Chúa Nhật XVII - Thường Niên - Năm B
ĐỨC GIÊSU HOÁ BÁNH VÀ CÁ RA NHIỀU
CHO ĐÁM ĐÔNG ĂN
Chú giải của Fiches Dominicales

VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI

1. Bánh hóa nhiều dư dật.

Tạm rời bỏ Tin Mừng Máccô, sách Bài đọc năm B hôm nay lấy ở Tin Mừng gian câu chuyện Chúa hóa bánh ra nhiều, rồi tiếp liền đó là "diễn từ về Bánh trường sinh" được phân chia để đọc liền trong bốn Chúa nhật tiếp theo.

Chỉ có phép lạ hóa bánh là được cả bốn Tin Mừng cùng tường thuật (Máccô còn tường thuật tới 2 lần ở 6,35-44 và 8,1-9). Khi tường thuật việc hóa bánh, tác giả Tin Mừng bốn đã tập trung vào Đức Giêsu như con người lèo lái hành động từ đầu đến cuối.

"Sang bên kia Biển Hồ Galilê, Đức Giêsu "lên núi " và “ngồi" đó với các môn đệ.

Người "nước mắt lên" và nhìn "thấy đông đảo dân chúng" đến với mình.

- Hoàn toàn biết mình sắp làm gì rồi, Người hỏi ông Philípphê: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây”. Câu hỏi thật lấp lửng: "Thưa có mua đến hai trăm đồng bạc bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút”.

- Dù chẳng có sự tương xứng (5 cái bánh và 2 con cá thì thấm vào đâu với đám đông chừng 5000 người), Người vẫn nói: "Anh em cứ bảo người ta ngồi xuống đi”.

Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn và phân phát thật sự bánh đã hóa ra rất nhiều. Người bảo các môn đệ thu lại những miếng thừa.

- Sau cùng biết được ý đồ và sự hồ hởi của dân chúng sau khi đã được ăn no, Người lại lánh mặt đi lên núi một mình.

2. Manna mới trên đường xuất hành mới…

Trình thuật này tập trung vào Đức Giêsu, lại mang âm hưởng sâu xa của thời dĩ vãng xa xưa trong Cựu ước mà nay đang ứng nghiệm nơi Đức Giêsu; trình thuật cũng loan báo bí tích Thánh Thể.

Chuyện kể lấy hậu cảnh là Thánh Kinh (Cựu ước) nên cần được khai thông để có thể thấu triệt được tất cả ý nghĩa phong phú của câu chuyện.

+ Tác giả trình thuật lấy hứng từ việc hóa bánh xảy ra trong thời ngôn sứ Êlisê.

Cũng không có sự cân xứng 20 bánh lúa mạch cho 100 người, trong trường hợp của ngôn sứ Êlisê; 5 cái bánh và 2 con cá cho chừng 5000 người đàn ông, trong Tin Mừng.

Các người chứng kiến cùng tỏ vẻ lo lắng:

- "Làm sao mà đủ cho 100 người được? " người đầy tớ của ngôn sứ Êlisê hỏi.

- Thưa, có mua đến 200 đồng bạc bánh cũng chẳng đủ...", ông Phipphê trả lời.

Cùng ra lệnh bảo làm:

“Cứ cho hết mọi người ăn”, Ngôn sứ Êlisê nhấn mạnh.

"Anh em cứ bảo người ta ngồi xuống đi". Đức Giêsu bảo.

Bánh ăn rồi đều cùng có dư thừa:

"Họ ăn rồi mà còn dư lại”, trình thuật của sách Các Vua quyển hai.

"Họ chất đầy được rnười hai thúng miếng bánh vụn”, Tin Mừng Gioan viết.

Như vậy, thánh Gioan muốn cho thấy rằng việc làm của Đức Giêsu vượt trội hơn hình ảnh mờ nhạt của Cựu ước tiên báo về thời của Đấng Thiên Sai nhiều. Và nếu bánh thừa nhiều vô vàn hơn thời kỳ ngôn sứ Êlisê còn thừa, thì chính là để ngụ ý rằng hôm đó Đức Giêsu không những bẻ bánh cho đám đông ăn, mà còn cho hết thảy mọi người nữa.

+ Trình thuật của Gioan cũng ám chỉ nhiều đến những biến cố của thời Xuất hành.

Đức Giêsu đã lên “núi”, núi Sinai mới nơi đó Người là Môsê mới, sẽ ban Lời Chúa và Manna mới cho dân Người.

Tác giả xếp đặt cho cảnh xảy ra vào "ít ngày trước Lễ Vượt Qua”, đặt biến cố vào bối cảnh cuộc giải thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập có ngụ ý đây chính là một cuộc xuất Hành mới đang mở màn, một cuộc Vượt qua mới được loan báo, lễ vượt qua của Đức Giêsu (cf. Ga 2,13-20; 11,55-57).

Còn về câu Chúa hỏi Philípphê: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây" chính là tiếng vang vọng lại lời của Môsê hỏi Thiên Chúa khi dân Do thái lẩm bẩm kêu trách ông trong hoang mạc: "Con sẽ kiếm đâu ra thịt mà cho dân này đây? (Ds 11,3).

Nhưng X.Léon-dufour nhận xét thêm: "Khác với Môsê có vẻ lo lắng, Đức Giêsu đã biết người sắp làm gì rồi”. Việc Đức Giêsu sắp "làm" đây sẽ không chỉ là một việc lạ lùng sắp diễn ra mà còn bao gồm luôn chính thực tại mà phép lạ ấy là dấu chỉ nưa: để cho muôn người được sống, Đức Giêsu sẽ ban không chỉ những lời nghe được từ Cha, mà cả chính bản thân Người qua cái chết nữa. Điều này còn quí trọng hơn cả những tấm bánh hứa nhau lạ lùng hôrn nay ("Lecture de l'Evangile selon saint Jean", cuốn 11, Seuil, trang 107).

Nếu Gioan thêm câu "Người nói thế là để thử ông”, thì cũng là để ám chỉ những thử thách dân Do Thái đã trải qua xưa trong cuộc hành trình qua hoang mạc vậy.

Ngần ấy hình ảnh ám chỉ như vậy, khiến tấm bánh hóa nhiều chính là Manna mới dành để dưỡng nuôi một dân mới do Đức Giêsu là Môsê mới lãnh đạo.

Nhưng nếu trình thuật này mang âm hưởng sâu xa của thời Cựu ước xa xưa, thì đồng thời cũng báo trước Bí tích Thánh Thể.

A.Marchadour nhận xét: "Lời lẽ của trình thuật, Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn (c.11) chính là những lời cộng đoàn Gioan vẫn thường nghe trong những buổi cứ hành Thánh Thể.

Như ta được biết, trong bữa ăn tối trước khi chia tay, chính Đức Giêsu làm cử chỉ phân phát, (chứ không phải các môn đệ đã làm việc này theo như tường thuật của ba Tin Mừng nhất lãm). "Anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí” (c.12) lời nhận xét này ngụ ý diễn tả thời điểm lịch sử của Đức Giêsu là trổi vượt, rất đáng trân trọng, nên đừng để uổng phí. Người ban dư đầy ăn huệ, để chính Giáo Hội cũng được thụ hưởng dồi dào. Đức Giêsu đến cho người ta được sống và sống dồi dào (10, 10). Phải dồi dào đủ cho hết thảy các thế hệ Kitô giáo" ("L'evangile de Jean", Centurion, trang 101)

3. Đức Giêsu là Môsê mới lãnh đạo cuộc Xuất hành mới.

Đây là trường hợp hi hữu trong Tin Mừng Gioan: Đấng làm phép lạ ấy được dân chúng hoan hô, vì họ nhận thấy Người còn hơn là vị ngôn sứ; Người là nhân vật Thiên Chúa hứa trong Nhị Luật 18,15 giống như Môsê; dân chúng nói: "Hẳn ông này là vị ngôn sứ Đấng phải đến thế gian ".

Nhưng thay vì lấy lòng tin để mở lòng ra đón nhận Đấng mà phép lạ ấy nói cho biết, thì dân chúng lại chỉ nghĩ đến cơm bánh mà họ đã được no nê. Họ còn ra sức giam hãm Đức Giêsu trong quan niệm quá phàm trần họ vốn có về Đấng Mêsia: "Họ sắp đến bắt Người đem đi mà tôn làm vua”.

Vì thế Đức Giêsu lánh mặt đi "lên núi một mình”. Người không phải là "vi ngôn sứ" đúng như họ mong muốn khi trông đợi một Đấng Mêsia trần tục.

A.Marchadour kết luận: "Thánh Gioan đã khéo léo lồng vào câu chuyện này ba thời điểm khác nhau: thời xuất hành lúc dân Israel đã bắt đầu rong ruổi trong sa mạc, thời gặp gỡ lịch sử với Đức Giêsu làm khung cho câu chuyện, và thời của Giáo Hội. Điều đó phải muốn nói lên rằng qua ba hoàn cảnh lịch sử khác nhau này vẫn một câu hỏi căn bản còn phải được đặt ra là: Làm thế nào để sống tin tưởng vào Chúa khi ở trong sa mạc (manna)? trong lúc Chúa nhập thể ở giữa con người (Đức Giêsu)? và trong Giáo Hội (Thánh Thể)?

Trong tư tưởng của Gioan, Đức Giêsu không nhắm mục tiêu tỏ bày lòng thương xót của Người đối với đám đông đang đói cho rằng muốn mạc khải nhân tính đích thực của mình vì thế Gioan đã đẩy các môn-đệ lui vào hậu cảnh, để tâm cả câu chuyên tập trung vào con người toàn năng là Đức Giêsu, Đấng lèo lái các biến cố và làm cho các biến cố có ý nghĩa. trình thuật kết thúc bằng một thất bại, nhưng phần sau câu chuyện lại sẽ cố gắng làm cho mạc khải được sáng tỏ khi đào sâu ý nghĩa biểu tưởng của bánh vốn đã có ngay trong dấu chỉ rồi. Người ta sẽ nhận ra ngay được rằng Đấng ban lương thực, thì chính Người cũng là lương thực nuôi sống mọi người" (O.C. trang 101)

BÀI ĐỌC THÊM.

1. "Một dấu" chỉ cần tìm ra ý nghĩa, một mầu nhiệm cần phải hiểu biết"

Trong tâm tưởng của Đức Giêsu Nagiarét, đây chính là một kiểu chia sẻ lương thực mới lạ. Một dấu lạ gây được niềm hồ hởi, nhưng sẽ bị ngộ nhận. Một dấu lạ cần tìm ra ý nghĩa, một mầu nhiệm cần phải hiểu biết, mà chỉ có đức tin mới tiếp cận được. Một Bánh Trường sinh cần khám phá. Nhưng Bánh nào và sự sống nào?

Chắc hẳn chúng ta đều bị lôi cuốn muốn đọc những biến cố này một cách quá ư duy vật khi chỉ cho đó là phép lạ. Nên không đòi hỏi nhiều đức tin. Trái lại điều "người môn đệ Chúa yêu" trình bày, là thuộc lãnh vực thiêng liêng. Nên coi như phải đòi hỏi nhiều đến đức tin, bởi lẽ, đàng sau hình ảnh hay dấu chỉ là chân lý sâu xa phải đạt tới, là giáo lý Chúa dạy, là kho tàng phong phú Chúa ban cho.

Dân chúng thích được ăn “bánh ngọt" mà không quan tâm đến Đấng muốn nhân đấy tỏ mình ra là Đấng Mêsia mà đức tin cho biết là Đấng ban tặng lương thực và là chính lương thực. "Các ông đi tìm tôi, không phải vì các ông đã thấy những dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê" (Ga 6,26). Manna trong sa mạc xưa đã nên như biểu tượng nói lên tính cách chân thật của Lề Luật vì rằng khi Thiên Chúa thử thách dân người và thực hiện vô số những dấu lạ, thì người muốn dạy cho họ biết rằng: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh. nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra" (NL 8.3b).

Lương thực của kẻ nghèo và vài con cá nhỏ cũng đã được coi như một Manna mới. Nhưng đàng sau những thực tại khiêm tốn của con người. Đức tin sẽ phải dần dần tìm thấy ở đấy là nghi lễ "Bẻ Bánh" tên ban đầu được dùng để chỉ cử hành Thánh Thể. Đức Giêsu là Lời và Bánh, ban mình làm lương thực cho dân mới, nơi Người đã qui tự lại để khai trương và xây dựng một vương quốc sung túc mọi bề.

Giờ đây hẳn chúng ta cũng đang ở trước "một phép lạ lịch sử gây ngỡ ngàng cảm phục, khiến chúng sẽ phải vỗ tay ca ngợi Đấng làm phép lạ và gợi cho lòng ta ước muốn tôn Người làm Vua-cứu-tinh vậy".

2. “Từ Mười Hai Thúng, chúng ta nhận lấy bánh Thánh Thể”

(Mgr. L. Daloz, trong "Nous avons vu sa gloire". DDB, trang 130).

Những kiểu nói này dùng trong kinh nguyện Thánh Thể ngày nay: Cầm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra, trao cho, hẳn phải làm ta nghĩ ngay đến mối liên hệ giữa bữa ăn đột xuất ngoài trời khi xưa và Bữa Tiệc Ly. Chính Đức Giêsu trao bánh cho mọi người; một cử chỉ hoàn toàn khó tin, bởi lẽ làm sao mà chính Người có thể phân phát bánh cho cả năm ngàn người? Điều đó cũng khiến ta phải nghĩ rằng tấm bánh hóa nhiều đó là dấu chỉ của Thánh Thể. Sau cùng, còn lại mười hai thúng đầy, số mười hai chỉ mười hai chi tộc Israel có nghĩa là ân huệ Chúa ban sẽ luôn dư dật cho Israel mới. Mười hai thúng cũng nói lên sự dồi dào phong phú của Chúa. Chính trong mười hai thúng này mà chúng ta được múc lấy tình yêu vô tận, không bao giờ cạn kiệt. được nhận lấy bánh, bánh từ bàn tiệc Thánh Thể, bánh đem lại phúc trường sinh.

3. “Phải vừa là người của lương thực hằng ngày, vừa là người Thánh Thể”.

(H.Vulliez, trong "Dieu si proche. Năm B", Desclée de Brouwer, tr.76-77).

Dấu lạ Đức Giêsu làm diễn ra thật vĩ đại. Nên sau đó những kẻ mục kích nhìn nhận Người là vị ngôn sứ phải đến và muốn tôn Người làm vua, âu cũng là điều dễ hiểu!

Nhưng rõ ràng cũng chính bởi tại đó nên mới xảy ra đổ vỡ. Đức Giêsu phải lánh ra và rút lui. Khi gặp lại họ ở phía bên kia Biển Hồ, Người phải giải thích nhiều để họ hiểu rằng sự sống Người đến để ban cho họ không phải là chuyện ăn uống sinh sống ở đời này. Đó là sự sống đời đời. Bánh Người chia cho ăn hôm ấy chỉ là thứ đồ ăn mau hư nát. Thực ra, đó chính là dấu chỉ của một lương thực khác, thứ lương thực "trường tồn đem lại phúc trường sinh" (6,27). Phải có được sự tỉnh táo của Đức Giêsu thì những dấu lạ Người làm cho con người mới không bị thu hẹp vào chỉ một vấn đề tìm thỏa mãn những nhu cầu trần thế mà thôi. Phải được Người gắn bó ta với sứ mệnh Chúa Cha đã trao phó cho Người.

Chúng ta cũng sẽ gặp phải cơn cám dỗ này, mối nguy hiểm này là khuynh hướng thích thu hẹp lại. Những nhu cầu cấp bách vốn dằn vặt con người khiến chúng ta phải trăn trở. Chúng ta đành phải dấn thân như Đức Giêsu để đối phó với những nhu cầu của họ. Thái độ dấn thân này, đối với lòng tin của ta, là dấu chỉ tình yêu của Chúa muốn cho con cái Người được hạnh phúc. Chúng ta không thể vô tình trước các nỗi bệnh tật, đói khát, bất công. Ta phải không ngừng mở rộng con tim và bàn tay, không ngừng bắt tay vào việc chia sẻ và xây dựng một thế giới công bằng và có tình liên đới. Việc làm ấy tham dự vào sứ mệnh của ta. Đồng thời ta phải tỉnh thực để không chỉ thu hẹp tầm nhìn vào những nhu cầu vật chất mà thôi, không say sưa vì khao khát cho công việc thành tựu, hoặc ngây ngất trước vẻ cao cả lớn lao của công trình đang thực hiện. Ta phải mở mắt nhìn vào một nhu cầu khác kín đáo hơn? vì sâu xa hơn: đó chính là sự sống đời đời, chỉ sự sống đó mới làm cho con người được phỉ chí toại nguyện. An uống no nê, con người chưa lấy làm đủ. Đây là một thế quân bình khó giữ. Chúng ta vừa phải là những con người đem lại cơm no áo ấm, vừa phải là những con người đem đến Thánh 'Thể".