Chúa Nhật X thường niên - Năm C |
THƯƠNG CẢM |
Lm. Mark Link, S. J. |
Walter Payton là một trong những cầu thủ nổi tiếng của đội dã cầu
Chicago Bears. Ở Chicago, ông thường được gọi là “Sweetness” và cũng là
một trong những cầu thủ giỏi nhất chơi cho đội Bears. Ông mất sớm, và sau khi từ trần không lâu, một bà trước đây ở Chicago gửi một lá thư cho tờ Dallas Morning News. Bà kể khi tham dự một cuộc triển lãm xe hơi ở Chicago, ông Walter Payton đang đứng trên một cái bục, ký tên lưu niệm. Một bé trai, khoảng 12 tuổi, đưa cho người giúp việc một trái banh dã cầu mà em đã đem theo từ nhà để được ông Payton ký tên vào đó. Ông Payton ký tên, ném trái banh xuống cho bé trai này, và tiếp tục ký tên lưu niệm. Ông không thấy rằng một thiếu niên cao lớn khác đã chụp lấy trái banh này và lẻn ra khỏi đám đông. Em bé trai ôm mặt khóc. Một phụ nữ đứng cạnh đó đã len qua đám đông để lưu ý người giúp việc về sự kiện xảy ra. Ông này đã nói lại cho ông Payton biết về sự việc và ông Payton đã gọi em bé trai đến.
Ông hỏi tên và địa chỉ của em và cho biết ông sẽ gửi cho em một trái dã
cầu có chữ ký của ông.
Bà kết luận: Trong một cách nào đó, tôi nghĩ rằng câu chuyện này cho chúng ta một cái nhìn về loại người của ông Walter Payton hơn là tất cả những thành tích thể thao của ông. Nó cho thấy ông là một người có tâm tình và lòng thương cảm. Nó cho thấy ông là một người có thể đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. Nó cho thấy ông là một người không chỉ thông cảm được sự đau khổ của người khác nhưng còn sẵn sàng thi hành điều gì đó cho sự đau khổ đó. Nói tóm, nó cho thấy ông là loại người mà Đức Giêsu đã là và đã từng dậy dỗ các môn đệ: một con người biết thương cảm. Việc phục hồi sự sống cho người con trai duy nhất của bà góa nghèo trong bài Phúc Âm hôm nay chỉ là một trong nhiều thí dụ về sự thương cảm đầy dẫy trong cuộc đời của Đức Giêsu.
Đó là một trong những nghĩa cử thúc giục Đức Giêsu đến với người khác và
chữa lành cho họ. Về điểm này, Donald Senior, một học giả Kinh Thánh,
viết:
Điều đó đưa chúng ta đến một điểm quan trọng về các phép lạ chữa lành
của Đức Giêsu. Đôi mắt sáng của người mù rồi cũng sẽ mờ dần với tuổi tác. Thính giác rõ ràng của người điếc cũng sẽ mờ dần. Và con trai bà góa sau cùng cũng sẽ chết khi đến tuổi già. Vậy, điều gì quan trọng hơn, và bền vững hơn? Đó là các dấu chỉ cho người ta biết Đức Giêsu là ai và Người đến thế gian để làm gì. Đó là các dấu chỉ, đã được báo trước bởi các ngôn sứ, đó là Đức Giêsu là Đấng Mêsia được mong đợi từ lâu. Đó là các dấu chỉ rằng Đức Giêsu đang khai mở Vương Quốc Thiên Chúa mà đã được mong đợi từ lâu. Việc chữa lành người mù là một dấu chỉ cho dân chúng thời Đức Giêsu thấy được ánh sáng của một ngày mới. Việc chữa lành người điếc là một dấu chỉ để họ mở tai lắng nghe những gì Đức Giêsu nói. Việc phục hồi sự sống cho con trai bà góa là một dấu chỉ là họ phải tái sinh và bắt đầu một cuộc đời mới trong Vương Quốc Thiên Chúa. Các phép lạ của Đức Giêsu là “tiếng báo động” trong lịch sử, nó làm chói tai những người thờ ơ lãnh đạm. Đó là các dấu chỉ của sự ngự đến của Vương Quốc Thiên Chúa. Và Vương Quốc này là gì? Đó là một trật tự mới, trong đó tình thương sẽ thay thế hận thù, sự lưu tâm sẽ thay thế sự vô tâm, ánh sáng sẽ thay thế tối tăm, và sự sống sẽ thay thế sự chết. Người đàn ông vô gia cư, người phụ nữ khát nước, trẻ em trần truồng, các tù nhân – giờ đây những người này sẽ tìm thấy một người bạn và người giúp đỡ, mà trước đây họ chỉ thấy người xa lạ, đi ngang qua họ như con tầu trong đêm tối. Trật tự mới này sẽ tiếp tục. Người Kitô chúng ta được kêu gọi để tiếp tục các phép lạ của Chúa Giêsu, và trở nên các dấu chỉ hy vọng, cùng nhau hoạt động để biến đổi thế giới chúng ta với tình thương và sự lưu tâm. Trong phương cách cá biệt của chính chúng ta, chúng ta sẽ là người biết thương cảm, hàng ngày thi hành loại công việc mà ông Payton đã thi hành trong câu chuyện ở trên.
Trong những lời được cho là của Thánh Têrêsa Avila: |