Chúa Nhật XII - Thường Niên - Năm B
ĐỨC GIÊSU DẸP YÊN SÓNG GIÓ
Chú giải của Fiches Dominicales

VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.

1. Một trình thuật giống kiểu trừ tà

Đức Giêsu rời bỏ ven Biển Hồ Galilê, nơi Người đã dùng dụ ngôn mà giảng dạy cho dân chúng (x. Tin Mừng CN.11 TN) để phiêu lưu sang "bờ bên kia”, nơi có đông dân cư' là người ngoại. Trình thuật Maccô ta đọc hôm nay nằm trong bối cảnh đó.

Đọc trích đoạn trên, người đọc chỉ có thể thấy cái hời hợt bên ngoài, nếu không biết gió và biển trong Kinh Thánh có ý nghĩa biểu tượng gì, và nếu không để giờ đối chiếu đoạn văn này với câu chuyện Chúa gặp người bị quỷ ám ở hội đường Capharnaum.

Thực vậy, "gió” và "biển" đối với người am tường Kinh Thánh, mang rất nhiều ý nghĩa. M.E.Boismard giải thích: "Trong ngôn ngữ Do Thái, cùng một tiếng "gió" cũng có nghĩa là "Thần trí”. Ngoài ra trong Kinh Thánh, biển thường là biểu tượng những thế lực gian tà mà Thiên Chúa phải đánh gục để kế hoạch của Người toàn thắng. Ở đây, biển động dữ dội do ảnh hưởng của cuồng phong. Ta phải hiểu là có một "thần tríxấu (Satan chăng) đang, tung những ma lực dưới quyền để ùa đến tấn công con thuyền, “tức là tân công các môn đệ" ("Jésus, un homme de Nazareth", Cerf, 1996, trang 78). Quả là một trở ngại lớn lao cho việc loan báo Tin Mừng trên miền đất dân ngoại!

Còn nếu đối chiếu với phép lạ giải thoát người bị quỷ ám ở hội đường Capharnaum (Mc 1,23-27) ý nghĩa lại càng rõ.

+ Nơi Mc 1,25: Đức Giêsu đã quát mắng "thần ô uế". "Câm đi” hãy xuất khỏi người này!". Còn ở đây, sau khi được các bạn đồng hành đánh thức dậy, vì Người đang ngủ ở đàng lái, Đức Giêsu ngăm đe gió và truyền cho biển: "Im đi, câm đi”.

+ Nơi Mc 1,26: thần ô uế, sau khi đã lay mạnh người ấy, thì thét lên một tiếng và xuất khỏi anh ta. Còn ở đây, gió và biển đều tuân phục Đức Giêsu: " Gió liền tắt và biển lặng như tờ”.

+ Nơi Mc 1,27: cảnh kết thúc với lời bàn tán của những người chứng kiến: Mọi người đều kinh ngạc và bàn tán: Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh. Còn ở đây, các môn đệ cũng bàn tán: các ông hoảng sợ và nói với nhau. Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh".

Thế nên, trong chuyện kể về bão táp được dẹp yên, không chỉ đơn thuần là việc Đức Giêsu biểu dương quyền lực đối với thiên nhiên mà chính là vấn đề trữ quỷ đích thực: Đức Giêsu có quyền trấn áp Satan và những thế lực của sự ác đang hoạt động song hành với Người.

Còn về lời bàn tán của các môn đệ "Vậy người này là ai mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh", thì rõ ràng là lời mạc khải. J.Potin chú giải: theo cách nhìn của Kinh Thánh, bão táp là biểu hiện của những ma lực tiềm ẩn trong biển cả. Chỉ mình Thiên Chúa hoặc kẻ được Chúa ban quyền mới có thể chế ngự được những ‘thế lực ấy’. Ở đây các môn đệ được mời gọi khám phá ra chân lý tiềm ẩn đàng sau cảnh dẹp yên sóng gió là: Đức Giêsu được Thiên Chúa trao ban quyền lực để thu hồi mọi lực lượng về phục tùng Thiên Chúa. Nhờ thế lực của Đức Giêsu mà các môn đệ đã khắc phục được hiểm nguy lớn lao. Việc hồi tưởng lại một biến cố rõ rệt đã trải qua, sự hộ phù che chở của Chúa trong chuyến vượt biển nguy hiểm ấy. Đều là biểu tượng ơn nâng đỡ người sẽ ban cho các ông trong lúc con thuyền Giáo Hôi lâm cảnh lênh đênh sóng gió "Jésus, l’histoire vaie", Centurion, 1994, trang 256-257).

2. Khi đọc lại câu chuyện dưới ánh sáng phục sinh.

Một sự đối chiếu khác không kém phần lý thú và chứa đựng nhiều giáo huấn. Đó là cảnh khởi đầu của sách Giona mà trích đoạn Tin Mừng này coi như đã sao họa lại.

Trong cả hai trường hợp, câu chuyện đều cùng mở đầu bằng việc hành khách xuống thuyền (Ga 1,31 Mc 4,35-36).

+ Nếu Giona xuống thuyền để đi Taxê là vì ông nghĩ mình có thể trốn lánh mặt Chúa, Người đã lệnh cho ông phải đi tới Ninivê, một thành phố lớn của dân ngoại để kêu gọi dân thành ở đây trở lại.

+ Còn Đức Giêsu xuống thuyền là để tới ven bờ bên kia của Biển Hồ, miền đất thuộc dân ngoại, cũng là để rao giảng Tin Mừng ở đây. Đây là một khúc quanh quan trọng trong sứ vụ của Người.

Trong cả hai trường hợp đều có một trận cuồng phong nổi lên khiến biển động dữ dội.

Trong khi đó, Giona và Đức Giêsu đều cùng ngủ mệt: Giona ngủ vùi dưới lòng tàu, còn Đức Giêsu thì dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ ở đàng lái, chỗ thường dành cho người thủy thủ cầm lái (T.O.B).

Tất cả đều "cùng sợ hãi": các thủy thủ trong Giona 1,5, các môn đệ Đức Giêsu trong Mc 4,40. Cùng xoay sở và cùng buông lời trách móc. Nói với Giona: "Ông làm nghề gì”? Sao ngủ mê mệt như vậy? Hãy chỗi dậy cầu khẩn cùng Thiên Chúa của ông, may ra Người sẽ đoái đến chúng ta, và chúng ta khỏi chết chăng? Nói với Đức Giêsu trong Mc 4: "Thầy ơi chúng ta chết đến nơi rồi. Thầy chẳng lo gì sao?".

- Cùng cảnh êm ả trở lại.

+ ở Giona 1: Sau khi các thủy thủ đã kêu cầu Chúa, trước khi ném Giona xuống biển theo yêu cầu của ông.

+ Nơi Mc 4: Theo lệnh truyền của chính Đức Giêsu.

- Cùng một phản ứng từ phía những người chứng kiến sự việc:

+ Nơi Giona 1: “Mọi người đều rất kính sợ Chúa, họ làm lễ tế dâng lên Chúa cùng với lời khân hứa”.

+ Nơi Mc 4: "Các ông hoảng sợ và nói với nhau: Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?".

Ở đây "dấu chỉ Giona” há chẳng phải là một lối ám chỉ và là một biểu tượng loan báo cuộc đối đầu quyết liệt của Ngày Thứ Sáu Thánh (nhất nữa, giấc ngủ theo Kinh Thánh thường là biểu ttượng của sự chết và động từ chỗi dậy" được trình thuật sử dụng vốn là một trong những động từ thế hệ Kitô giáo ban đầu dùng để chỉ sự phục sinh)?.

J.Hervieux đưa ra nhận xét: "Câu chuyện Chúa dẹp yên sóng gió không chỉ đơn giản là một tường thuật về một phép lạ. Câu chuyện đó được coi như một biểu tượng nói lên một cách cô đọng số phận nghiệt ngã của Đức Giêsu. Nếu Người có đưa các môn đệ vào trận cuồng phong, thì cũng không phải do ngẫu nhiên! Toàn bộ cuộc đời Người là một cuộc chiến cam go với những thế lực của sự ác. Người phải tiến lên đối đầu với một cuộc chạm trán khốc liệt nhất: đối đầu với chính cái chết của mình. Việc Người ngủ - chẳng ai lại ngủ giữa lúc phong ba bão táp - lại là điều rất có ý nghĩa. Trong Kinh Thánh, giấc ngủ thường là biểu tượng sự chết. Ở đây cuộc khổ nạn của Đức Giêsu như được diễn trước bằng kịch câm. Đức Giêsu thiếp ngủ đi như chết giữa cảnh xôn xao náo động của hỏa ngục được gợi hình bằng những đợt sóng lồng lộng điên cuồng. Trong một tình huống như vậy, mà Thầy vẫn ngủ, thì chuyện các môn đệ hoảng sợ cũng là điều dễ hiểu. Trước cảnh tượng của thập giá sau này, cũng như ở đây lúc này, các ông sẽ mất lòng tin là điều hiển nhiên" ("Evanglle de Marc", Centurion, trang 75).

Cũng tác giả J.Hervieux kết luận: “Khi đọc lại câu chuyện Chúa đi qua biển và dẹp yên sóng gió như vậy, Maccô cố gắng đáp ứng những nhu cầu hiện thực của Giáo Hội thời ngài. Những tín hữu Rôma đang phải điêu đứng vì những cuộc bách hại. Họ đang sống trong nỗi sợ hãi, giống như các môn đệ trong con thuyền vượt biển xưa, đối với họ, Đức Kitô hình như đang ngủ. Việc người: "vắng mặt” rõ ràng trong những biến cố bi thảm họ đang sống, tạo cho họ thêm e dè, sợ sệt! Chúa phải làm gì để giải thoát họ khỏi cảnh chết chóc đang rình rập?

Cuối cùng ta đừng quên, bão táp xảy đến trong lúc Đức Giêsu đã quyết đinh đem các bạn hữu theo mình đi truyền giáo ở phía bên kia Biển Hồ, nơi các dân ngoại. Người ta có thể nghĩ bụng phải chăng các tín hữu đầu tiên ở Rôma không linh cảm việc loan báo Tin Mừng cho những người đương thời của họ là một công việc đáng dễ sợ sao?" (Sđd)

BÀI ĐỌC THÊM

1. “Vậy người này là ai”.

"Có một thứ mâu thuẫn trong cách phản ứng của các môn đệ: khi sợ hãi trong lúc gặp sóng gió, các ông liền lên tiếng kêu cứu Chúa, đánh thức Người dậy: "Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao? Thế nhưng khi Chúa truyền cho gió yên bể lặng rồi, thì các ông lại kinh ngạc: "Vậy người này là ai mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh? Đức Giêsu biết rõ lòng các ông còn lẫn lộn bán tín bán nghi: “Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin? Lắm lúc chúng ta cũng mang một tâm trạng như vậy. Ta cậy dựa vào Chúa, biết rõ mình có thể kêu cầu Chúa, chẳng cần phải đánh thức Người dậy! Cùng lúc ấy, tâm trí ta lại vương nỗi do dự này: "Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, mà Thầy những lo gì sao? Chúa liền ra tay để củng cố lòng tin cho ta. Tin như vậy là tiếng kêu gọi thiết tha, là niềm cậy trông còn nhỏ bé và mong manh thúc đẩy ta chạy đến với Chúa. Rồi lòng tin ấy trở nên tâm tình cảm phục, vững tin khi Chúa cho ta biết Người là ai, Người có thể làm gì cho những ai dám đến cùng Người. "Vậy người này là ai? Lời đó phải vừa là câu hỏi, vừa là tiếng kêu bày tỏ lòng suy tôn vậy".

2. “Từ sợ hãi đến tin tưởng”

"Hãy xem ông Gióp, bị điêu đứng vì những thử thách trăm bề, về mặt vật chất cũng như tinh thần, mặt đạo đức cũng như thiêng liêng. Một người chính trực như ông mà đã phải gánh chịu bao bất công, phải chao đảo vì những tai ương dồn dập, và vì sự thinh lặng của Chúa. Ông tố cáo Chúa, Chúa sẽ chẳng đưa ra lời giải thích nào, và sẽ chẳng vén lên bức màn bao trùm mầu nhiệm khôn dò về sự ác.

Thế nhưng chỉ giữa lúc phong ba bão táp thì Chúa mới nhắc nhở cho ông biết rằng Người là Chúa tể của bão, Người có quyền đặt ranh giới và ngăn chặn những đợt sóng kiêu hùng của bão. Thế là ông Gióp nghiêng mình bái phục Chúa với lòng tin, đồng thời thú nhận sự ngu muội của mình.

Maccô dùng cũng thứ ngôn ngữ ấy để nói với các tín hữu của giáo đoàn Rôma đang hốt hoảng và bị chấn thương vì cơn bách hại. Ngài để lại cho họ một kinh nghiệm bản thân: chính các tông đồ cũng đã từng biết đến một Đức Giêsu ấy nằm ngủ và tỉnh bơ trước thảm cảnh của những bạn đồng hành, hoảng hốt thấy mình sắp “đi đời" rồi, dù họ là những tay ngư phủ dày dạn. Thực tế là các ông đã chỉ thiếu lòng tin mà thôi, hay nói cách khác là lòng tin tưởng và yêu mến, vì theo kiểu nói của thánh Phaolô, họ đã chỉ biết Đức Kitô theo quan điểm loài người (Bài đọc 2).

Đường lối sư phạm của Chúa vẫn trước sau như một. Những lớp sóng vẫn liên lì và ồ ạt vập vào thuyền khiến thuyền đầy nước. Vậy mà Đức Kitô luôn có mặt ở đó, vẫn cứ ngủ. Giống như thời ông Gióp, ta cũng thường tra hỏi, chất vấn, sửng sốt, đòi hỏi Chúa phải giải thích và trình bày. Tại sao vẫn xảy ra những vụ tàn sát những người vô tội, những cảnh anh em chém giết nhau không nương tay, những cuộc bách hại đẫm máu, những trận dịch kinh hoàng, những bất công chỉ biết kêu trời báo oán, những cảnh chết đói khiến phải đào mồ chôn tập thể.

Ta đừng chờ đợi phép lạ, có chăng chính là phép lạ của lòng tin, cậy, mến. Thực ra "Đức Kitô hôm qua, hôm nay và ngày mai" cũng vẫn là một. Hằng ngày ta vẫn còn thấy Người thực hiện những điều kỳ diệu khi làm nẩy sinh những tạo vật mới, khi tạo dựng một thế giới mới. Đó là mỗi lần mà tha thứ thay thế cho hận thù, ích kỷ nhường chỗ cho quảng đại và lòng can đảm quét sạch đi những hèn nhát.

Còn một câu hỏi và nỗi sợ hãi khác từ phía những tín hữu vốn khư khư với những tập quán, quan niệm hẹp hòi, với những chương trình và kế hoạch tương lai cho Giáo Hội do họ suy luận ra, nên họ la ó lên rằng: những hết cả rồi, khi họ nhìn thấy những bảng thống kê sụt giảm, những cơ cấu rạn nứt, những hình thức đổi thay và những cánh cửa canh tân mở toang. Câu trả lời của Chúa vẫn không thay đổi: "Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin? Há các bạn không nhìn thấy trong "cơn gió chướng mạnh" Thần Khí vẫn đang thổi hơi, làm nổi lên cho mãi tới những gốc cây cổ thụ đang chết một giải đất. bao la đầy những chồi non đang vươn lên ngợi ca sự sống và hy vọng. Bởi lẽ "cái cũ đã biến mất, và cái mới đã có đây rồi" (Bài đọc 2)