Chúa Nhật V Thường Niên - Năm B

NGAY GIỮA LÚC THI HÀNH SỨ VỤ

Chú giải của Fiches Dominicales

VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI

1. Từ âm thầm trong “nhà”

Ba câu chuyện nhỏ xảy ra liên tiếp trong bài Tin Mừng Chúa nhật thứ V hôm nay. Cả ba tương phản nhau như được tượng trưng qua những địa điểm chúng xảy ra: bắt đầu từ một chỗ âm thầm trong “nhà của ông Simon" (Phêrô); rồi đến "ngoài cửa”, nơi "cả thành xúm lại”, sau cùng là "một nơi hoang vắng” ở đó, trong lúc Chúa đang cầu nguyện, vang lên lời Người gọi mời phải mở rộng cánh đồng truyền giáo.

Đức Giêsu, có các môn đệ đầu tiên cùng đi theo, ra khỏi hội đường Caphácnaum, đến "nhà hai ông Simon và Anrê “. Luật Do Thái có qui định nghiêm ngặt trong ngày Sabát như ngày hôm đó, người ta được phép đi lại bao xa. Kết quả những công trình đào xới khảo cổ học gần đây cho thấy, quãng đường phải đi từ hội đường đến "căn nhà mà Đức Giêsu và các ông định đến, quả thực rất gần. Căn nhà này hình như là địa điểm họp mặt, đồng thời là cứ điểm truyền giáo của Đức Giêsu. Nó đóng một vị trí quan trọng trong Tin Mừng thứ hai này.

Máccô thuật tiếp: "Lúc đó, bà mẹ vợ ông Simon đang lên cơn sốt”. Để hiểu được ý nghĩa câu chuyện, cần phải nhớ rằng vào thời đó, bệnh sốt được xem như là một trong những hình phạt mà Thiên Chúa doạ sẽ giáng xuống trừng phạt dân tộc bất trung: "nếu các ngươi khinh thường các luật điều của Ta, và hồn các ngươi ớn ghét các phán quyết của Ta, không làm theo rất cả các lệnh truyền của Ta, đến thủ tiêu giao ước của Ta, thì chính Ta, Ta sẽ làm điều này cho các ngươi. Ta sẽ giáng xuống trên các ngươi kinh hoàng, tiêu hao, cảm sốt làm cho mắt đờ, hơi kiệt” (Lv 26, 15-16a).

J . Pótin chú thích thêm: "người bị bệnh sốt, là kẻ bị tình nghi phạm một tội nào đó, khiên tuỳ mức nặng nhẹ của cơn sốt mà không được tham dự, hoặc tất cả hoặc một phần; vào sinh hoạt chung tôn giáo và xã hội" ("Jésus, lhistoire vraie", Centurion, trang 162 ) .

Câu chuyện được tiếp tục kể, giọng điệu mau lẹ, ngắn gọn, không thấy một lời nói nào.

Trước tiên là sự thỉnh cầu của các thân nhân người bệnh: "Lập tức họ nói cho Người biệt tình trạng của bà”.

Tiếp đó là cử chỉ chữa lành: "Đức Giêsu lại gần, cầm lấy tay mà đỡ dậy”.

Dưới ánh sáng Phục Sinh, cử chỉ này của Đức Giêsu mang một ý nghĩa biểu tượng đối với Máccô và cộng đoàn Kitô hữu của ông. J.Hervieux lưu ý chúng ta: “ Đó là điều được ám chỉ một cách kín đáo, qua việc sử dụng một kiểu nói đặc biệt. Tro ng tiếng Hy Lạp, động từ "đỡ dậy" cũng là động từ Máccô dùng để nói về Đức Giêsu: "Người đã chỗi dậy rồi" (16,6). Chúng ta cần phải đặt mình trong khung cảnh những Kitô hữu tiên khởi khi đọc trang Tin Mừng này. Đối với họ, Đức Giêsu không chỉ là Đấng có quyền phép chữa bệnh lạ lùng trong giai đoạn đầu của sứ vụ. Với cuộc Phục sinh, Người được suy tôn là "Đức Chúa và Đấng Kitô" (Cv 2,36), nghĩa là Đấng qua từng ngày vẫn tiếp tục cứu chữa loài người khỏi tội lỗi tiếp tục giải thoát họ khỏi sự chết" ("LEvangile de Marc", Centurion, trang 33).

Người bệnh bỗng phút chốc được lành bệnh, sức khoẻ được hồi phục hoàn toàn, bằng chứng là sau đó bà bắt đầu phục vụ Đức Giêsu và các người đi theo Chúa. Đó cũng là hình ảnh người Kitô hữu đã từng bị nằm liệt, do bị hành hạ bởi cơn sốt là tội lỗi Nhưng Đức ki tô đã đến "cầm lấy tay mà đỡ dậy”; nhờ đức tin và phép Rửa tội, để một khi đã được chữa lành, họ sẽ trở thành kẻ phục vụ Chúa và anh ern mình: "Cơn sốt dứt ngay, và bà phục vụ các ngài”. J. Hervieux tiếp tục: “Khi trình bày cho thấy, người đàn bà đã được chữa khỏi, bắt đầu phục vụ các vị khách của mình, Máccô chắc chắn nghĩ đến việc "phục vụ " Đức Kitô mà mỗi Kitô hữu được mời gọi phải làm Đấng Cứu Thế không ngừng giải thoát các tín hữu của người khỏi sự dữ để họ bắt tay vào công việc phục vụ đó " (Sđd) .

2. Rồi đến “trước cửa” có “cả thành xúm lại”:

Khi mặt trời lặn, đối với người Do Thái, đó là lúc kết thúc ngày Sabát, và bắt đầu một ngày mới.

Hết bị ràng buộc bởi những khoản cấm đoán liên can đến ngày hưu lễ, mọi người từ lúc này ai nấy trở lại với sinh hoạt bình thường, và họ dẫn đến cho Đức Gtêsu "mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám”. Chẳng mấy chốc, theo lời của Máccô, "cả thành xúm lại trước cửa”. Phép lạ chữa lành bà mẹ vợ ông Phêrô diễn ra âm thầm giữa một nhóm vài ba người, nay đã bung ra cho niềm khát mong của bao kẻ bên ngoài: "Đức Giêsu chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỷ”.

- Người ra lệnh cho chúng không được nói gì cả lần này cũng nghiêm khắc không kém gì lúc ở trong hội đường (c.25): "Người không cho quỷ nói, vì chúng biết Người là ai”.

M.E.Boismard đặt câu hỏi: "Tại sao lại có bệnh cấm đoán đó ở đây cũng như chỗ khác, trong ch. 1 câu 5, khi Đức Giêsu bị thần ô uế phải im tiếng mà xuất ra khỏi nạn nhân?…Vào thời đó cũng chính ông trả lời, đất nước Palestin đã bị mất chủ quyền, và rơi vào ách đô hộ của người La mã. Do vậy, dân tộc Do Thái ngày đêm mong mỏi một vi anh hùng giải phóng đến để "khôi phục lại vương quốc Israel" (Cv 1, 6; Lc 1, 58-73). Nhưng Đức Giêsu được Thiên Chúa sai đến không phải thực hiện công cuộc khôi phục có màu sắc chính trị đó. Chính Đức Kitô rồi đây sẽ giải thích thực chất vương quyền của Người là gì, khi triển khai giáo huấn của Người bằng những dụ ngôn (Mc 4, 1 và tiếp theo). Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn sự sai biệt giữa vi vua mà dân Do Thái mong đợi và vị vua mà Thiên Chúa gởi đến cho họ. Chính vì muôn tránh sự hàm hồ đó mà Đức Giêsu đă không cho phép quỷ xưng Người là ai, cũng như sau này Người chỉ thị cho những kẻ được chữa lành phải thinh lặng. Đó là lý do của cái quen gọi là "bí mật Mêsia" (“Jésus, un homme de Nazareth", Cerf, trang 46-47).

Danh hiệu "Đấng Kitô" và "Con Thiên Chúa" chỉ được giải nghĩa chính xác sau ngày dưới ánh sáng của Khổ Nạn và Phục Sinh. Phải giữ thinh lặng cho đến khi thật sự sáng tỏ rằng Đấng Messia chỉ đến cứu loài người qua con đường hy sinh chịu chết.

3… Và “những nơi khác" phải đến để rao giảng:

Các câu từ 35 đến 39 đóng vai trò chuyển tiếp giữa sứ vụ của Đức Giêsu được khai trương ở Caphácnaum và mở rộng ra khắp miền Galilê.

Trái ngược hoàn toàn với công việc bề bộn của Người để phục vụ đám đông ở Caphácnaum, giờ đây Đức Giêsu chỉ có một mình trong một nơi thanh vắng”.

- Chúng ta đang ở vào lúc sáng sớm, lúc trời còn tối mịt”, hôm sau ngày Sabát, ngày thứ nhất trong tuần, sau này sẽ là Chúa nhật của người Kitô hữu, "ngày của Chúa". Đức Giêsu cầu nguyện, như Người từng làm như thế vào mỗi khoảng khắc quan trọng của sứ vụ (x. Mc 6,46 và 14,35-39). Chắc chắn trước sự ồn ào nô nức của đám đông vây quanh mình, Người cảm thấy nhu cầu được đắm chìm lại trong sự thân mật với Chúa Cha, cũng như xác định lại vị trí của mình trên con đường sứ vụ. P.E. Boismard chú giải, "Trong nơi hoang vắng, tất cả đều im tiếng, chỉ có sự tĩnh lặng tràn ngập ánh sáng, chỉ có con người và Thiên Chúa. Bởi vì mọi sự đều lặng thinh nên con người mới nghe được tiếng Thiên Chúa" (Sđd, trang 49).

Các môn đệ thì chạy đi tìm Chúa, mong mời cho được Người trở về Caphácnaum, ở đó "mọi người đang tìm Thầy". Nhưng Đức Giêsu cương quyết nhắc cho họ biết cái cốt lõi trong sứ vụ của Người là: loan báo Tin Mừng. "Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xă chung quang, Người trả lời họ, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó”.

Từ đó, "Người đi khắp miền Galilê, rao giảng trong các hội đường của họ, và trừ quỷ”. Đoạn Tin Mừng chấm dứt ở giai đoạn mở màn của sứ mạng truyền giáo ấy.

Vài câu Tin Mừng ở trên có những nét đặc trưng của Máccô: Đức Giêsu ra đi trước, một mình, cầu nguyện. Lúc đó là đêm thứ bảy bước sang ngày Chúa nhật, quãng thời gian của sáng sớm ngày Phục Sinh (x. 16, 1-8). Các môn đệ ra đi sau, tìm Chúa để cố lôi kéo người lại. Thế nhưng trong Tin Mừng Máccô, không bao giờ có điểm dừng, người ta luôn luôn được gởi đi đến một nơi khác: "Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quang, vì Thầy ra đi cối để làm việc đó". Các phụ nữ đi viếng mộ Chúa sau này cũng được gởi đi lên một "nơi khác như thế ("Người không còn đây nữa. Xin các bà về nói với môn đệ Người và ông Phêrô rằng người sẽ đến Galilê trước các ông). Bài tường thuật ngắn ngủi này có thể được dùng làm tấm gương soi cho cộng đoàn Kitô hữu đang họp nhau trong đêm thử bảy vọng sáng Chúa nhật, để cầu nguyện và tìm Chúa. Họ cũng sẽ được gởi đi đến một nơi các: "Tin Mừng phải được rao giảng cho mọi dân tộc" (13,10) ("L'evangile se lon saint Marc", Cerf, trang 37).

II. BÀI ĐỌC THÊM

1. “ Cầu nguyện và truyền giáo"

(Mgl. L.Daloz, trong "Qui dong est-il?", Desclée de Brouwer, trang 17).

"Cuộc đời của Đức Giêsu luôn xáo động. Người thường không được ở yên. Thế nên Người phải ra đi để cầu nguyện, giữa đêm tối, ở một nơi hoang vắng. Simon và các bạn chạy đi tìm Chúa và quấy rầy Người: "Mọi người đang tìm Thầy đấy!”. Trong cuộc sống luôn bị xáo trộn như thế, Đức Giêsu tận dụng thời gian để cầu nguyện. Người cầu nguyện cách kín đáo, thường là một mình. Người lắng nghe Chúa Cha, trong thinh lặng, và nói với Chúa Cha. “ Thầy phải lo việc của Cha Thầy". Người là Người Con Chí ái, hằng yêu mến Cha, và luôn sống thân mật với Cha. Khi đi rao giảng cũng là lúc Người lo việc của Cha. Mọi người tìm Người, đợi Người. Nhưng Người đi nơi khác, "đến các làng xã chung quanh, theo tiếng gọi của sứ vụ truyền giáo của Người: "Vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó". Mối tương quan thân mật giữa Đức Giêsu và Chúa Cha ảnh hưởng trực tiếp đến sứ vụ, lời rao giảng của Người. Người làm điều Cha muốn và tìm kiếm thời gian để ở với Cha. Đó cũng là điều kiện phải có của mọi sứ vụ . Nó đòi hỏi phải có sự gặp gỡ thân tình với Chúa Cha trong cầu nguyện, và lắng nghe ý Người".

2. “Một bài giáo huấn về vài khía cạnh trong Bàn Tiệc ngày Chúa nhật"

(F. Deleclos, trong: "Prends ét mang La Parole, "Centurion - Duculot, trang 137-138).

"Đoạn Tin Mừng kể về phép lạ chữa lành bà mẹ vợ của ông Phêrô không chỉ đơn giản là “chuyện nhỏ”, nó xứng đáng được xem như (một bài giáo huấn về vài khía cạnh trong Bàn Tiệc ngày Chúa- nhật”. Là những kẻ tội lỗi, chúng ta được qui tụ bởi đức tin, làm nên cộng đoàn Hội Thánh tìm kiếm Đức Kitô và kêu cầu Người. Giống như bà mẹ vợ của ông Phêrô, chúng ta bị nằm liệt giường và lên cơn sốt, chẳng được vui hưởng cuộc sống đích thực. Chúng ta bị hành hạ bởi bệnh sốt của những kẻ không chịu lắng nghe tiếng Chúa và chăm chú thực hành những điều răn của Người (Tl 28,15 và 22). Đức Giêsu đến làm cho chúng ta được bình phục, đủ sức khoẻ để phục vụ bàn tiệc thánh Thể và dấn thân vào cuộc chiến chống lại mọi hình thức của đau khổ".

3. "Phép lạ chữa lành như là dụ ngôn về sự sống lại"

(H. Denis, trong "100 mots pour dire Jésus", Desclée de Brouwer, trang 183).

"Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào lòng con. Nhưng xin Chúa phán một lời thì linh hồn con được lành mạnh”.

Câu kinh đọc trước Rước lễ có thể soi sáng một vài suy tư sau đây về phép lạ chữa bệnh.

Đức Giêsu đã làm nhiều phép lạ chữa bệnh, đó là điều rõ ràng ai cũng biết. Chúng có mặt hầu như ở từng trang Tin Mừng. Đằng khác, nếu không chữa bệnh, làm sao Đức Giêsu chứng tỏ mình là Đấng Mêsia được? Đó là điều đòi hỏi phải có vào thời của Người, mà người ta còn gặp thấy lại nơi mọi lãnh tụ tôn giáo thời nay.

Nhưng Đức Giêsu không chỉ là một người chuyên chữa bệnh. Chắc chắn không! Người không, đến để chữa bệnh nhưng để cứu con người. Nếu có chữa bệnh đi nữa thì cũng là để cứu độ Người không bảo: "Đức Tin đã chữa lành con”, nhưng: "Đức Tin đã cứu con”. Thế mà ơn cứu độ là gì nếu không phải là được sống nhờ sự sống của Đức Kitô, dù khi khoẻ mạnh hay ốm đau, cả sau khi chết cũng như lúc còn sống. Phép lạ chữa bệnh chỉ là một thứ dụ ngôn về sụ sống lại. Một nhà chú giải hiện nay đã có một nhận định mà theo sự đánh giá của tôi, đã soi sáng cho tôi rất nhiều. Trong Phụng vụ, vị ấy nói, ngay từ ban đầu người ta chưa hề bao giờ đọc một bài Tin Mừng về phép lạ Đức Giêsu chữa bệnh để cầu cho bệnh nhân được lành (như thế chẳng khác nào đọc thần chú!), nhưng chỉ để công bố sự Phục sinh của Chúa".