Chúa Nhật VI Phục Sinh - Năm C |
THÁNH THẦN SẼ NHẮC NHỞ CÁC CON |
Suy niệm của nhóm Nha Trang |
“Thánh Thần sẽ nhắc nhở các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con”. I. Ý CHÍNH: Bài Tin Mừng hôm nay được trích trong bài Chúa Giêsu từ biệt các Tông Đồ. vì lúc sắp ra đi, để trấn an các Tông Đồ, Chúa Giêsu đã hứa, dầu ra đi, người cũng vẫn hiện diện và hứa ban bình an cho các ông. II. SUY NIỆM: 1. “Ai yêu mến Thầy sẽ giữ lời Thầy” “Chúa Giêsu không muốn thứ tình yêu trừu tượng hoặc thuần tình cảm, Người chủ trương một tình yêu bằng việc làm là tuângiữ các giới răn Người đã truyền. “Cha Người sẽ yêu mến người ấy”: tình yêu ở đây là một tương quan có tính cách hỗ tương: Yêu mến Thiên Chúa thì có tương quan cá nhân với Người. “Và chúng ta sẽ đến và ở trong người ấy”: kiểu nói “đến”và “ở” không có ý diễn tả một nơi chốn cho bằng có ý nhấn mạnh đến một thực tại có thật và chắc chắn của tình yêuBa Ngôi Thiên Chúa đối với những ai yêu mến Người bằng cách thực hành các giới răn của Người. 2. “Kẻ không yêu mến Thầy thì không giữ lời Thầy” Ở đây có ý nhắc lại dưới hình thức tương phản để nhấn mạnh tính cách thực hành tình yêu đối với Thiên Chúa. 3. “Lời các con nghe không phải là của Thầy” Ở đây Chúa Giêsu có ý chứng minh việc giữ lời Chúa là yêu mến Chúa vì lời đó không phải là lời bình thường của người phàm nhưng là lời của chính Thiên Chúa, Đấng đã sai Chúa Giêsu, ngôi lời nhập thể (Ga 1,1) xuống thế gian để cứu chuộc loài người. 4. Ở đây Chúa Giêsu có ý chứng minh việc giữ lời Chúa Khi còn ở thế gian Chúa Giêsu đã ban bố những lời của Thiên Chúa cho loài người. 5. “Nhưng đấng phù trợ là Thánh Thần” Nay Chúa Giêsu ra đi, sự lưu truyền của Thiên Chúa trong Giáo Hội không phải là một sự tồn kho bất động, bởi vì chính Chúa Thánh Thần, đấng mà Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Chúa Giêsu, làm nên sự lưu truyền này bằng cách dạy dỗ và nhắc nhở cho Giáo Hội tất cả những gì Chúa Giêsu đã ban bố khi còn ở thế gian. Chúa Giêsu đã loan báo (Ga 14,16) là sẽ xin Cha sai Thánh Thần, đấng bào chữa đến với các Tông Đồ. người cũng thêm là cha sẽ sai đến nhân danh Người. cả hai cách nói có tính cách tương đương và tạo nên một trong những công thức chính xác Chúa ba ngôi hiện diện trong người tínm hữu, có cùng một mục đích là làm cho họ nhận biết lời của Thiên Chúa và cho họ tham dự vào mầu nhiệm sự sống Thiên Chúa. 6. “Thầy để lại bình an cho các con”: Theo phong tục Do Thái, khi từ giã nhau, người ta thường chào nhau bằng lời “bình an”, nhưng ở đây sự bình an của Chúa Giêsu để lại, không có ý nghĩa như lời chào từ biệt thông thường vì thế gian chỉ có thể chúc bình an chứ không tự mình ban bình an được, còn Chúa Giêsu chính Người ban bình an riêng của Người. Sự bình an này, bình an của Chúa Phục Sinh (Ga 20,29;21,26) hệ tại chiếm hữu sự hiện diện đích thực của Thiên Chúa, một sự hiện diện dưới hình thức mà thế gian không trông thấy, nhưng những ai tin vào Người mới thấy được (Ga 14,18-21). Ơû đây cho thấy sự hiện diện đích thực nhưng vô hình của Chúa Giêsu Phục Sinh trong Giáo Hội. 7. “Lòng các con đừng xao xuyến và đừng sợ hãi”: chính việc tin nhận sự hiện diện đích thực nhưng vô hình của Chúa Giêsu Phục Sinh trong Giáo Hội sẽ bảo đảm sự bình an cho các Tông Đồ và đồng thời giúp các ông thoát khỏi mọi chướng ngại trong đời sống Tông Đồ tại trần thế này. 8. “Thầy đi rồi sẽ trở lại với các con”: “Thầy đi: Chúa Giêsu chịu nạn chịu chết. Thầy trở lại: Chúa Giêsu trở lại bằng nhiều trạng thái khác nhau: + Bằng sự sống lại là việc xảy ra rất gần. + Đến trong ngày tận thế còn xa vời. + Đến trong thời gian bằng cách mầu nhiệm trong các tâm hồn. + Đến trong Thánh Thể. + Đến bằng sự can thiệp vào dòng lịch sử. 9. “Nếu các con yêu mến Thầy thì các con sẽ vui sướng”: Chúa Giêsu trở về với Chúa Cha, là Đấng đã sai Người là Đấng cao trọng hơn Người. Kiểu nói “Cao trọng hơn” có ý nhắm đến ngôi lời nhập thể, xét theo phương diện bản tính loài người nơi Chúa Giêsu, thì Chúa Cha trọng hơn Chúa Giêsu. vì thế nói trở về với Chúa Cha là nói bản tính loài người của Chúa Giêsu được cất nhắc lên và được tôn vinh. Nếu các môn đệ hiểu được như vậy thì sự ra đi của Chúa Giêsu là niềm vui cho các ông. 10. “Giờ đây Thầy nói với các con trước khi việc xảy ra”: Chúa Giêsu báo trước cho các môn đệ về việc người ra đi chịu chết để khi việc xảy ra thì các ông không nản lòng. Hơn nữa, được vững dạ, vì biết rằng tất cả mọi sự đó đã được trù liệu trong chương trình của Thiên Chúa, và như thế người sẽ được vinh hiển hơn và chính các môn đệ nhờ đó sẽ được ích lợi hơn. III. ÁP DỤNG: A/ Áp dụng theo Tin Mừng: Qua bài Tin Mừng hôm nay, Giáo Hội muốn chúng ta nhận ra rằng Chúa Giêsu Phục Sinh đã từ bỏ đời sống trần thế là đời sống đã làm cho người có thể được nhận biết một cách khả giác, nhưng khi người được nâng lên trong vinh quang Thiên Chúa hiệp nhất các mầu nhiệm với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần thì người đã vượt qua mọi giới hạn hẹp hòi của không gian và thời gian để nhờ đó người luôn luôn hiện diện cách vô hình đối với những ai tìm kiếm người với niềm tin. B/ Áp dụng thực hành: Nghe lời Chúa nói: 1/ Ai yêu mến Thầy, sẽ giữ lời Thầy: Chúa Giêsu muốn chúng ta yêu mến Chúa không bằng tâm tình trừu tượng nhưng bằng việc làm cụ thể là tuân giữ những lời Chúa truyền dạy. Thực hành lời Chúa trong đời sống hằng ngày là cách tỏ lòng yêu mến Chúa thật tình. 2/ “Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy” càng yêu mến Chúa bằng cách thực hành lời Chúa thì càng được Chúa ban nhiều ơn vì có Chúa ở cùng Cha chúng ta. Kinh nghiệm cho thấy càng kiên trì trong việc thực hành lời Chúa thì càng dễ nhận ra ý Chúa và hoạt động của Chúa trong mỗi sự việc và trong mỗi biến cố trong đời sống 3/ Thầy đã nói với các con những điều này khi còn ở với các con: lời Chúa được lưu tồn trong thánh kinh. Chính Chúa Thánh Thần sẽ dạy dỗ và nhắc nhở cho chúng ta về lời của Chúa mỗi khi chúng ta tiếp xúc với lời Chúa trong thánh kinh. Vậy muốn hiểu lời Chúa để thực thi chúng ta phải được Giáo Hội, dụng cụ hoạt động của Chúa Thánh Thần hướng dẫn, và phải cầu xin ơn Chúa Thánh Thần soi sáng bằng lời cầu nguyện trước khi đọc, học và suy niệm lời Chúa. 4/ Thầy để lại bình an cho các con: chính Chúa Giêsu là sự bình an cho chúng ta. Vì vậy chúng ta sẽ được bình an thật, khi chúng ta biết tin nhận sự hiện diện của Chúa trong quyền năng, sự quan phòng và tình thương của Người. 5/ Lòng các con đừng xao xuyến và đừng sợ hãi: niềm tin tưởng vào Thiên Chúa sẽ giúp chúng ta tìm lại được an bình trong xáo trộn của cuộc ồng và tăng thêm can đảm để vượt qua những gian lao thử thách trên đường đời. 6/ Thầy đi rồi Thầy trở lại với các con: Chúa trở lại với chúng ta bằng nhiều hình thức: Bằng sự sống lại để chuẩn bị sự sống đời đời cho chúng ta. Bằng cách đến trong ngày phán xét để đem chúng ta vào vào trong sự sống đời đời. Bằng phép Thánh Thể để nuôi dưỡng sự sống đời đời cho chúng ta (Sự sống thiêng liêng phần hồn). Bằng ơn thánh để tăng trưởng sức sống thiêng liêng cho tâmhồn chúng ta. Bằng cách can thiệp vào dòng lịch sử để tỏ bày quyền năng và sự quan phòng của Chúa hầu gây nền niềm tin cho ta. 7/ “Giờ đây Thầy nói với các con trước”: Lời Chúa sẽ giúp chúng ta giải thoát mọi vấn đề xảy ra nơi bản thân, ngoài xã hội và trong thiên nhiên. |