết qua mầu nhiệm Vượt Qua của Người.

Sự chết và sự Phục Sinh của Chúa Giêsu là một phần suy nghĩ của Cha trên trời đã có trong Cựu Ước, rất lâu trước khi Chúa Giêsu sinh ra đã có những dấu hiệu những gì sẽ xảy đến. Giacaria như là một người phát ngôn của Thiên Chúa đã tiên báo về một Con Người mầu nhiệm mà tự con người đó dân chúng sẽ than khóc như cha mẹ than khóc trên cái chết của người con độc nhất của mình. Ông nói rằng: “Dân chúng sẽ nhìn lên Người, Đấng mà họ đã đâm thâu qua”. Chúng ta biết rằng Đấng ấy là con người nào. Đó là Đức Giêsu người Con độc nhất của Thiên Chúa, Đấng đã chết trên thánh giá và đã bị ngọn giáo đâm xuyên qua cạnh sườn.

Thánh Luca đã giới thiệu Chúa Giêsu trong Phúc Âm như là một hành trình đi lên Giêrusalem. Gương mặt của Ngài luôn luôn hướng về thành thánh kể từ khi những lời tiên tri của chính Chúa Giêsu đã thốt lên ít nhất ba lần sẽ được ứng nghiệm: “Con Người sẽ phải chịu nhiều đau khổ. Sẽ chết và sẽ sống lại vào ngày thứ ba”.

Chúng ta nhận biết ý nghĩa về cái chết của Chúa Giêsu trong lời tuyên xưng Thánh Thể của chúng ta: “Bởi sự chết Ngài đã phá hủy sự chết của chúng ta và bằng sự sống lại, Ngài đã phục hồi sự sống cho chúng ta”, khi cạnh nương long của Chúa Giêsu bị xuyên qua máu và nước đã chảy ra. Theo truyền thống xưa của Giáo Hội, nước là biểu hiệu của phép rửa và máu là biểu tượng của bí tích Thánh Thể. Thánh Phaolô ngày hôm nay đã nhắc nhở cho chúng ta rằng, chúng ta đã chịu phép rửa để chúng ta được mặc lấy Chúa Kitô. Tại phép rửa chúng ta đã lãnh nhận một áo trắng, biểu tượng đó là chúng ta đã mặc lấy Chúa Kitô, chúng ta mặc lấy một đời sống mới, một đời sống mà đã chinh phục chúng ta bằng mầu nhiệm Vượt Qua và bây giờ được nuôi dưỡng bởi Thánh Thể.

Qua lời tuyên xưng, chúng ta nói về sự tiếp nhận Thánh Thể của chúng ta: “Khi chúng ta ăn bánh và uống chén này chúng ta tuyên xưng cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu cho đến khi Chúa lại đến trong vinh quang”. Mỗi ngày Chúa Nhật chúng ta cử hành mầu nhiệm Vượt Qua, đó là một thực tại tuyệt cao trong tâm trí đời đời của Thiên Chúa. Chúng ta cũng đến với Thánh Lễ vào mỗi ngày Chúa Nhật để cử hành mầu nhiệm Vượt Qua.