Chúa Nhật XII thường niên  - Năm C
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ...
Chú giải của Noel Quesson

Hôm ấy, Đức Giêsu cầu nguyện một mình.

Theo Luca, Đức Giêsu bắt đầu bằng việc cầu nguyện mỗi khi có một biến cố quan trọng sắp xảy ra, hay một khúc quanh quyết định xuất hiện trên bình diện con người, trong diễn tiến của cuộc đời. Người: Lúc Người chịu phép rửa trên sông Gio-đan (Lc 3,21)... Lúc các đám đông nhiệt thân tuôn đến với. Người (Lc 5,16)... trước lúc chọn mười hai tông đồ (Lc 6,12)… trước lúc yêu cầu họ tuyên xưng đức tin (Lc 9,18)... trước lúc biến hình (Lc 9,28)... trước lúc dạy kinh Lạy Cha cho các bạn hữu Người (Lc 11,1)… vào lúc chọn theo thánh ý Chúa Cha trong vườn Ghết-sê-ma-ni (Lc 22,41)... ngay trước lúc chết trên thập giá (Lc 23,34 và 23,46)... Tôi ngắm nhìn Đức Giêsu đanh cầu nguyện: Khuôn mặt Người, đôi môi Người, tấm lòng Người. Những lúc cầu nguyện của Đức Giêsu chắc chắn là có thật. Hẳn chúng ta sẽ giảm thiểu những lần cầu nguyền ấy nếu chúng ta tưởng rằng Đức Giêsu chỉ cầu nguyện để nêu gương cho chúng ta. Thật vậy, những lúc cầu nguyện mà Luca kể ra đều trúng vào những thời điểm rất căng thẳng đối với con người. Người thật sự cầu xin sự giúp đỡ của Cha Người để có sức mạnh hoàn thành sư mạng khó khăn của Người cho đến cùng... Người không hề đóng kịch.

Ví dụ như ở đây, rõ ràng chứng ta ở vào một thời điểm then chốt. Đức Giêsu vừa mới thực hiện một dấu chỉ cao cả của Đấng Mêsia là hóa bánh ra nhiều trong sa mạc (Lc 9,10-17). Các đám đông nham hố muốn đưa Người lên làm vua, nhưng Đức Giêsu từ chối vai trò thế tục này (Gioan 6,15) và điều đó sẽ làm cho các đám đông bỏ Người. Vì thế Đức Giêsu muốn thăm dò tâm khảm các tông đồ: Chí ít là họ, họ có tiếp tục theo Người không? Đó là điều không chắc chắn.

Bấy giờ, Đức Giêsu cầu nguyện cho họ, như sau này người sẽ cầu nguyện cho Phêrô "để Phêrô khỏi mất lòng tin" (Lc 22,32) Tôi có cầu nguyện cho “đức tin" của mình không? Tôi có cầu nguyện khi có những quyết định quan trọng không? Tôi cầu nguyện khi các biến cố bắt đầu xảy đến? Tôi có cầu nguyện cho những người mà tôi có trách nhiệm?

Không cần đi xa hơn trong việc suy niệm, tôi dùng chính giây phút này để cầu nguyện.

Các môn đệ cũng ở đó với Người, và Người hỏi các ông rằng: “Đám đông nói Thầy là ai?" Các ông thưa: "Họ bảo Thầy là ông Gioan Tẩy Giả, nhưng có kẻ thì bảo là ông Êlia, kẻ khác lại cho là một trong các ngôn sứ thời xưa đã sống lại..."

Sau khi đã cầu nguyện, Đức Giêsu hỏi. Quả thật câu hỏi liên quan đến đức tin cá nhân của các bạn hữu Người. Nhưng Người không đặt ngay câu hỏi chủ yếu cho họ. Với một ý thức sắc bén về khoa sư phạm, Người tăng cấp các câu hỏi của Người, và trước tiên đặt một câu hỏi không đưa họ vào chiều sâu để họ dễ trả lời. Nhưng câu trả lời đầu tiên không thể đầy đủ..Lặp lại các ý kiến của những người khác thì quá dễ. Phải dấn thân một cách cá nhân. Phải chọn cho mình một quan điểm. Sau cùng thì "cuộc thăm dò dư luận" cho thấy một sự nhất trí lớn. 100% các đánh đông đều đánh giá rằng Đức Giêsu là một con người tôn giáo rất vĩ đại, một "ngôn sứ", một người "phát ngôn" của Thiên Chúa, như Luca thường chỉ cho chúng ta thấy (Lc 4,18-19-26-27; 7,11-16-17; 24,19). Đức Giêsu là một Êlia mới, được Thiên Chúa toàn thiêu... một Môsê mới, nhà giải phóng.

Đức Giêsu lại hỏi: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?”

Bản thân mỗi Kitô hữu phải trả lời câu hỏi này. Nhưng coi chừng, chúng ta không thể gian lận. Đọc kinh Tin Kính mà thôi vẫn thưa đủ! Người ta có thể nói bằng chính miệng mình rằng Đức Giêsu Kitô là "ánh sáng bởi ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, v.v..." và vẫn khẳng định rõ ràng điều ngược lại bằng các hành động có thật của chúng ta. Vấn đề không chỉ làm sự tuyên xưng đức tin bằng lời: Chính đời sống mỗi ngày của chúng ta là câu trả lời chân thật. Chớ gì cung cách, hành động của tôi nói rằng: "Tôi tin Đức Giêsu”.

Ông Phêrô thưa:…

Bên trên các cuộc tranh luận không dứt về quyền bính của Giáo Hoàng và các khuôn mặt quá con người mà quyền bính ấy đã khoác vào trong dòng lịch sử... trên những gắn bó nặng tình cảm hoặc những đố ky sâu xa mà Giáo Hoàng gây ra... Chúng ta không thể không nhận thấy vai trò trổi vượt của Phêrô trong Tin Mừng. Các Giáo Hoàng hiện nay rất ưu tư với việc khôi phục hình ảnh tâm linh chân chính ấy. Trong những giờ phút phân vân, khi đám đông do dự, khi những ý tưởng rõ ràng mờ nhạt và đức tin có nguy cơ suy sụp thì một tiếng nói, ở trái tim và ở trung tâm của Giáo Hội nổi lên, tiếng nói của Phêrô, có trách nhiệm "củng cố anh em của ngài trong đức tin" (Lc 22,32)... và Đức Giêsu đã cầu nguyện cho Phêrô.

Vừa rồi, khi chỉ muốn biết dư luận của quần chúng về các hoạt động rao giảng, người ta đoán rằng mọi môn đệ đều nhanh nhẩu nói ra những điều họ nghe nói. Nhưng khi phải tỏ rõ thái độ rõ ràng hơn thì chính Phêrô là người “mở lời" nhân danh cả nhóm. Tôi cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng hiện nay. Tôi sẽ dành thời gian để đọc lại và đào sâu các sứ điệp của ngài.

Ông Phêrô thưa: "Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa".

Câu trả lời của Phêrô do đó đi xa hơn các câu trả lời của đám đông. Chúng ta hãy so sánh ba văn bản mà chúng ta có được về "lời tuyên xưng đức tin" nổi tiếng của Phêrô. Có nhiều cách tuyên xưng đttc tin, tùy theo các cộng đoàn.

Matthêu 16,16                         Máccô 8,29

"Thầy là Đấng Kitô"      “Thầy là Đấng Kitô!"

"Con Thiên Chúa hằng sống."

                             Luca 8,20

          "Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa!”

Chính xác, Phêrô đã nói những lời nào? Người ta không biết được. Tin Mừng không bao giờ là một bài tường thuật thuần túy vật chất. Đối với các độc giả Hy Lạp, Luca thấy cần phải xác định rõ một từ quá Do Thái là từ Mêsia (bản dịch tiếng Hy Lạp là "Christos") và thêm vào: "Đấng Kitô của Thiên Chúa". Vả lại từ Christos có nghĩa là Đấng được xức dầu... Đấng được 'Thiên Chúa xức dầu, được Thiên Chúa thâm nhập, thấm nhuần!

Vậy Phêrô nhận ra nơi Đức Giêsu điều mà chính Người đã loan báo ngay trong diễn từ đầu tiên ở hội đồng Nadarét: "Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn" '(Lc 4,18 và Is 61,I).

Sau mười tám tháng sống với Đức Giêsu, Phêrô nhắc lại điều mà Đức Giêsu nói về mình. Căn tính sâu xa của Đức Giêsu không phải là một thực tại có thể suy diễn từ những quan sát thuần lý: Chúng ta chỉ có thể tiếp nhận dưới thể thức của “sự mạc khải". Sự xức dầu của Thần Khí, sự thấm nhuần Thần Khí trên Đức Giêsu không thể thấy được.

Nhưng Người nghiêm giọng truyền các ông không được nói điều ấy với ai. Người bảo rằng: "Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và ngày thứ ba sẽ chỗi dậy".

Vâng chỉ có Phục sinh, dưới hai khía cạnh Thập Giá và vinh quang mới cho phép người ta hiểu được Đức Giêsu là ai. Còn giờ đây, các tông đồ được mời gọi không được nói ra căn tính của Đức Kitô.

Nhưng đối với nhóm Mười Hai, sự loan báo này về cuộc khổ nạn đã xuất hiện như một gáo nước lạnh giội vào người. Trong cùng một cảnh tượng, hai Thánh sử Matthêu và Máccô ghi lại rằng Phêrô đã bị quở trách vì không hiểu được cuộc khổ nạn.

Nếu Đức Giêsu đã cầu nguyện thì có lẽ cũng trong miễn cảnh lời loan báo này về các chết của Người. Khi đã nhận thức về vai trò của Đấng Mêsia đau khổ mà Người phải thực thi, Người đã nhìn thấy cai chết của Người hiện ra ở chân trời của tuổi thanh xuân Người, trên những tháng còn lại phải sống ở cuộc đời này... Nếu ngày hôm đó Người đã nói đến cuộc khổ nạn, ngay sau lời tuyên xưng đức tin của Phêrô chính vì Người vừa nghĩ về điều đó nhiều hơn trong lúc cầu nguyện.

Tôi thích nghĩ rằng Đức Giêsu đã chuẩn bị lâu dài cái chết của Người... khi nhìn thấy cái chết ấy đến với người không phải dưới hình thức của một căn bệnh bất trị, không thuốc chữa hoặc sự mòn mỏi của tuổi già như thường xảy ra đối với nhiều người trong chúng ta thấy mình sắp chết... mà dưới hình thức của sự thù ghét lớn lên dần nơi các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư. Đức Giêsu đã chuẩn bị chết như thế nào? Bằng cách cầu nguyện Chúa Cha. Trong chiều hướng này, chữ "phải" mà Người dùng trong câu nói lúc bấy giờ có một ý nghĩa trọn vền. Không phải là một điều tất yếu, một sự cam chịu, một định mệnh…mà là một sự bằng lòng tự nguyện, tuân theo thánh ý của Chúa Cha đã được ghi chép trong Kinh Thánh.

Rồi Đức Giêsu nói với mọi người: "Ai muốn theo tôi, phải từ' bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo".

Bản dịch "Đức Giêsu nói với đám đông" không chính xác lắm: Bản Hy Lạp thật ra đã viết: ' "Đức Giêsu nói với mọi người...". Luật của thập giá là một luật phổ quát.. Không ai thoát khỏi thập giá. Khi đã loan báo sự đau khổ của Người, Đức Giêsu loan báo cho chúng ta sự đau khổ của chúng ta, hôm nay.

Những lời này của Đức Giêsu khó mà chấp nhận. Để cho những lời ấy trội tuột đi như thể không liên quan gì đến chúng ta thì rất dễ dàng. Quả là đã có một sự thuyết giáo nào đó trong quá khứ về sự đau khổ đã quá cường điệu một thần bí thuyết về "hiến tế" mà người ta tìm thấy trong đời sống của một số thánh nhân: "Hãy đau khổ hết mức có thể, trong thung lũng nước mắt này... để xứng đáng với Thiên Đàng!" Nietzsche. đã bác bỏ quyết liệt sự thích thú hành khổ ấy. Tuy nhiên, không để mình rơi vào những sự thái quá ấy, chúng ta phải khám phá lại giá trị sâu xa của những lời Đức Giêsu mà Người ta không thể loại bỏ khỏi Phúc âm (những lời ấy được thuật lại đến sáu lần!). Những người nào chỉ nói với chúng ta về sự phát triển, chỉ kêu gọi chúng ta hưởng lạc thú là những kẻ nói dối, những con buôn các điều ảo tưởng, và là những kẻ tuyên truyền xấu xa cho tính ích kỷ tầm thường nhất: Không! Không có Người nào xứng danh con người, đã xây dựng một đời sống thành công mà không phải chịu một mức độ "hy sinh" to lớn. Ai không biết quên mình, sẽ không bao giờ biết yêu thương? Ai không biết hy sinh sẽ không biết yêu thương.

Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy.

Đây là một nghịch lý! Mỗi ngày, vâng, mỗi ngày, người ta có thể tự tìm kiếm chính mình hoặc quên mình, giữ mạng sống mình hoặc hiến dâng nó, không yêu thương hoặc yêu thương. Phải luôn luôn lựa chọn.