Chúa Nhật VI Phục Sinh - Năm C |
THẦY BAN CHO ANH EM SỰ BÌNH AN |
Chú giải của Fiches Dominicales |
“THẦY BAN CHO ANH EM SỰ BÌNH AN CỦA THẦY. THẦY RA ĐI VÀ TRỞ LẠI VỚI ANH EM”. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI: 1. Loan báo một sự hiện diện khác. Sách Bài đọc Chúa nhật này trích trong chương 14 của Tin Mừng Thánh Gioan, một đoạn xoay quanh chủ đề “ra đi”, chủ đề được diễn tả bởi những từ được lặp đi lặp lại.: “ ra di”, “đi “, “trở về”, “con đường”... Tin Mừng ám chỉ hành trình nào? Đức Giêsu trở về với Chúa Cha. Rõ rồi. Nhưng, đây cũng còn là hành trình của các môn đệ được người hướng dẫn về với Cha. - Với Đức Giêsu, sự ra đi của Người đã đến gần. Các môn đệ ưu phiền vì viễn tượng này người nói với họ rằng Người đi, rồi trở lại với họ, để bắt đầu giữa họ và trong họ một cách hiện diện khác, nhiệm mầu, chỉ dành cho những ai trung tín với lời người. Người không có ý đề cập đến sự trở lại với hình dạng thể lý, cũng không phải sự trở lại huy hoàng ngày thế mạt; nhưng, ngay từ bây giờ. là sự hiệp thông nghĩa thục với Thiên Chúa trong mầu nhiệm Ba Ngôi “Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy chúng ta sẽ đến và ở lại với người ấy”. Một thời kỳ đã kết thúc, thời kỳ người ta thấy được bằng mắt, nghe được bằng tai. Với biến cố phục sinh, một thời kỳ mới bắt đầu, một cách thế khác cho liên hệ giữa Người với các môn đệ. Thời kỳ của Chúa Thánh Linh mà “Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy”. Người sẽ dẫn các ông tới chỗ hiểu thấu đáo lời nói và cử chỉ của Đức Giêsu. X. Léon-Dufour giải thích rằng: “ Tiếp theo thời kỳ mạc khải của Đức Giêsu Nadarét, là thời kỳ của Đấng Bầu Chữa. Người tỏ lộ cùng một mạc khải, nhưng đầy đủ, trọn vẹn. Sứ vụ trần gian của Đức Giêsu kết thúc, nhưng đối với các môn đệ, Chúa Thánh Linh còn rọi sáng những lời Đức Gìêsu dạy rõ hơn “ khi các ông nghe lúc trước” (“Lecture de l'Evangile selon Jean”, Seuil, trg 129). Hai từ ngữ chỉ chức vụ: đã được uỷ thác cho Chúa Thánh Linh, Đấng Bầu Chữa: “dạy dỗ “, “nhắc lại “. - Người sẽ dạy dỗ họ tất cả những gì Đức Giêsu thừa lệnh Chúa Cha thông truyền cho nhân loại. Như vậy, những gì mà các ngôn sứ loan báo sẽ thực hiện ngoài sự trông đợi: “mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy bảo” (Is 54,13; xem thêm Giêrêmia 31,33ss). - Người sẽ nhắc họ nhớ lại tất cả những gì Đức Giêsu đã nói với họ. Không phải chỉ là ôn lại, nhưng theo cách nói của Kinh Thánh, là chấm phá ra ý nghĩa những lời nói và cử chỉ của Đức Giêsu dưới ánh sáng của biến cố Phục sinh. X Léon-Dufour chú giải: “Khi nhắc các môn đệ nhớ lời của Đức Giêsu, Chúa Thánh Linh không chỉ lặp lại giọng điệu của Thầy cho những trí nhớ quá tệ, nhưng Ngài còn giải nghĩa dưới ánh sáng Phục sinh cho các ông nắm bắt được ý nghĩa mà, cho tới lúc này còn rất tối tăm đối với các ông. Nhiệm vụ giải thích của Chúa Thánh Linh liên quan tới sứ điệp của Ngôi Con, nhằm làm cho cộng đoàn thành nơi mạc khải luôn được tiếp tục và hiện thực một cách sáng tạo trong đời sống các tín hữu. Như thế lời Đức Giêsu luôn sống động qua thời gian” (Sđd, trg l32). 2. Ơn bình an Rồi để từ biệt những người thân của mình, và vào lúc sắp sửa vượt qua thung lũng Cédron để tới Giếtsêmani, như báo trước lời đầu tiên của Đấng phục sinh, Đức Giêsu ban bình an cho các các môn đệ. Bình an, đối với người quen thuộc Thánh Kinh, không phải chỉ là sự vắng bóng bạo hành, tĩnh lặng trong tâm hồn, mà chính là sức khỏe, sự thịnh vượng, hạnh phúc sung mãn, ơn cứu độ. Và chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể ban bình an này. Vì đó là phúc lộc cứu độ tuyệt vời nhất: “Lúc đó, sự công chính nở rộ và bình an lớn lao tới khi mặt trăng khuất bóng “ (Tv 72, 7). Đức Giêsu, Đấng Chúa Cha sai đến, là Đấng trung gian của sự bình an này, nên Người có thể gọi đó là sự bình an của mình: “Thầy ban bình an của Thầy cho anh em”. Không phải là thứ bình an giả tạo mà nhiều lần các ngôn sứ đã cảnh báo và Đức Giêsu đã từ chối đem xuống trên mặt đất nhưng là bình an đích thực của Thiên Chúa, mà để ban cho thế gian, Đức Giêsu đã hy sinh mạng sống. Hiệu quả của ơn bình an này là: các môn đệ không còn xao xuyến nữa, dù trước viễn tượng Đức Giêsu sẽ khuất dạng, hay trước nhiệm vụ đang chờ họ, chính họ sẽ là những người đem Tin Mừng cứu độ vào giữa lòng thế giới. BÀI ĐỌC THÊM: 1. Một tạm biệt cho hôm nay Lời tạm biệt của Đức Giêsu không để đành tới ngày mai, nhưng là ngày hôm nay người ta suy diễn từ sự hỗn độn trong cách dùng thì của động từ (ngôn ngữ Tây phương rõ rệt hơn). Có lúc Đức Giêsu nói trong thì hiện tại: “Thầy sẽ không để anh em mồ côi, Thầy đến với anh em” (14,28), nhưng chỉ một lúc sau đó, Người lại nói ở thì tương lai: “Chúng Ta sẽ đến ở lại với người ấy” (14,23); và rồi, Người lại dùng thì hiện tại: “Thầy ra đi và trở lại cùng anh em” (l4,28). Đức Giêsu đến làm đảo lộn thời gian chúng ta vẫn quen: Điều này có nghĩa là Đức Giêsu đến từ một thế giới khác, nhưng cũng có nghĩa là Người làm chủ tiến trình lịch sử: với kẻ tin, Đức Giêsu còn thực hiện những công trình lớn lao hơn những điều người đã thực hiện khi còn sống đời dương thế, và qua hành động này của Đức Kitô, các môn đệ cảm nghiệm được sự hiện diện của Đức Giêsu. Đấng luôn ở với họ. Có thể suy diễn như thế về những người đã ra đi trước chúng ta không? Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã can đảm nêu lên: “Tôi muốn rời trời cao để đi gieo hạnh phúc cho trái đất”. Đối với chị, những bậc “chân phước” không thể làm ngơ trước thân phận con người còn tại thế. Người chết hiện diện trước mắt ta, một sự hiện diện như chính sự có mặt của Đức Kitô. Dĩ nhiên, chúng ta không có ý đề cập đến lời nói và chữ viết cầu cơ. Sự hiện diện này tương tự với sự hiện diện của Thánh Linh do Chúa Con sai đến. Mầu nhiệm của sự hiệp thông sâu xa này chắc chắn không được tỏ lộ rõ ràng; đó là mầu nhiệm mà thần học gọi là “các thánh cùng thông công”. 2. Chìm ngập trong Thánh Linh Đấng Bầu chữa (Henri Denis, trong “100 từ ngữ diễn tả đức tin”, DDB, trg 161-162). Đấng Bầu chữa, đó là từ dịch từ tiếng Hy Lạp, lúc đầu có nghĩa tố tụng là trạng sư, người bênh vực, trợ giúp. Rồi nghĩa rộng là Đấng an ủi, chuyển cầu. Điều hơi lạ là lúc đầu, chữ này dùng chỉ Đức Kitô (Trong thư thứ nhất của thánh Gioan 2,1) “nếu có ai phạm tội, chúng ta có Đấng Bầu Chữa trước mặt Chúa Cha: đó là Đức Giêsu Kitô, Đấng công chính”. Nhưng phần nhiều dùng chỉ Chúa Thánh Linh. Và nếu hiểu về Chúa Thánh Linh với tất cả những đức tính nêu trên, chúng ta sẽ nhận ra rằng: ở trần gian này, không thể một mình mà trung tín với Đức Kitô được. Tuy nhiên, Đức Giêsu đã tiên liệu một phương thế: các con sẽ không cô độc đâu. Đức Kitô khuất dạng đã nhường chỗ cho Đấng biện hộ. Ngài đem đến cho các Kitô hữu một liều thuốc kháng độc cần thiết để họ sống đúng đời Tin Mừng giữa trần gian nhiều thử thách. Thật là đúng khi tin tưởng rằng - từ khi Đức Giêsu ra đi, tức lúc Người lên trời - Tất cả những gì Đức Kitô thực hiện cách tỏ tường trong thế giới này đều được thực hiện bởi những người dám liều mình vì đức tin, nhiều khi hy sinh cả mạng sống nữa. Họ không cô độc là thế? Đấng thi công vĩ đại, khi hợp nhất mọi người, hợp nhất chính Giáo Hội, chính là Đấng Bầu chữa vô hình. Người đem sức mạnh đổ xuống tràn đầy trên người yếu đuối, đem dũng cảm đổ xuống tràn đầy trên người sợ sệt. Đó là ơn an ủi của Chúa Thánh Linh, như một ngọn lửa cháy lan từ Kitô hữu này sang Kitô hữu nọ, từ thế hệ này sang thế hệ kia. Để kết thúc, đề nghị bạn cùng tôi đọc những câu đầu trong thư thứ hai của thánh Phaolô gởi tín hữu Côrintô (1,3-7) và thay những từ trạng sư, bênh vực, an ủi, bằng chính từ Hy L.ạp paraclitos. Bạn sẽ cảm thấy một ấn tượng kỳ lạ. Như lặp lần nữa đi (chín lần), Bạn sẽ hiểu chúng ta thực sự chìm ngập trong Paraclitos, Thánh Linh-bầu Chữa. “Chúc tụng Thiên Chúa là thân phụ Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta. Người là Thiên Chúa mọi niềm an ủi; Người đã ban Đấng Bầu chữa cho chúng ta trong mọi nỗi gian truân, để chúng ta có thể trở thành kẻ bầu chữa cho tất cả những ai trong cơn hoạn nạn nhờ Đấng Bầu Chữa mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Vì cũng như chúng ta chia sẻ muôn nỗi khổ ải của Đức Kitô, thì nhờ Người, chúng ta cũng được chứa chan niềm an ủi. Chúng tôi phải chịt gian nan ư? Chính là dể anh em được ủi an và cứu độ. Chúng tôi nhận lãnh Đấng Bầu chữa ư? Cũng là để anh em được nhận lãnh Đấng Bầu chữa. Chúng tôi lấy làm an tâm về anh em, vì biết rằng anh em thông phần thống khổ với chúng tôi thế nào, thì cũng được thông phần an ủi như vậy”. |