Chúa Nhật II Thường Niên - Năm B |
CÁC MÔN ĐỆ TIÊN KHỞI |
Chú giải của Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt |
CHÚ GIẢI CHI TIẾT “Gioan Tẩy giả còn đứng đó với hai trong nhóm môn đồ của mình": Về sự hiện hữu của nhóm môn đồ thường trực quanh Gioan Tẩy Giả, xem Mc 2,18 tt, Mt 11,2; 14,1; Lc 1,1; Ga 3,25. Lát nữa, bản văn sẽ xác định một trong hai môn đồ là Anrê, anh của Simon (câu 41); lai lịch của môn đồ kia vẫn còn bí ẩn. Có lẽ là "môn đồ Chúa Giêsu yêu dấu" (13,23; 19,26; 20,2; 21,7.20), tức Gioan, con ông Giêbêdê, người được truyền thống cho là tác giả Tin Mừng thứ 4 và muốn giữ tính chất vô danh của mình dưới cách gọi đó. "Hai môn đồ... đi theo Chúa Giêsu": Lời tuyên bố của Gioan Tẩy giả đã khiến hai ngươi quyết định rời bỏ sư phụ mà theo Chúa Giêsu. Một lần nữa, như trường hợp Samuen, ơn gọi của họ đã được gợi lên cho một kẻ khác, do một người không phải là "ánh sáng", nhưng là "chứng nhân ánh sáng" (1,8; 3,3) Chẳng một chi tiết giai thoại hoặc tâm lý, chẳng một chi tiết về nơi chốn, hoàn cảnh hay tâm tình các nhân vật người kể lã thu tóm tất cả trong một lược đồ giản đơn, với những ghi chú và đối thoại vắn gọn. "Hãy đến mà xem, Người bảo họ": Chúa Giêsu chẳng muốn cho một chỉ dẫn địa hình. Nói cách khác, không thể biết Chúa Giêsu "ở" đâu nếu không đích thân “đến xem" Người. Động từ hy lạp “thấy" được dùng ở đây (hoàn) không chỉ nói lên việc xem thấy thể lý (mà người ta vẫn thường diễn tả qua tiếng emblopein (ngó) như ở c.36). Nó bao hàm sự nhận thức và thấu hiểu một thực tại thiêng liêng. Nhưng nhận thức và thấu hiểu này đòi hỏi một sự dấn thân trước. Câu “Ai từ chối tin vào Con sẽ chẳng thấy sự sống" (3,36) hiểu theo ý nghĩa như vậy. Thành ra "thấy" không có nghĩa là chứng kiến từ bên ngoài một quang cảnh, nhưng chính là kết quả của cuộc hành trình đi theo Chúa Giêsu: "Phàm khi trở lại với Chúa, màn mới được cất đi " (2Cr 3,16). “Họ đã lưu lại với Người": Đây là giai đoạn đầu của một cuộc sống chung sẽ được triển nở trong sự hiệp thông sâu xa nhất: Hãy lưu lại trong Ta như Ta trong các ngươi. Như cành nho không thể tự sinh trái nếu không lưu lại trong thân nho, thì các ngươi cũng vậy, nếu không lưu lại trong Ta" (15, 4). Lúc đó khoảng chừng giờ thứ mười!: Với mỗi ưu tư đặc biệt luôn ghi chú chính xác những khoảng thời gian (4,25; 18,28; 19, 14. 20, 19), Gioan bảo lúc đó là chừng giờ thứ mười (theo lối phân chia vận hành của mặt trời thành 12 giờ từ bình minh đến hoàng hôn), tức lối 4 giờ chiều. Ghi nhận này phải chăng là một hồi tưởng cá nhân hay một chi tiết biểu tượng? Trong vài bản văn Cựu ước hay Do thái giáo đương thời, số 10 tượng trưng con số hoàn hảo, nên giờ thứ mười ở đây có lẽ là giờ của sự hoàn thành và đánh dấu khởi đầu công việc của Chúa Giêsu. Thật vậy, ở 11,9, ngày là một hình ảnh đặc trưng thời Gioan sứ vụ tại thế của Chúa Giêsu (x. 9,4t; 12,35). “Anrê, em của Simon Phêrô, là một trong hai...": Tên Hy lạp Andreas, cũng như tên Simon (là cách viết theo hy ngữ của tên Himéon), chứng tỏ hai anh em có nguồn gốc hy lạp. Đúng vậy, hai anh em là người vùng Bethsaiđa-Guilia, ngày nay là Et-Tell, phía đông bắc hồ Tibêria, trong đồng bằng được con sông El-Ebtebah tưới gội, thuộc quyền Phillp quận vương. Những hoài vọng- thiên sai vẫn còn sống động ở đấy Người Galilê luôn được chú ý vì lòng nhiệt thành của họ. Lời rao giảng của Gioan Tẩy giả đã vang dột đến miền này và ông có nhiều môn đồ người Galilê. "Lúc ban sáng": cách đọc này không chắc. Nhiều thủ sao đáng tin (Sinaiticus, L.W ...) lại viết prôtos (premier, thứ nhất). Nếu cách đọc sau là đúng, thì câu văn muốn nói: Anrê là người thứ nhất đã tìm gặp anh của mình (idion) -Hiểu ngầm rằng người bạn của ông sau đó cũng đã tìm gặp anh của y, tức là Gioan đã dẫn Giacôbê đến và như thế là ở đây ta mặc nhiên có tên 4 môn đồ đầu tiên được gọi tên bờ hồ (theo Tin Mừng Nhất lãm). Cách đọc này có vẻ tinh vi quá! Đa số các thủ sao đáng tin khác (P.66, P.75, Sinaiticus col Úrecteur A. B. X...) lại viết là prôton (trước tiên, d'abord). cách đọc này có ý nghĩa hơn và được giải thích dễ dàng là để chỉ cuộc gặp gỡ đầu hết trước cuộc gặp gỡ ở câu 43 và 45: Trước tiên Anrê đi tìm Phêrô (nghĩa là trước lúc làm bất cứ chuyện gì khác), còn môn đồ kia làm chi, chẳng thành vấn đề. Sau cùng, hai bản dịch cổ kính nhất là bản Cựu Latinh và Cựu Syriát lại viết mano (lúc ban sáng), tương ứng với prôi trong nguyên bản. Cách đọc này được giữ lại trong BJ (Mollat), Boismard, pernard... Cho dù ít được xác nhận, nó vẫn là tuyệt vời nhất vì xác định thời gian theo tinh thần của cả phần này, phần mà nhiều đoạn khởi đầu với một ghi chú thời gian: ngày hôm sau, lúc còn sớm hay lúc tảng sáng, Anrê vội vã đi thông báo tin vui rằng ông đã khám phá được Đấng Messia. Dẫu sao, về phương diện phê bình văn bản, cách đọc prôi quá ít chắc chắn, đến nỗi người ta phải ngạc nhiên khi thấy vài tác giả nổi tiếng chuộng nó hơn. Do đâu vậy? Cách đọc Prôi hiển nhiên ám chỉ là người ta đã đi sang một ngày mới trong cái "tuần, khai mạc mở đầu Tin Mừng Gioan: đúng thế, các câu đi trước xác định công chuyện đã xảy ra vào lúc 4 gtờ chiều, thành thử ghi chú "lúc còn sớm" đưa về ngày hôm sau. Điều này giúp đạt được con số bảy trúng cách tính thời gian ở những trang đầu Tin Mừng Gioan, cách tính gợi lên sự đối xứng biểu tượng giữa lúc khởi đầu việc sáng tạo (trong 7 ngày) và lúc khởi đầu việc tái tạo do sự xuất hiện của Chúa Giêsu. Theo ý chúng tôi, đấy là lý do chính khiến Boismard và nhiều tác giả khác chọn cách đọc prôi thay vì protos hay prôton. Nhưng quả là luôn luôn nguy hiểm nên chỉ dựa vào những giả thuyết thần học để chọn một cách đọc cho bản văn. Trên quan điểm khoa học, cách đọc prôi hầu như không thể chấp nhận được. Nhưng phải chăng vì thế mà phải loại bỏ sự đối xứng thật hấp dẫn giữa Gioan và Sáng thế, sự đối xứng được tăng cường do việc Tin Mừng thứ 4 cũng chấm dứt bằng một tuần lễ được tính toán kỹ lưỡng? (Ta có thể so sánh thêm: cuối tuần đầu tiên của sứ vụ, “Chúa Giêsu biểu lộ vinh quang người'' bằng việc làm phép lạ đầu tiên trong 7 dấu chỉ thánh sử kể lại; cũng thế, cuối tuần sau cùng của sứ vụ trần gian. Chúa Giêsu "biểu lộ vinh quang" bằng việc hoàn thành dấu chỉ thứ 7, dấu chỉ lớn nhất, là cuộc phục sinh của Người): phải chăng phải loại bỏ tính cách biểu tượng tuyệt vời đó chỉ vì lý do là cách đọc prôi không thể chấp nhận? Vài tác giả hình như nghĩ vậy, nên đành hy sinh cách đọc chắc chắn hơn. Tuy nhiên, chúng tôi thiết tưởng rằng có thể loại bỏ cách đọc prôi để khỏi cưỡng ép bản văn mà vẫn giữ được lối biểu tượng như ta vừa trình bày. Đúng thế, dù đọc protos hay prôton, thì cũng phải có một quãng thời gian giữa câu 39 là 43. Hình như Anrê và người môn đồ vô danh đã đàm thoại lâu giờ với Chúa Giêsu, khá lâu đủ để có được xác tín hồ hởi rằng Chúa Giêsu là Đấng Messias. Thế mà ta biết cuộc đàm thoại đã chỉ bắt đầu từ 4 giờ chiều và, đàng khác, rằng ngày tiếp theo chỉ bắt đầu 2 giờ sau đó (vì ngày hôm sau, theo người Do thái đương thời, là luôn bắt đầu lúc mặt trời lặn). Thành ra thực là hữu lý khi giả thiết cuộc đàm thoại đã kéo dài trong đêm khuya và nhu vậy giai thoại tiếp theo liên quan đến Anrê và Simon có lẽ đã xảy ra vào sáng hôm sau. Và lúc đó Anrê vội vàng tìm anh trước khi làm việc gì khác (cái chữ trước tiên này quay về prôton là cách đọc đáng tin hơn cả). Như vậy ta có thể giữ được cách tính 7 ngày, dù phải loại bỏ cách đọc lúc ban sáng (prôi) của BJ. "Chúng tôi đã gặp Đức Messia": "Gặp (heuriskein) sẽ được lồng nhiều lần trong phần này và phần kế tiếp (ch.2-4). Anrê "gặp" Phêrô, báo với ông rằng họ đã "gặp" Đấng Messia; cả hai gặp" Philíp, Philíp lại gặp Nathanaen và báo tin là mình đã "gặp" Đấng Messia. Việc lặp lại cùng một động từ để diễn tả một thực tại hoàn toàn khác với ý nghĩa thứ nhất của động từ, chứng tỏ một cách nào đó sự nghèo nàn của ngữ vựng Gioan. Tuy nhiên việc này hình như muốn ngụ ý: sự gặp gỡ và khám phá Đấng Messia khiến cho những ai đã gặp được Người đều muốn làm cho những kẻ mình gặp sau đó cũng khám phá ra Người. Ở trong Tân ước, chữ Messias (hy hóa chữ Mâsiah) chỉ được Gioan dùng nơi đây và 4,25 thôi. Nhưng thì thánh sử dịch ra Hy lạp là Christos. "Ngươi sẽ được gọi là Kêpha": Kêphas (hy hóa chữ kêphâ, tảng đá) là một tên biểu tượng mà ý nghĩa sẽ được hiện rõ về sau. Cũng như chữ rabbi (c.38) và Messias (c.41), tên của Phêrô được trích dẫn bằng tiếng Aram một cách ngoại thường, khiến chợt trong đoạn văn này đã có đến 3 tiếng Aram. Ta có cảm tưởng là Gioan suy nghĩ bằng tiếng Aram hay ít nhất quen với những thành ngữ Aram. KẾT LUẬN Trong trình thuật này có các yếu tố chính của một cuộc trở lại: sự gặp gỡ với đích thân Chúa Giêsu (chứ không phải là một trần thuyết về (Chúa Kitô), sự khám phá nơi Người một con người có cái gì khác hẳn, và cuối cùng là sự thay đổi vận mạng. Ý HƯỚNG BÀI GIẢNG 1. "Các ngươi tìm gì? (1,38). Trong Tin Mừng thứ 4, đây là lời nói đầu tiên của Chúa Giêsu: một câu hỏi. Cũng là lời đầu tiên Người ngỏ với chúng ta. Nó đưa chúng ta về lại với chính mình, mời gọi, chúng ta sáng suốt, tự do lựa chọn. Chúa Giêsu không để ta đi theo Người lâu ngày chỉ vì lời chứng của một kẻ khác (dù là của Gioan Tẩy giả), vì hiếu kỳ hay vì thói quen; Người muốn ta lưu tâm, ý thức, và vì thế Người hỏi ta: "Các người tìm gì?". Dĩ nhiên người biết ta tìm gì, nhưng trước khi trả lời những thắc mắc hay khát vọng của ta, Người bắt ta hãy ra khỏi sự lãnh đạm, vô tình tự nhiên. Câu hỏi đầu tiên Hội Thánh đặt cho ta khi lãnh bí tích Rửa tội cũng tương tự: "con xin gì?” và ta đã thưa "Xin đức tin". Đó cũng là điều là hai môn đồ đã trả lời tự thâm tâm khi muốn đi theo Chúa Giêsu đến nơi ở củ a Người. 2. "Họ thưa Người: Rabbi, Ngài ở đâu?". Lờl đáp trả của ta cũng phát biểu dưới hình thức câu hỏi. Nhưng một điểm căn bản bây giờ đã sáng tỏ: chúng t.a tìm nơi Người lưu trú. Người là ai, chúng ta còn chưa biết hay chúng ta chỉ lờ mờ linh cảm: ít nhất là một vị thầy. Ta trực giác tiên khởi của ta phải được xác định hay đào sâu hơn; việc tiếp xúc đầu tiên phải được bén rễ sâu trong một mối thân tình càng lúc càng đậm. Kẻ đối thoại gặp gỡ trên đường trở thành vị thầy mà ta thăm hỏi nơi cư trú, mà ta muốn đến làm môn đồ. Trước hết, ta phải đi theo Người tới nơi Người ở đã, rồi con người của Người sẽ được mặc khải cho ta. 3. Sau khi theo Chúa Giêsu và ở lại bên Người một ngày, Anrê đã thấy, đã gặp được kẻ ông đi tìm: không phải một Rabbi, nhưng là Đấng Messia. Ông chẳng giữ riêng cho mình khám phá đó, nhưng trở thành tông đồ thừa sai cho anh và đem anh tới gặp Chúa (c.42). Không một tranh luận nào giữa hai anh em, không một lý luận nào của Anrê nhằm thuyết phục Simon, nhưng chỉ là một lời quả quyết đơn giản. Như Anrê đối với Gioan Tẩy giả, Simon tín nhiệm vào em mình. Như các môn đồ, đức tin của ta vào Chúa Giêsu cuối cùng đặt cơ sở trên một cuộc gặp gỡ thân tình với Chúa; nhưng đức tin đó luôn khởi phát từ đức tin của một người anh em, của một cộng đoàn gia đình và Giáo Hội, từ sinh chứng của một người ta tín nhiệm và mến yêu. Tín nhiệm và đức tin là hai chữ cùng một gốc. 4. "Chúa Giêsu nhìn ông và bảo: Ngươi là Simon, con của Gioan, ngươi sẽ được gọi là Kêpha, nghĩa là Đá" (c.42). Một cách dễ dàng, tức khắc, cái nhìn của Chúa Giêsu thấu suốt nơi sâu thẳm của con người mới đến. Ơn gọi của kẻ này ngay từ phút đầu tiên đã được xác định: ông đổi tên và như vậy, theo quan điểm Thánh Kinh, đổi cả nhân cách, cả con người. Ông trở thành kẻ Chúa Giêsu gọi tên Phêrô (Đá). Đó là quyền ưu tiên tuyệt đối của lời Chúa mời gọi trên tất cả những thiên tư tự nhiên hay giải thích chủ quan của con người. Cũng thế, ngay từ lời đầu tiên Người ngỏ với ta. Chúa Kitô biến đổi ta tận gốc và, bắt lấy tương lai ta ngay tức khắc và toàn diện mà có lẽ ta còn chưa ý thức. Từ những Simon, những cá nhân mang một nhãn hiệu như mọi người, chúng ta nhận đức tin gọi đích thực, cá tính độc đáo và sứ mệnh đặc biệt của ta. Chúng ta trở thành kẻ phục vụ nơi người: Kêpha, nghĩa là Đá, là nền tảng và rường cột của Giáo Hội. Ai trong ta dám đoán trước được điều này? Khi gọi ta, Chúa Giêsu mặc khải cho ta biết đối với Ngài ta là ai, có thể là ai, phải là ai: là người tốt hơn và đẹp hơn ta tưởng. 5. Đã lần nào ta có ý nghĩ sẽ đưa một người đến gặp gỡ Chúa Giêsu chưa? Như Gioan Tẩy Giả, ta biết Chúa Giêsu là ai; như Anrê, ta đã gặp Đấng Cứu thế. Ta có ưu tư để đừng giữ riêng cho ta sự khám phá này không?. Để có thể mời gọi một người trong anh em ta, có lẽ Chúa đang chờ đợi ta đem họ đến gặp Người. |