VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI
1. Một truyện kể
tỉ mỉ về thời thơ ấu.
Việc báo tin cho
Giuse mà ta đọc Chúa nhật trước vẫn còn rõ như in trong trí nhớ,
nên ta dễ liên hệ đến bài Phúc âm Chúa nhật này: cũng thiên thần
hiện ra trong giấc ngủ truyền cho Giuse một mệnh lệnh liên hệ
đến Maria và trẻ thơ sắp sinh ra; cũng trích dẫn những lời tiên
tri được thực hiện; cũng thái độ im lặng đón nhận và mau mắn thi
hành của Giuse. Hơn nữa, bài Phúc âm hôm nay sử dụng 2 lần cùng
một lược đồ: ta có thể xếp thành 2 cột song song như sau:
1. Bối
cảnh:
Sau khi
các đạo sĩ đi rồi.
2. Thiên
thần hiện ra với Giuse và truyền lệnh Giuse.
3. Giuse
mau mắn thi hành.
4. Trích
dẫn Kinh Thánh |
1. Bối
cảnh:
Sau khi
Hêrôđê băng hà.
2.Thiên
thần hiện ra với Giuse và truyền lệnh Giuse.
3. Giuse
mau mắn thi hành
4. Trích
dẫn Kinh Thánh |
"Thế là ứng
nghiệm…”
Dưới hình thức
ngây thơ, Phúc âm Thời thơ ấu theo thánh Matthêu thực ra đã được
chuẩn bị rất trí thức và giàu ý nghĩa.
Đừng quên rằng
Matthêu nói với các Kitô hữu gốc Do Thái, tâm hồn thấm đẫm Kinh
Thánh và được nuôi dưỡng bằng những bài chủ giải Kinh Thánh
trong các hội đường. Không lạ gì khi thấy thánh sử, vì muốn minh
chứng rằng Đức Giêsu qui tụ tất cả niềm hy vọng của Israel và đã
làm ưng nghiệm các lời Kinh Thánh, thường xuyên trích dẫn các
bản văn Kinh Thánh và các lời chú giải. Về vấn đề này, ta có thể
đọc những trang sách rất khúc chiết của Charles Perrot trong
"Cahiers - Evangile số 18" trang 11 và kế tiếp. Không như Luca,
Matthêu không tìm kích thích trí tưởng tượng hoặc thoả mãn óc tò
mò của ta bằng một vài chi tiết lịch sử kỳ thú. Ông chỉ muốn cho
ta hiệp thông với các Kitô hữu tiên khởi trong cuộc truy tìm,
say sưa niềm tin vào “Đức Giêsu, Con Thiên Chúa”.
Ánh sáng Phục Sinh soi rọi tới tận ngọn nguồn làm ta khám phá và
cùng với cộng đoàn sơ khai tuyên xưng Con Thiên Chúa và Đấng Cứu
độ gian trần trong con trẻ sinh bởi lòng đức Maria. Những biến
cố thời thơ ấu đã cho thấy trước những điều mà cái chết và sự
Phục Sinh khai mở về Đức Giêsu: vị tiên tri người "Galilê"
(“người Nadarét", “Giêsu” (Thiên Chúa cứu) là “Emmanuel” (Thiên
Chúa ở cùng ta). Người là "Con", con David sinh tại Bêlem và Con
Thiên Chúa; Người là Môsê mới khai mạc cuộc Xuất hành mới.
2. Môsê mới xuất
hành mới.
Nếu chú ý, ta sẽ
thấy bản văn này song song một sách kỳ lạ với truyện về Môsê.
* Ngày xưa Pharaô
đôi lúc đã truyền tiêu diệt trẻ nam sơ sinh của dân Do Thái.
Chúa Giêsu vừa sinh ra thì Hêrôđê độc dữ cũng truyền "tàn sát
mọi trẻ nam từ 2 tuổi trở xuống tại Bêlem và các vùng phụ cận”.
* Ngày xưa, Môsê
đã được cứu thoát cách kỳ diệu và đã chạy trốn ra nước ngoài
trước khi đương đầu công khai và sau khi được tấn phong làm tiên
tri tại "bụi gai cháy đỏ" (Ex 3,l-12).
Đức Giêsu cũng đã
trốn thoát khỏi tay bạo chúa, đã chạy trốn sang Ai Cập, trở lại
quê nhà rao giảng Tin Mừng sau khi được tấn phong làm Messia lúc
chịu phép rửa tại sông Giođan.
* Ngày xưa, Môsê
quay trở lại Ai Cập khi cơn nguy hiểm đã qua "vì những kẻ
muốn hại ông đều đã qua đời (Ex 4,19-20). Cái chết của
Pharaô tạo cơ hội cho việc giải phóng dân Thiên Chúa. Chúa Giêsu
cũng trở lại quê hương khi nguy hiểm đã hết, "vì Hêrôđê đã băng
hà. Cái chết của Hêrôđê tạo cơ hội cho Chúa Giêsu trở về và công
cuộc giải phóng dân mới bắt đầu.
* Ngày xưa, Môsê
vâng lời Thiên Chúa: "Vậy, Môsê đem vợ con cỡi lừa (việc Chúa
Giêsu cỡi lừa trốn sang Ai Cập phát xuất từ truyện Môsê) và trở
lại Ai Cập (Ex 4,19-20).
Trong Phúc âm thời
thơ ấu của Chúa Giêsu, Giuse lúc nào cũng nêu gương vâng lời. Sự
im lặng mà Matthêu ghi nhận làm nổi bật đức tin trong hành động
của Ngài "Giuse chỗi dậy, đem con trẻ và mẹ Ngài trốn sang Ai
cập” “Giuse chỗi dậy, đem con trẻ và Mẹ Ngài trở lại Israel”.
Câu kết của phần I
đoạn Phúc âm rất đậm đà ý nghĩa "Từ Ai Cập, Ta đã gọi con Ta
về”. Câu này mượn trong Osê(11,1) để ca tụng tình thương
Thiên Chúa Người đã đưa Israel "đứa con đầu lòng" (Ex 14,23) ra
khỏi Ai Cập. Khi làm ứng nghiệm lời Kinh Thánh, Đức Giêsu tái
tạo lịch sử dân người. Là Môsê mới, ngài đến khai mở một cuộc
Xuất hành mới và vĩnh viễn cho một dân tộc mới.
"Ai Cập tượng
trưng cho sự áp bức, Cl. Tassin chú giải. Đó là khởi điển của
cuộc xuất hành, từ con đường giải phóng tiến về miền Đất Hứa.
Qua đoạn tường thuật vốn tắt này, Đtíc Giêsu trở nên liên đới
với dân người khi đảm nhận lịch sử đầy thử thách của dân, như
lời dẫn tiên tri Osê đã chú thích... Tuy nhiên, phải làm quen
với kiểu người Do Thái trích dẫn Kinh Thánh ở đây. Nếu có ai
nói: "Lũ chuột nhảy múa", ta sẽ tự nhiên nghĩ đến vế đối thứ 1:
"Khi mèo ra đi". Cũng vậy, các độc giả người Do Thái của Mattheu
sẽ dùng trí thớ bổ túc đoạn văn của Osê: “Khi Israel còn thơ, Ta
đã yêu quí nó và từ Ai Cập, Ta đã gọi con Ta về. Như thế ý nghĩa
mới trọn vẹn: trẻ thơ Giêsu chính là trẻ thơ Israel: Ngài thâu
tóm nơi bản thân ơn gọi và vận mệnh của dân nước tuyển chọn,
trước khi đoạn Phúc Âm kế tiếp mạc khải Ngài là Con, hơn hẳn dân
bị áp bức mà Thiên Chúa nói với Pharaô "Con đầu lòng của tôi, đó
là Israel..". Hãy để con ta ra đi!" (Ex 4,22-23) (Mt, Centusion,
1991, trang, 33-34).
3. Một dân tộc sẽ
có tầm cỡ hoàn vũ.
Tuy vậy, cuộc xuất
hành này không hướng về Giuđêa, nơi không bị đa thần giáo xâm
phạm, trái lại hướng tới "Galilê, nơi giao lưu các dân ngoại"
(Mt 4,15), xứ sở dân cư pha tạp, đất vãng lai, bị khinh miệt:
Dân mới mà Đức Giêsu vừa thiết lập, là một dân liên kết các dân
ngoại ngoan ngoãn lắng nghe Phúc âm vào với dân Do Thái.
Chính tại Galilê
mà Đức Giêsu sẽ bắt đầu sứ vụ công khai (4,15-18) và cũng chính
tại đây, Đấng phục Sinh đã hẹn gặp các tông đồ để trao phó cho
họ sứ mệnh có tầm cỡ hoàn vũ: "hãy đi, hãy làm cho mọi dân tộc
thành môn đệ Ta..." (28,18). Đối với Matthêu và các độc giả của
Ngài, việc trở về Galilê đã tiên báo việc mở cửa Giáo Hội cho
dân ngoại. Dân mới không còn bị giới hạn vào biên cương Israel,
nhưng sẽ có tầm vóc hoàn vũ. (Vậy, Đức Giêsu đã chuẩn bị cho sứ
mệnh hoàn vũ của mình" (Cl. Tassin p.36). |