Chúa Nhật II mùa vọng - Năm A |
HÃY DỌN ĐƯỜNG CHO CHÚA |
Chú giải của Fiches Dominicales |
VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI. 1. Nước trời đã gần đến. Chính dưới ánh sáng của Đấng Phục Sinh sẽ đến trong ngày quang lâm mà ta khai mạc mùa Vọng này. Cũng chính dưới ánh sáng ấy, với thánh Matthêu, ta cùng đến vào thời đầu sứ vụ của Gioan Tẩy Giả. Một câu nói đủ gợi lên sự nhập vai của Gioan: “Vào những ngày ấy, Gioan xuất hiện, loan báo trong hoang địa rằng: Hãy sám hối, vì Nước Trời đã gần” Vào lúc ấy một công thức báo trước một giai đoạn mới. Một bắt đầu mới. “... Gioan xuất hiện” + Sự bắt đầu mới này loan báo việc nhập vai của Gioan, giới thiệu sự xuất hiện của Đức Giêsu, trong câu 3,13: “Bấy giờ, Đức Giêsu đến từ Galilêa, xuất hiện bên bờ sông Giôđan”. + Ở đây, Gioan nhận lấy biệt danh: Tẩy Giả (người làm phép rửa), danh hiệu xếp ông vào vòng ảnh hưởng những nhóm tu sĩ thực hành nghi thức làm phép rửa, vào thời Đức Giêsu; một nghi thức mà các Kitô hữu sẽ du nhập. Và có thể đó là dấu vết của sự căng thẳng liên lỉ, mãi cho tới thời thánh Matthêu, giữa một số môn đồ của Gioan Tẩy Giả và cộng đoàn các môn đệ Đức Gìêsu? + Ông loan báo trong hoang địa xứ Giuđê. Trong ký ức tập thể của dân Israel, hoang địa là nơi thử thách, nhưng cũng là nơi tình nghĩa cha con của Thiên Chúa, và là nơi của mọi khởi đầu. Chỉ cần gợi lại bốn mươi năm vượt qua sa mạc, bốn mươi ngày bốn mươi đêm của tiên tri cha trên đường về nơi Herob, bốn mươi ngày bốn mươi đêm của Đức Giêsu nơi hoang địa, bắt đầu sứ vụ của Ngài. + Ông loan báo điều gì? “Hãy ăn năn thống hối, vì Nước Thiên Chúa đã gần đến. Trọng tâm của lời giảng của Gioan Tẩy Giả, trong Phúc âm Matthêu, cũng sẽ là trọng tâm của lời công bố của Chúa Giêsu (Mt 4,l7), cũng như sẽ là trọng tâm lời rao giảng của Giáo Hội, theo Tông đồ Công vụ 10,7. Điều Gioan loan báo đã là Phúc âm rồi: Phúc âm của Đức Kitô, Phúc âm của Giáo Hội Ngài. Từ nay, theo sự hướng dẫn của Matthêu, chúng ta có thể hiểu con người của hoang địa này hơn, ngài vừa nhập vai mở màn cho một đoạn mới của lịch sử ơn cứu độ + Vấn đề một tiên tri mà sứ mạng làm trọn lời tiên báo của Isaia 40: trong sa mạc có tiếng kêu: Hãy dọn đường Chúa, hãy săn phẳng lối Ngài”. Cl. Tassin chú giải: “Ngày xưa, Isracl sinh ra từ hoang địa trong cuộc xuất Hành, rồi từ chuyến trở về từ nơi lưu đày. Ngày nay, phải tái sinh nhờ lắng nghe lời tiên tri, và phải dọn đường Chúa đến. Chính Đức Giêsu sẽ làm gương qua việc Ngài chịu phép rửa và thời gian ở trong hoang địa” + “Y phục ngài bằng lông lạc đà, nghệ thuật làm tượng thường trình bày như thế, có thể là rất lạ lùng đối với chứng ta ngày nay. Vào thời đó, nó có giá trị biểu tượng rất lớn, bởi vì nó gợi nhớ y phục của Elia (xem sách Các Vua, quyển thứ hai 1,8), mà theo truyền thống Do Thái, sự trở lại phải mở đầu cho chính Đấng Cứu Thế đến (xem Mt 11,4). + Còn sự toả lan ra của lời giảng của ngài, thì cũng giống như của Đức Giêsu trong câu 4,23-25, “Giêrusalem, tất cả xứ Giuđêa và khắp miền sông Giođan”. Theo lời kêu gọi của tiên tri trong sa mạc, một dân tộc tội lỗi sẽ đến dìm mình trong dòng nước mà ngày xưa họ đã vượt qua để vào Đất Hứa: “Họ để ông làm phép rửa trong sông Giôđan khi nhìn nhận tội lỗi họ. Đó là một khởi đầu mới, một sự sinh thành mới được chuẩn bị kỹ lưỡng. Jean Perron kết luận trong “Lire la Bible”, số 52, trang 14-15: “Thu tóm trong chính mình tất cả những tiên tri từ thời Elia, Đấng tiền hô rõ ràng lời tiên tri sau cùng đồng thời cũng là người thứ nhất trong các tông đồ Kitô giáo; kết thúc tiên tri và mở đầu Phúc âm, ngài là bản lề nối kết Cựu ước và Tân ước”. 2. Sự cấp bách trở về. Sau khi đưa ra một cái nhìn tổng quát về những đám đông tuốn đến sông Giođan, tác giả Phúc âm kể ra những loại người đặc biệt: “Những người biệt phái và những người Sađuceo” đến “chịu phép rửa” rất đông? + Xuất thân từ giới bình dân, danh xưng biệt phái (Pharisêu) chỉ “những người tách biệt”, “những người tinh sạch”, họ rất lo lắng đến sự tinh sạch và tuân theo lề luật đó cũng là một khuynh hướng nệ luật triệt để và nẹ hình thức tôn giáo. + Xuất thân từ giới thượng lưu và tư tế, những người thuộc phái Saduceo, đồng minh với trật tự đã được thiết lập, chấp nhận sự có mặt của người Roma, khác với những người biệt phái, nỗi tiếng bảo thủ trong vấn đề tôn giáo. Tuy hoàn toàn đối lập họ với nhau, hai nhóm tôn giáo này cùng có mặt ở đây, cùng đi về sông Giođan theo lời kêu gọi của Gioan, cũng như chẳng bao lâu sau, họ sẽ cùng liên kết với nhau để bắt bẻ Đức Giêsu Nagiarét. Vị tiên tri của sa mạc không nể nang họ. Vừa nhìn thấy họ, ông đã mạt sát: “Hỡi loài rắn độc” nghĩa là: “những môi miệng chỉ tuôn ra những lời độc địa”, ai đã chỉ dạy cho các ngươi tránh khỏi cơn thịnh nộ sắp tới?”. Liệu những con người độc địa, túi tiết ra nọc độc có thể thoát khỏi sự phán xét sắp tới của Thiên Chúa không? Lời nói nghiêm khắc nhắm vào họ tựu trung ở hai điểm, bằng một lời đe doạ tương tự như nhau: ở câu 10, “cái rìu đã ở kề gốc cây”, và ở câu 12, “tay Người cầm nia”. + Điểm thứ nhất là một lời khuyến khích “sinh hoa kết quả”, một hoa trái diễn tả sự trở về của các anh”. Kêu nài đến Abraham cũng không ích lợi gì cả. “Con cái đích thực của Abraham” không phải là những người nói hay nghĩ những điều đúng đắn về Thiên Chúa, mà là những người sống theo ý Thiên Chúa. Cl. Tassin chú giải: “Như thế, trái ngược với một phép rửa cứu thoát một cách tự động, Gioan đòi phải có một sự trở lại thục sự (OC. trang 40). + Sau cùng, trong điểm thứ hai, Gioan trình bày phép rửa “trong nước dẫn đến sự trở lại” như để chuẩn bị cho một phép rửa khác, một phép rửa “trong Thánh Thần và lửa”. Bởi vì kẻ “đến sau ông (một từ ngữ chỉ môn đệ), thực ra lại “mạnh mẽ” hơn ông. Đến độ Gioan nhìn nhận rằng mình “không xứng đáng cởi dây giày cho Ngài”, là nhiệm vụ dành riêng cho người nô lệ. Gioan Tẩy Giả đã khiêm nhường tự xoá mình đi trước Đấng mà ông đâ nhận nhiệm vụ dọn đường. BÀI ĐỌC THÊM 1. Không thể có Phúc Âm hóa mà không có sự trở lại. “Gioan chất vấn bằng lời nói, nhưng cũng bằng cách sống của ông: hoang địa, y phục, lương thực... Chính cuộc sống của ông đặt vấn đề và lôi cuốn. Sau này, Đức Giêsu nhắc lại điều đó: “Các ông nhìn thấy gì nơi hoang địa. Một cây sậy phất phơ trước gió ư? Vậy thì các ông thấy gì? Một người ăn mặc lịch sự sang trọng ư? Nhưng những người ăn mặc lịch sự sang trọng thì ở trong cung điện nhà vua” (11,7-8). Tiên tri là người đầu tiên phải trở lại. Trước khi loan báo Nước Trời cho người khác, chính ông phải sẵn sàng đón tiếp Nước ấy. Không thể nào loan báo cho người khác nếu chính mình không hồi tâm trở lại, bởi vì đó không phải chỉ đơn thuần là chuyển giao một kiến thức. Thông tin về Nước Trời chỉ có thể được tiếp nhận bởi người nào chấp nhận biến đổi đời mình: Hãy ăn năn thống hối Nước Trời đã gần đến. Không ăn năn trở lại, thì Nước Trời vẫn ở ngoài cửa mà thôi. Chúng ta cần nghe lại sứ điệp của Gioan Tẩy Giả. Trong một thế giới mà việc loan báo Tin Mừng về Nước Thiên Chúa là nước không được nhận biết, không được chấp nhận, thì không được quên rằng, sẽ không được Phúc âm hoá nếu không có sự ăn năn trở lại của người loan báo, cũng như của người lắng nghe Phúc âm. Chúng ta luôn luôn phải chạm trán với sự không tin hay với sự thờ ơ? dửng dưng. Chúng thách thức ta phải kiểm điểm lại sự trung thành với Phúc âm, trình bày Phúc âm không phai là một giáo huấn đơn thuần cho trí hiểu nhưng là một lời mời gọi biến đổi đời mình. Bởi vì Phúc âm là sức mạnh đổi mới, hướng dẫn đời sống một cách khác. Phúc âm khơi gợi một sự ý thức về tội lỗi một ý chí muốn thay đổi cuộc sống. Đó là ý nghĩa của phép rửa của Gioan: trong khi xưng thú tội lỗi, họ để ông làm phép rửa trong sông Giođan”. 2. Với Thiên Chúa, chúng ta không thể gian lận. Gioan không rào trước đón sau, mắng nhiếc thậm tệ những người đến với ông. Chúng ta có thể nghĩ rằng những người đến với ông đều tỏ ra thiện chí. Bởi vì họ đã bước xuống nước sông Giođan. Bởi vì họ đã dầm mình xuống dòng sông thanh tẩy. Nhưng không đúng thế. Nghi thức tự nó không đủ. Chính con tim và cách sống mới can hệ. Và khi Thiên Chúa đến thì sẽ là phép rửa bằng lửa: một ngọn lửa tinh luyện và đức rèn. Một ngọn lửa thiêu đốt thế giới. Một ngọn lửa cháy lên huy hoàng vinh quang. Chúng ta thấy đó: không phải là vấn đề giả bộ. Với Thiên Chúa, chúng ta không thể gian lận. Và nhất là, nếu chúng ta để Thiên Chúa hành động thì Ngài sẽ cho thực hiện các phép lạ. Các bạn sẽ sản xuất ra nhiều hoa trái một cách dồi dào phong phú, các kho lẫm trên trời se đầy tràn chan chứa. Nhưng trước tiên, các bạn hãy ăn năn trở lại! Hãy từ bỏ sự tự mãn! Hãy để Thiên Chúa tràn ngập các bạn và đốt lửa lên trong lòng các bạn! Các bạn hãy thành thật đi! Đừng tìm cách đánh lừa, Thiên Chúa, hãy từ bỏ sự bảo đảm dựa trên các tập quán để mở rộng con tim các bạn đón nhận những cái mới căn bản của Nước Trời! |