Chúa Nhật XII thường niên  - Năm C
TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN CỦA PHÊRÔ
Chú giải của Fiches Dominicales

TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN CỦA PHÊRÔ
VÀ LOAN BÁO CUỘC KHỔ NẠN LẦN THỨ NHẤT

VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Một mạc khải ăn sâu vào tâm tình cầu nguyện hiếu thảo của Đức Giêsu

Không có đoạn chuyển tiếp, từ cảnh hóa bánh ra nhiều để nuôi đám đông (Tin Mừng Chúa nhật vừa qua), qua đó Đức Giêsu tỏ mình như một vị ngôn sứ của thời kỳ sau hết sang cảnh Phêrô tuyên xưng đức tin và Đức Giêsu loan báo cuộc khổ nạn của Người lần thứ nhất.

Đức Giêsu đang cầu nguyện.

- Ghi chú câu này nói lên chủ ý của Luca muốn báo trước rằng: biến cố sắp được thuật lại là biến cố quan trọng. Thật vậy, ta đang ở vào bước ngoặt cuộc đời công khai của Đức Giêsu và hành trình đức tin của các môn đệ; thời kỳ bản lề giữa sứ vụ rao giảng ở Galilê đang kết thúc, và hành trình lên Giêrusalem (bài Tin Mừng Chúa nhật tới 9,51) sau biến cố Hiển Dung trên núi cao. Còn lại một mình với nhóm môn đệ, Đức Giêsu cầu nguyện chuẩn bị bước vào giai đoạn mới này.

- Ghi chú này cũng muốn nêu bật một điều là người ta chỉ có thể thực sự nhận ra căn tính đích thực của Đức Giêsu là Con Thiên Chúa trong mối tương quan của Người với Ngôi Cha, mối tương quan mà các môn đệ dường như "được móc" vào, theo cách diễn tả của Ph. Bossuyt và J. Rademakers (“Giêsu Lời ân sủng theo thánh Luca", tr. 263).

2. Một mạc khải về đường đi của Con Người...

Vấn đề căn tính của Đức Giêsu luôn vang lên theo nhịp điệu của lời giảng và các hoạt động của người. Gioan Tẩy Giả từ trong ngục đã hỏi người, qua trung gian các môn đệ được sai đi: "Ngài có thật là Đấng phải đến không hay chúng tôi còn phải chờ một vị khác?" (7, 19). "Ông này là ai mà lại tha được tội?" (7,49) những khách dự tiệc ở nhà ông Simon biệt phái đã kêu lên như vậy. Rồi các môn đệ hỏi nhau khi họ thấy Người dẹp yên sóng gió: "Người này là ai mà ra lệnh cho cả sóng gió, là sóng gió phải tuân lệnh?" (8,25). Rồi chính vua Hêrôđê, người đã chém đầu Gioan Tẩy Giả cũng phải suy nghĩ: "Người này là ai mà ta nghe nói nhiều về ông như thế. Và ông tìm cách gặp Người".

Câu hỏi này đôi khi đã được giải đáp. "Một vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta, là Thiên Chúa đã viếng thăm dân người!". Những người chứng kiến cảnh con trai bà góa Naim được sống lại đã đồng thanh tung hô như thế. Một ít người khác nói: "Đó là Gioan Tẩy Giả từ cõi chết sống lại" có người khác lại bảo: "Đó là ông cha đã xuất hiện", cũng các người khác nói: "Đó là một trong có ngôn sứ thời xưa đã sống lại".

- Giờ đây Đức Giêsu tự ý đặt câu hỏi về chính thân thế của mình với các môn đệ. Câu hỏi này có 2 thì:

+ Trước hết Người lên tiếng hỏi "Dân chúng bảo Thầy là ai? Và như ta đã thấy các môn đệ kể ra nhttng ý kiến khác nhau, đồn thổi về thân thế của Người, như "Gioan tẩy Giả", “ngôn sứ Êlia" (vị ngôn sứ đến trước loan báo Đấng Mêsia), “một trong các ngôn sứ thời xưa nay sống lại".

+ Đức Giêsu hỏi tiếp ngay "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?". Như thế các môn đệ bị bắt buộc phải đưa ra ý kiến của mình.

Phêrô đáp: "Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa". Còn hơn Gioan Tẩy Giả, hơn cả Êlia hay một ngôn sứ nào thời xưa. Đức Giêsu là vị Thiên Sai của Chúa, Đấng đã được Thiên Chúa xức dầu, "Đấng Mêsia" (Mêsia tiếng ram dịch sang tiếng Hy Lạp là Kitô = Đấng được xức dầu).

"Đức Giêsu liền nghiêm giọng truyền các ông “không được nói điều ấy với ai". Không phải vì Người từ chối danh hiệu mà Phêrô vừa tặng cho Người. nhưng bởi vì sử dụng danh hiệu đó là quá sớm, vì danh hiệu Mêsia lúc ấy còn rất hàm hồ trong ý nghĩ của những người đồng hương và ngay cả các môn đệ Người. H. Cousin nhắc lại rằng: "Một với bản Pharisêu được soạn thảo 24 năm về trước, thánh vịnh vua Salomon 17 - miêu tả Đấng Mêsia xua đuổi người di cư và ngoại kiều ra khỏi đất Thánh để thanh tẩy mọi ô uế, và Người cai trị mọi dân nước trên hoàn cầu bắt đầu từ Giêrusalem" (“L'Evangile de Luc". Centurion, trg 133- 134).

Sẽ đến lúc khi thấy Thầy mình phải đi qua con đường thập giá, và trong ánh sáng phục sinh, thì các môn đệ mới thực sự hiểu được rằng Thầy mình được gọi là "Đấng Mêsia của Thiên Chúa" theo ý nghĩa nào. Không phải là Đấng Mêsia theo mơ ước phàm trần là áp đặt công cuộc khôi phục thời đại mới bằng dũng lực, nhưng là Đấng Mêsia khiêm tốn, hòa bình, mở đường cứu rỗi cho hết mọi người bằng đường lối phục vụ, cho đến độ hy sinh thân mình. Như thế Đức Giêsu tiếp nối việc tuyên xưa đức tin của Phêrô, bằng việc loan báo lần đầu tiên cuộc khổ nạn, sống lại của Người: "Con Người cần phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết cà ngày thứ ba sẽ chỗi dậy Khi nói "Con Người cần phải..." là Chúa dùng một kiểu nói bày tỏ sự tuân phục tự nguyện trước kế hoạch nhiệm mầu của Chúa Cha đã được nói trước trong Sách Thánh. - Kỳ mục, thượng tế, kinh sư là ba thành phần của Thượng Hội đồng.

3…. đó cũng là con đường của mọi môn đệ Chúa.

Cho đến đây là lời Chúa nói với các môn đệ. Còn bây giờ, Người ngỏ lời với "mọi người", H. Cousin chú giải, "Tất cả những ai sau này sẽ đón nhận lời Phúc âm. Họ cần phải biết rõ, việc đi theo Đức Kitô đòi hỏi những gì" (Sđd, tr. l34). "Mọi người" nếu muốn bước theo Người cũng sẽ phải liên kết với thân phận của Thầy mình. Người nói với họ: "Ai muốn theo tôi phải từ bỏ mình, các thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai liều mạng sống mình vì tôi thì sẽ cứu được mạng sống ấy”.

Những lời cứng rắn mạnh mẽ này đã không ngừng và còn không ngừng vang dội trong tâm hồn hàng ngàn hàng vạn người đã được Tin Mừng chinh phục. H. Cousin nhận xét: "chính Người vừa loan báo mình sẽ bị giết, lại là Người đặt điều kiện cho những ai muốn theo, phải di trên cùng một con đường Người đã đi, và phải là môn đệ của Người dù phải lấy cái chết để làm chứng nếu hoàn cảnh đòi buộc.

Tuy nhiên, điều trước tiên ta nên tìm kiêm trong ba mệnh lệnh trên là trung tín mỗi ngày trong đời sống người Kitô hữu

Hơn là những điều đặc biệt, phi thường (câu 23). Dứt khoát nói “không" với chính mình không có nghĩa là phải ghét mình, bởi lẽ ta phải yêu tha nhân như chinh mình (10, 27); nhưng chính là không quy hướng mọi sự về mình. Dứt khoát nói "không” đó cũng chính là hiện tại hóa việc vác thập giá. Chính thập giá của riêng tôi mà tôi phải vác lấy thập giá của cuộc sống đè nặng vai tôi; tôi đừng mơ tưởng một thập giá khác. Đó không phải là chứng bệnh tự hành hạ mình, tự làm khổ mình, nhưng chính là vì biết chắc rằng tôi không thể mến Chúa và yêu tha nhân, nếu không hy sinh cách này hoặc cách nọ, và nếu không đi qua đau khổ. Khi bắt chước Đức Kitô như vậy, tôi mới thật là môn đệ của Người" (Sđd, trg 135).

BÀI ĐỌC THÊM:

1. Đáp lại câu hỏi của Chúa bằng hành động, một câu hỏi luôn đặt cho ta.

Câu hỏi nổi lên từ giây phút Chúa cầu nguyện trong thinh lặng: Hôm đó "Chúa cầu nguyện một mình".

Đức Giêsu thường tìm nơi thanh vắng. Người mau mắn đến đó, người siêng năng đến đó để tìm gặp một Ai đó. Và chắc chắn cũng để bồi bổ sức lực để lại ra khơi. Câu hỏi Người đặt ra cho các môn đệ Người, sẽ tồn tại qua các thế kỷ. Nó sẽ đánh động hàng ngàn hàng vạn lương tri. Bao lâu trái đất còn tồn tại, câu hỏi đó vẫn luôn luôn rộng mở "Đám đông nói Thầy là ai?".

Đức Giêsu sẽ là nhân vật được yêu mến nhất trong lịch sử nhân loại. Người ta tuyên xưng tên Người khắp năm châu. Mọi cá nhân và tập thể đều ghi nhớ khuôn mặt của Người. Cả đến điện ảnh, ca nhạc, hoạt hình cũng nhắc lại hình ảnh bác thợ mộc thành Nadarét, vị ngôn sứ lữ hành, Đấng bị đóng đinh, Đấng phục sinh... Tuy nhiên, Người là ai đối với đám đông? Người là nhân vật mà người ta hân hoan mừng chúc rnà không hề mảy may quan tâm đến lời nói, và hành động của Người, là nhân vật mà người ta trông đợi mọi sự ở đời sau, mà không muốn phấn đấu để đổi mới thế giới hiện tại chăng? Là nhân vật mà người ta gọi tên nhưng không hề tìm hiểu con đường Người đã khai mở chăng?

Các bạn hữu Người sẽ trả lởi khi Người hỏi: "Còn các anh, các anh bảo thầy là ai?". Phêrô trả lời không ngần ngại: "Thầy là Đấng Mêsia của Thiên Chúa". Nghĩa là: là Đấng người ta trông đợi, là Đấng khôi phục Israel, là Đấng đại diện Thiên Chúa quyền năng. Câu trả lời này chưa làm Đức Giêsu thỏa mãn.

Người sẽ đưa ra câu trả lời của mình, dường như người ta hỏi ngược lại người. Nhưng Người sẽ không dùng một công thức một danh hiệu hoặc một chức vụ làm câu giải đáp. Người sẽ nói lên những nguy hiểm mà Người đã trải qua. Nói lên cái chết mang lại cả ý nghĩa cho cuộc đời Người và cả sự phục sinh của Người nữa.

Người đi về phía đám đông và la to: Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Để cứu được mạng sống, Người đòi người ta phải liều mạng sống mình, phải hiến dâng mạng sống mình.

Ngày nay trong thế giới này dư dật là đói khổ, tiến bộ và thất vọng, khôn ngoan sáng suốt và vô tâm dửng dưng tất cả cùng chen vai sát cánh bên nhau, thì theo Đức Giêsu "thế nào đây? Làm sao để được giải thoát, rồi trở thành người giải phóng đây. Làm sao đáp lại bằng hành động cho câu hỏi Chúa luôn đặt cho ta đây?

2. "Các anh bảo Thầy là ai?" Câu Chúa hỏi ta mỗi ngày

Chính vào lúc vừa tâm sự thân mật với Cha Người xong, Đức Giêsu khởi đầu một giai đoạn mới trong việc đào tạo các môn đệ là đám đông dân chúng. Lòng tin, những ước mơ và niềm hy vọng được an thân của họ sắp bị lung lay tất cả. Đúng là “cớ vấp phạm cho người Do Thái, điên dại đối với dân ngoại".

Sẽ cần phải từ từ dựng lên một cây thập giá trên hy vọng về một Đấng Mêssia toàn năng, được các tư tế hân hoan đón tiếp được các nhà thông thái thừa nhận, công khai ủng hộ và nâng đỡ được dân chúng tung hô đón rước và làm quân xâm lược Rôma sợ hãi, kính nể. Giờ đây. Đức Giêsu biết Ngài đi đâu. Trong thinh lặng cầu nguyện. Người đánh giá lại tình thế và lấy thánh ý Chúa Cha để sàng lọc tất cả. Người biết rằng mình sẽ không được những kẻ đang mong đợi, là những kẻ mà Ngươi được sai đến hiểu biết và đón nhận. Còn phải chuẩn bị cho các tông đồ, các môn đệ và những người có cảm tình biết để sẵn sàng chấp nhận thử thách đáng sợ này.

Tin Mừng của Đức Kitô không phù hợp với tham vọng và những giá trị trần tục, cũng không theo các lợi lộc, truyền thống là cách suy diễn của giới giàu có, thông thái là quyền thế, nên sẽ bị người ta nhân danh cả Thiên Chúa là chân lý mà tuyên bố là rối đạo. là nguy hại.

Các tông đồ và môn đệ đã tin chắc như đinh đóng cột rằng Đức Giêsu phải khải hoàn vào "thành đô" của Người cùng với vương miện hoàng tử trên đầu. Nhưng trong thành đô ấy sẽ chỉ có đồi Canvê và mão gai.

Thầy là Đấng Mêsia của Thiên Chúa? Một lời tuyên tín tuyệt vời. Nhưng liệu nó có thể có giá trị gì nếu ta không bước theo Đấng giải phóng, không luôn sẵn sàng từ bỏ cái nhìn hẹp hòi, cách suy diễn phiến diện, và những xác tín quá trần lục của ta?

Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai? Đó là câu Chúa hỏi ta mỗi ngày. Đó là lời mời gọi khẩn thiết để ta thường xuyên rà soát lại những ý tưởng ta có về Đức Giêsu và so sánh cách xử sự của ta với cách xử sự của Người.