Chúa Nhật VII Phục Sinh - Năm C - Lễ Thăng Thiên
NGƯỜI RỜI KHỎI CÁC ÔNG
Chú giải của Noel Quesson

Cũng như đối với trình thuật về cuộc Thương khó và Phục sinh, ta nên suy niệm những trình thuật khác nhau về biến cố Thăng Thiên được ghi lại cho ta: suy niệm tận nguồn gốc đặc biệt của chúng, để khỏi lẫn lộn Người với một thứ hình tượng -người máy.

Năm nay, chúng ta có may mắn được nghe hai trình thuật diễn tả cùng một biến cố do cùng một tác giả thuật lại đó là Luca. Thật rõ ràng, nếu Luca không nỗ lực dung hòa toàn diện hai đoạn văn mô tả của ông, là vì theo ông, chính những khác biệt đó có một ý nghĩa... vượt qua tính lịch sử được hiểu theo nghĩa hẹp.

Trong Tin Mừng, Luca giới thiệu biến cố Thăng Thiên ngay chiều hôm Phục sinh, và chác chắn ngay trong đêm tiếp theo ngày thứ nhất trong tuần (Lc 24, 1. 24, 13. 24, 36. 24, 50), nếu ta nhớ lại khi các môn đệ làng Em-mau vào bàn ăn, thì “trời đã muộn “ (Lc 24, 29), và các ông phải đi bộ khoảng 12 cây số trong “hai tiếng đồng hồ “ (Lc 24, 13) để trở lại Giêsusalem. Còn Đức Giêsu đã mất giờ giải thích Lề luật, các ngôn sứ và Thánh Vịnh liên hệ đến Người, với các môn đệ (Lc 24, 44) ngay chiều Phục sinh...

Trước khi dẫn họ đến Bê-tha-ni-a, ở đó Người được đem về trời (Lc 24, 50). Trái lại, trong Công vụ Tông đồ, cũng chính Luca xác định biến cố Thăng Thiên vào lúc kết thúc “bốn mươi ngày” (Cv 1,3). Ngoài những tưởng tượng có tính cách ấu trĩ mà ta cần phải từ bỏ, hiển nhiên là giữa những lần “hiện ra” khác nhau của Người, Đức Giêsu không lánh ẩn trong một khu phố tại Giêrusalem, trong một nơi bí mật, để chờ đợi “ên” trời về cùng Chúa Cha! Thực sự, Phục sinh, Thăng Thiên và Hiện xuống, là ba khuôn mặt của cùng một “mầu nhiệm” duy nhất: bởi vì vừa sống lại, thì Đức Giêsu đã bước vào vinh quang của Chúa Cha và ngự bên hữu Người “ theo kiểu nói của khải huyền. Đặc biệt, Luca nhấn mạnh đến sự kiện Đức Giêsu “rời bỏ “ những kẻ mà Ngài đã cho họ được gặp mặt... Người biến mất trước cái nhìn của họ (Lc 24, 31 - 24, 51).

Như thế, Thăng thiên vào chiều tối Phục sinh xảy ra để gắn liền cuộc sống nhân loại của Đức Giêsu với việc tôn vinh quyền năng Thiên Chúa của Người…và đó là trang cuối cùng của Tin Mùng!

Trong khi biến cố Thăng Thiên vào “ngày thứ bốn mươi” để bắt đầu cuộc sống mới của Đức Giêsu vượt qua không gian và thời gian... thì cũng là lúc khởi sự trang đầu tiên của Công vụ Tông đồ! Kết thúc thời gian của Đức Giêsu Nadarét...là bắt đầu thời kỳ của Giáo hội.

Rồi Người bảo: “Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Môsê, các sách Ngôn sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm”. Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh và bảo: “Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba từ cõi chết sống lại, và phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội”.

Đức Giêsu nói: “Khi Thầy còn ở với anh em”. Điều đó chứng tỏ rằng Người không còn ở trái đất như trước nữa. Thăng thiên sắp tới chỉ lặp lại những gì đã diễn ra do biến cố Phục sinh: từ đây trở đi, sự hiện diện của Chúa Phục sinh, dù có thực sự đi nữa, thì cùng ở trong một trạng thái khác... Người đã bước vào thế giới của Thiên Chúa rồi.

“Việc ứng nghiệm... và hiểu biết Kinh Thánh!”. Đức tin là phương thế duy nhất để đạt được “thế giới của 'Thiên Chúa” mà Đức Giêsu đang hiện diện, vì giờ đây Người “không còn ở với chúng ta theo cùng một cách thức như trước nữa”. Ngay trên bước đường đi đến Em-mau, Đức Giêsu đã khiển trách hai người đồng hành với Người là những kẻ tối dạ, những lòng chậm tin” (Lc 24, 25).

“Như sách Luật Môsê, các sách Ngôn sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy”. Chỉ khi sống lại, Người mới giải thích Kinh thánh: thực vậy, cần phải “chết đi sống lại”, để khi người ta đọc lại Kinh Thánh, mới có thể nhận ra điều đó đã được loan báo. Do đó, trong đời sống của chúng ta, có một số những biến cố đột nhiên xảy đến, soi sáng trở lại những sự việc, những lời nói mà trước đó chúng ta chưa hiểu được cách sâu xa.

“Các Thánh Vịnh”: Đức Giêsu đã thuộc lòng và hằng ngày dùng Thánh vịnh để cầu nguyện. Còn tôi thì sao? Liệu tôi có đủ độ nhớ chỉ một Thánh Vịnh để cầu nguyện, nhất là một trong những Thánh Vịnh nói về Đức Giêsu không?

Có lời Kinh Thánh chép rằng: “Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại, và phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính anh em là chứng nhân của những điều này”.

Luca nhấn mạnh đến sự kiện: chỉ nhờ biến cố Phục sinh, các môn đệ mới hiểu được “những lời Kinh Thánh chép”. Như thế, đời sống của riêng ta, đời sống của mọi người, đời sống của những kẻ mà ta vẫn tưởng rằng mình có tương quan thân mật nhất... chỉ sáng tỏ trong ngày của Chúa. Đúng vậy, những biến cố liên hệ đến cuộc đời của Đức Giêsu, trước ngày đó, vẫn làm cho các môn đệ hoang mang, khó hiểu! “Đau khổ” của Đức Giêsu trên thập giá, có vẻ như một sự ngẫu nhiên, một tai nạn, một thất bại. Nhưng giờ đây họ mới khám phá ra, đó là sự ứng nghiệm chương trình mầu nhiệm của Chúa Cha: “Cần phải ứng nghiệm không gì đã được Kinh Thánh báo trước... “. Đó không phải là một định mệnh, cũng không phải là một số mệnh nghiệt ngã và khắt khe... mà là một chương trình yêu thương! Nhưng cho tới ngày đó, họ chưa nhận ra. Giờ đây, họ sắp trở nên chứng nhân cho những điều đó. “Ngày Phục sinh ngày dài nhất của thời gian... “Ngày thứ nhất” đó sẽ kéo dài, tới vô tận! Không có ngày nào khác như thế nửa. Ta hiểu ra rằng, Luca đã muốn gom cách tiêu biểu để cả trong ngày duy nhất đó, và ngày này sẽ được kéo dài qua đời sống chứng tá của Giáo hội suốt dòng lịch sử. Hiện nay, chúng ta có luôn là “nhân chứng” cho tình yêu cứu độ của Thiên Chúa không? Đức Giêsu, trước thái độ kịch liệt công phẫn của những người được coi là “sạch” đã nghiêng về phứa những người Samari ngoại giáo... những kẻ lạc đường, đĩ điếm, ngoại tình... những kẻ dốt nát, bị nhóm Pharisêu và thông giỏi khinh bỉ... những kẻ thông đồng với dân ngoại, những người thu thuế cộng tác với đế quốc Rôma... mọi người nghèo khổ bị xã hội ruồng bỏ, những kẻ thấp kém, bệnh tật, phong cùi. Thay vì ra hình phạt của Thiên Chúa mà lề luật đòi buộc, Đức Giêsu lại loan báo “ơn tha thứ” không giới hạn, không loại trừ một người nào khỏi ơn cứu độ phổ quát được cống hiến cho mọi người, bắt đầu từ Giêrusalem”. Đúng vậy, Thiên Chúa là Cha những người tội lỗi. Người tha thứ cho mọi người. Và noi gương Thiên Chúa, ta cũng phải tha thứ cho mọi người, ngay cả những kẻ thù của mình! Vì đã rao giảng những điều như thế nên Đức Giêsu đã bị kết án và bị đóng đinh như kẻ “phạm thượng”. Nhưng rõ ràng việc sống lại minh chứng rằng, Ngài đã có lý. Những người đại diện cho lề luật bị lên án. Đấng chịu đóng đinh luôn sống động. Mọi điều Đức Giêsu đã giảng dạy và hành động... sẽ tiếp tục và được chính Thiên Chúa minh chính hóa.. “Anh ern sẽ là chứng nhân! “.

Lạy Chúa, Chúa đòi chúng con phải thay đổi trở về thế nào đây? Thực sự, chúng con chưa làm chứng đầy đủ cho tình yêu cứu độ phổ quát!

Và đây chính Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa. Còn anh em, hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống.

Họ rất cần điều đó. Chúng ta cũng rất cần điều đó, cần “quyền năng” không do ta, chứng từ trời cao ban xuống! Bởi vì các môn đệ sắp phải sống và rao giảng trong một thế giới, bề ngoài chưa có gì thay đổi cả: sự dữ bạo lực, hận thù, chết chóc... độc ác, tà thuyết, sai lầm, dốt nát, áp lực đủ thứ... vẫn còn tiếp diễn.

Đấng sẽ trao ban quyền năng đó... ở đây không nêu tên... bởi vì, cũng như Chúa Cha “không ai trông thấy bao giờ.. và khác với Đức Giêsu, Đấng là khuôn mặt hữu hình của Thiên Chúa... Thần Khí không có dạng hình. Hay, đúng hơn Ngài mang bộ mặt của ta, theo cách nói của Thánh Phaolô: “Anh em là thân thể của Đức Kitô. Khi cây nến Phục sinh được tắt đi vào Lễ Thăng Thiên, thì độ là lúc các ngọn lửa được thắp sáng:để xâm chiếm mỗi người môn đệ vào Lễ Hiện Xuống.

Sau đó, Người dẫn các ông tới gần Bê-ta-ni-a, rồi giơ tay chúc lành cho các ông. Và đang khi chúc lành, thì Người rời khỏi các ông và được lên trời.

Đó là sự “rời khỏi”. Chỉ mình Luca sử dụng từ ngữ đây ý nghĩa đó.

So sánh với cùng một trình thuật trong Công vụ Tông chúng ta nhận thấy có nét giản dị hơn. Ở đây, không có yếu tố mô tả nào, không có “đám mây” cũng không có hai Người mặt áo trắng”. Không phải là Luca không hay biết tới ngôn ngữ khải huyền. Trong một trình thuật khác, ông sẽ sử dụng thứ ngôn ngữ này. Nhưng trong đoạn văn trên, ông muốn tương đối hóa, đơn giản hóa nó.

Tất cả đều rất bí mật, và chúng ta thử dõi theo Đức Giêsu xem sao: “Người dẫn các ông... “, “Người giơ tay chúc lành cho các ông”. “Người rời khỏi các ông để trở về với Chúa Cha trên trời”.

Chưa bao giờ Đức Giêsu đã “chúc lành” cho các tông đồ. Nhưng đây là một cảnh từ biệt. Luca có ý nối kết lại một truyền thống Kinh Thánh phong phú. Các nhân vật quan trọng trong Kinh Thánh thường kết thúc đời mình bằng một cử chỉ chúc lành cho những kẻ tiếp sau: Giacóp (St 49), Môsê (Đnl 33), Đavit (1Sb 28-29). “Phép lành” của Đức Giêsu là cử chỉ cuối cùng của Người. Một cử chỉ mà Người sẽ không ngừng thể hiện, nhờ mỗi linh mục, đại diện của Người, làm lại trên chúng ta vào lúc chào tạm biệt trong Thánh lễ, bằng cách “giơ tay lên” để chúc lành cho chúng ta nhân danh Ba Ngôi Thiên Chúa.

Bấy giờ các ông bái lạy Người, rồi trở lại Giênlsalem, lòng đầy hoan hỉ, và hằng ở trong Đền thờ mà chúc tụng Thiên Chúa.

Thật là nghịch lý! Đức Giêsu rời khỏi họ, thế mà họ không buồn, lại vui tươi. Cộng đoàn các môn đệ của Đức Giêsu đã trở thành nhóm người “tôn thờ” Đức Giêsu và cùng nhau “ca tụng Thiên Chúa”. Đức Giêsu ở “trên trời”. Các môn đệ của Người ở “trong Đền Thánh'. Đó chỉ là một biểu tượng... một sự đối xứng. Một phụng tự mới.