Chúa Nhật II mùa vọng - Năm A |
HÃY DỌN ĐƯỜNG CHO CHÚA |
Lm Giuse Đinh lập Liễm |
A. DẪN NHẬP.
Chúa
nhật II Mùa Vọng hôm nay cho thấy một vương quốc lý tưởng Đức Kitô thiết
lập trên trần gian cho hết mọi người. Nhưng Ngài cũng cho biết là không
phải ai cũng được vào đâu. Muốn vào thì phải chấp nhận và chu tòan một
số những điều kiện. Thánh Gioan Tẩy giả được sai đến rao giảng cho dân
chúng phép rửa sám hối và Tin mừng Nước Trời :”Anh em hãy sám hối,
vì Nước Trời đã đến gần”(Mt 3,1). Ông giới thiệu cho họ Đấng Thiên
Sai sẽ đến và khuyến khích họ hãy dọn đường để chuẩn bị đón Ngài vì thời
gian gấp rút :”Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối ngay thẳng
để Ngài đi”(Mt 3,3).
Theo
thánh Gioan Tẩy giả, dọn đường chính là sám
hối, là khử trừ mọi tội lỗi, canh tân đời sống và quay trở về với
Chúa. Sám hối đây là một cuộc thay đổi tòan diện trong tư tưởng, trong
hành động, trong việc làm, một hướng đi, một đời sống mới. Ta chỉ trở
lại thật sự khi ta quyết định đổi cả não trạng, cả nguyên tắc cuộc sống
và đem ra thực hành trong việc làm. Việc sám hối này phải được mọi người
thực hiện vì ai cũng đã phạm tội; còn những ai nói mình không cần phải
sám hối là những kẻ không biết con người thật của mình, chỉ là những
người cố chấp đi sâu vào con đường tội lỗi.
Theo
thánh Phaolô trong bài đọc 2, sám hối cũng còn là phải đi đến với mọi
người theo gương Đức Kitô đến trần gian để cứu hết mọi người. Hết mọi
thành phần trong cộng đòan, cách riêng cộng đòan Rôma, phải đối xử tốt
với nhau, phải nhất trí trong tình yêu thương, tránh mọi chia rẽ, phải
biết thông cảm với nhau, không phân biệt họ là ai, giầu nghèo, sang hèn.
Để mừng lễ Chúa Giáng sinh, chúng ta hãy thực hiện lời Chúa phán:”Con
Người đến không phải để được phục vụ, nhưng đến để phục vụ…”.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.
1. Bài
đọc 1 : Is
11,1-10.
Tiên
tri Isaia xuất hiện vào thế kỷ thứ 8 trước công nguyên đang khi dân Do
thái chán chường về những ông vua đang cai trị ï. Họ bỏ bê việc cai trị,
chỉ lo vinh thân phì gia, làm cho xã hội xuống cấp trầm trọng : xã hội
đầy dẫy những bất công, luân lý suy đồi, đời sống tôn giáo sa sút, nguội
lạnh.
Trước
cái tâm trạng thất vọng của mọi người, tiên tri Isaia loan báo cho họ
biết Thiên Chúa sẽ sai Đấng Messia đến thiết lập Nước Thiên Chúa. Bằng
những lời lẽ trữ tình, ông đã mô tả con người Đấng Messia với những
đức tính rất đặc biệt và phong phú. Đấng ấy sẽ sinh ra từ gốc tổ Giesse
là cha của Đavít. Ngài sẽ
xét xử công minh, bênh vực những kẻ hiền lành và trị tội những kẻ áp
bức. Trong nước mà Đấng Messia sẽ thiết lập, dân chúng sẽ được sống
trong công bình và chân lý, trong hạnh phúc và trong hòa bình thịnh
vượng.
2. Bài
đọc 2 : Rm
15,4-9.
Thánh
Phaolô giới thiệu cho chúng ta : Đấng Messia mà tiên tri Isaia đã loan
báo trước, Đấng ấy chính là Đức Giêsu, Đấng sẽ đến thiết lập Nước Thiên
Chúa, đây chính là Giáo hội,
Lúc
ấy, cộng đòan tín hữu đầu tiên ở Rôma gồm nhiều người đến từ nhiều nơi
khác nhau. Vì thế, khó mà thông cảm và giữ được mối đồàng tâm nhất trí
với nhau. Do đó, thánh Phaolô khuyên nhủ tín hữu Rôma là những công dân
trong Nước Chúa, hãy noi gương Đức Kitô – Đấng đến cứu chuộc mọi người
không phân biệt họ là ai, giầu nghèo – mà thực hiện được tinh thần hiệp
nhất là thông cảm với nhau, tiếp nhận nhau và phục vụ nhau trong tinh
thần yêu thương.
3. Bài
Tin mừng : Mt
3,1-12.
Gioan
Tẩy giả xuất hiện cùng thời với Đức Giêsu. Ngài cho dân chúng biết :
Đấng Messia mà tiên tri Isaia loan báo cách đây 8 thế kỷ sắp đến rồi.
Ngài lặp lại lời tiên tri Isaia đã loan báo xưa :”Hãy dọn đường cho
Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng”. Theo ngài, dọn đường cho
Chúa đến là sám hối, mà sám hối bằng hai cách :
a)
Phải từ bỏ tội lỗi, chính tội lỗi đã làm cho ta xa cách Chúa, để từ đó,
chúng ta đã đi lạc đường, mà từ bỏ tội lối là quay trở về cùng Chúa.
b)
Phải làm việc lành cho xứng với lòng sám hối ấy. Thánh Gioan Tẩy giả đã
làm gương trước về đời sống
khắc khổ : ngài vào hoang địa, mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da
thú, ăn châu chấu và mật ong rừng. Ngòai ra, hãy hạ mình khiêm nhường
trước mặt Chúa, nhận mình là người tội lỗi, chớ tự phụ cho mình là con
cháu Abraham mà cứng lòng.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
Anh
em hãy sám hối.
I. HÃY DỌN ĐƯỜNG CHO CHÚA.
1. Lời
rao giảng của ông Gioan Tẩy giả.
Mở
đầu bài Tin mừng hôm nay, thánh Matthêu đã viết :”Hồi ấy, ông Gioan
đến rao giảng trong hoang địa miền Giuđê rằng:”Anh em hãy sám hối, vì
Nước Trời đã đến gần” (Mt 3,1). Tại sao tiếng hô lại được cất
lên trong hoang địa mà không phải là thành thị, phố xá hay phòng trà,
nơi người ta đang quây quần đông đúc hay vui chơi tội lỗi ? Tiếng hô
phải được cất lên chính
những nơi này mới có người nghe, mới có kẻ hưởng ứng, sửa đường bạt lối,
làm nên nẻo chính đường ngay cho Đấng Thiên Sai chứ ?
Thế
nhưng lời hô của ngài vẫn được người ta hưởng ứng vì “Hữu xạ tự nhiên
hương” chăng ? Có lẽ lý
do chính là ngài chỉ nói sau khi đã làm, hay là đã sống, đã kinh nghiệm
rồi mới nói. Quả thực, chính Gioan đã ăn năn sám hối trước, ngài đã vào
trong hoang địa để ăn chay hãm mình. Trong những năm tháng ở đây, ngài
đã thực sự ăn năn và sống với Chúa mỗi ngày. Những ngày tháng cô đơn,
buồn tẻ của hoang địa đã tinh luyện ngài thành con người hữu ích và hữu
dụng cho Nước Trời. Chính kinh nghiệm đời sống khắc khổ của hoang địa đã
làm ngài trưởng thành và kinh nghiệm mà hướng dẫn được người khác. Bí
quyết thành công của đời ngài là làm rồi hãy nói, việc làm không mâu
thuẫn với lời nói và lời nói không mâu thuẫn với việc làm. Đó là bí
quyết để sống và truyền sức sống sang cho người
khác.
2. Lời
rao giảng được hưởng ứng.
Tin
mừng còn cho biết tiếp:”Bấy giờ, người ta từ Giêrusalem và khắp miền
Giuđê, cùng khắp vùng ven sông Giorđan, kéo đến với ông”(Mt 3,5).
Điều này chứng tỏ người ta nhiệt liệt hưởng ứng lời rao giảng của ông
Gioan. Chúng ta có thể đưa ra hai lý do làm cho lời rao giảng của ông
Gioan được đón nhận một cách tích cực : Sự vắng bóng của tiên tri một
thời gian dài và tình cảnh
bi đát của người Do thái.
a)
Sự vắng bóng các tiên tri.
Sự
xuất hiện của Gioan giống như tiếng nói của Thiên Chúa thình lình vang
lên. Lúc bấy giờ người Do thái buồn
bã nghĩ rằng tiếng nói của các tiên tri không còn nữa. Trải qua 400 năm
không còn tiên tri nào, suốt 4 thế kỳ dài đằng đẵng, tiếng nói của tiên
tri hòan tòan yên lặng. Nhưng trong ông Gioan tiếng nói tiên tri lại
đang vang lên. Vậy đặc diểm của sứ điệp Gioan rao giảng là gỉ ? Trong
tất cả các lời rao giảng của Gioan, điều đòi hỏi cơ bản là : Sám
hối. Đó cũng là sứ
điệp căn bản của Đức Giêsu :”Các ngươi hãy sám hối và tin vào Tin
mừng”.
b)
Tình cảnh bi đát của người Do thái.
Sứ
điệp đã làm cho dân chúng hài lòng muốn nghe, vì từ bao nhiêu thế kỷ, họ
bị đặt dưới ách thống trị của các quyền lực ngọai bang là người Ba tư,
người Ai cập, người Syria, và người La mã. Mặc dầu bị ức hiếp, dân chúng
vẫn hy vọng, Chúa sẽ không bỏ rơi họ.
Họ
mong đợi một anh hùng giải phóng dân tộc, mong đợi một kỷ nguyên mới. Họ
mong đợi Đấng Cứu thế sẽ đến. Đấng Cứu thế họ tin là một người lỗi lạc,
siêu quần bạt chúng. Ngài sẽ phục hưng nền độc lập quốc gia, sẽ mở rộng
bờ cõi, và đó là kỷ nguyên hòa bình hạnh phúc. Đó là thời đại vàng son,
thời đại vô cùng phồn thịnh về vật chất cũng như tinh thần.
Tóm
lại, uy tín của Gioan đã lan rộng khắp vùng. Điệp khúc của Gioan rao
giảng là hãy sửa đổi đời sống để đón Chúa đến. Sử gia Joseph
Flavius đã ghi rằng :”Gioan
có ảnh hưởng sâu đậm trên quần chúng, đến nỗi họ sẵn sàng làm bất cứ
điều gì ông răn bảo”. Hết mọi hạng người đến gặp ông để xin ông chỉ
dạy cách sống.
3. Lời
rao giảng bị từ chối.
Trong
số những người đến với ông, theo thánh Matthêu, cũng có cả những người
biệt phái và những người saducêu đến chịu phép rửa rất đông. Tuy hòan
tòan đối lập nhau, hai nhóm tôn giáo này cũng có mặt ở đây, cùng đi về
sông Giorđan theo lời kêu gọi của ông, cũng như chẳng bao lâu sau, họ
cùng liên minh với nhau để bắt bẻ Đức Giêsu. Thấy
họ là những người giả hình, có ý đồ xấu, Gioan đã thẳng thừng cảnh cáo
họ :”Đừng tưởng có thể bảo mình rằng :”Chúng ta đã có tổ phụ
Abraham”. Vì, tôi nói cho các ông hay, Thiên Chúa có thể làm cho những
hòn đá này trở nên con cháu ông Abraham, cho nên “hãy sinh hoa quả để
chứùng tỏ lòng sám hối” vì “cái rìu đã đặt sát gốc cây : bất cứ cây nào
không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa”.
II. DỌN ĐƯỜNG ĐÓN CHÚA LÀ SÁM HỐI.
1. Sám
hối là gì ?
Từ
ngữ Do thái dùng để chỉ sự sám hối có ý nghĩa sâu sắc. Đó là danh từ của
động từ có nghĩa là “quay lại”. Sám hối là từ bỏ điều dữ
và quay lại cùng Thiên Chúa, thay đổi cách ăn nết ở, cải tạo đời sống
luân lý của tòan dân tộc hoặc của cá nhân.
Học
giả Monteflore đã
viết:”Đối với các rabbi, bản chất của sám hối là ở chỗ hòan tòan thay
đổi tâm trí, từ đó đem lại sự thay đổi trong cuộc sống và trong cách cư
xử”. Maimonide, một học giả Do thái danh tiếng trong thời
trung cổ, định nghĩa sự sám hối như sau : “Sám hối là gì ? Là tội
nhân lìa bỏ tội và khai trừ nó ra khỏi tư tưởng mình, hòan tòan quyết
định trong tâm trí sẽ không tái phạm nữa như có lời chép rằng :”Kẻ ác
khá bỏ đường mình, người bất nghĩa khá bỏ các ý tưởng của nó”.
Sám
hối, theo tiếng Hy lạp là “Metanoia” có nghĩa là “thay
đổi” = meta… não trạng =
noia. Như vậy sám hối có nghĩa là sự đổi mới của
con người từ trong con người, từ trong tâm hồn, biểu lộ qua ngôn ngữ và
hành vi. Không phải chỉ như
người bộ hành xoay mặt ngó lui thấy mình đi lầm đường rồi thôi, mà phải
đi trở lại để đi vào đúng con đường chính.
Sám
hối không phải chỉ là công việc của cá nhân mà là của cả Giáo hội. Đức
Thánh Cha Phaolô VI là
vị Giáo hòang đầu tiên thay mặt Hội thánh bầy tỏ lòng sám hối :”Nếu
có lỗi lầm nào về sự chia rẽ giữa các Kitô hữu là do lỗi lầm của chúng
tôi, chúng tôi thành thật xin Chúa tha thứ và chúng tôi xin anh chị em
bị xúc phạm tha thứ cho chúng tôi”. Đặc biệt, trước ngưỡng cửa ngàn
năm thứ ba, Đức Thánh Cha Gioan
Phaolô II đã liệt kê rất
nhiều lỗi lầm của Giáo hội trong hai thiên niên kỷ qua. Ngài đã công
khai cử hành nghi thức Sám hối và xin tha thứ hôm 12 tháng 3 năm 2000.
2. Những
ai cần phải sám hối ?
Mọi
người cần phải sám hối, không trừ ai vì mọi người đã phạm tội, mà phạm
tội là đi lạc đường, đã lạc đường thì cần phải quay lại con đường chính.
Quay trở lại con đường công chính là Sám hối. Sám hối đòi hỏi một cuộc
đổi mới tòan diện. Sám hối bắt đầu bằng một tác động khiêm nhường, một
việc nhận thức rằng mình mắc tội, và việc quyết định trở về với Chúa.
Cái
ngăn trở lớn cho việc sám hối là “không biết mình”. Điều kiện của
sám hối là con người phải tự biết mình, biết rõ chân tướng con người của
mình. Nhà hiền triết Socrateđã
khởi đầu triết thuyết của mình bằng câu châm ngôn “Anh hãy tự biết
mình” (Connais-toi, toi même) vì không biết mình thì không tiến
bộ được. Tục ngữ Việt nam cũng có câu :”Vô tri bất mộ:”:
không biết thì không mến. Trong binh pháp của Tôn
Tử, muốn chiến thắng được đối phương, người ta phải thực hiện lời
khuyên của ông :”Tri kỷ tri bỉ, bách chiến bách thắng” : biết
mình biết người thì trăm trận trăm thắng.
Biết
mình có tội là khởi đầu của một sự tiến bộ, nếu không biết mình thì còn
làm ăn gì được ! Vậy cần phải biết mình yếu đưối, hay sa ngã, cần phải
ăn năn trở lại. Thánh
Kinh nói :”Người
lành thánh có thể sa ngã mỗi ngày 7 lần”(Cn 24,16).
Nói khác đi, con người trở nên yếu đuối vì tội tổ tông và tội riêng
mình, nên sa ngã là điều tất yếu, bình thường. Nhưng Thánh Kinh lại viết
tiếp :”(Sau 7 lần
sa ngã)người lành thánh ấy lại chỗi dậy ngay”(Cn 24,16). Đúng như
tục ngữ Việt nam nói :”Không ai có thể nắm tay đến tối, gối đầu đến
sáng được”.
Truyện :
Nhìn thấy mặt thật của mình.
Một
linh mục nọ có một sáng kiến rất ngộ nghĩnh để đánh động giáo dân trong
xứ. Một hôm sáng Chúa nhật nọ, giáo dân bỗng nghe một lời rao bảo như
sau :”Một nhân vật tên tuổi trong giáo xứ vừa qua đời, tang lễ sẽ được
cử hành vào lúc 9 giờ sáng thứ tư tới”. Nghe lời rao bảo, cả xứ nhốn
nháo lên. Người nào cũng muốn biết con người quan trọng đó là ai.
Đúng
ngày tang lễ, mọi người trong giáo xứ nườm nượp tuốn đến nhà thờ. Người
ta đến không để cầu nguyện cho người quá cố cho bằng để nhìn mặt lần
cuối cùng con người mà ai
cũng muốn biết.
Sau
Thánh lễ, vị linh mục đến mở nắp quan tài để cho mọi người đến chào lời
từ biệt lần cuối cùng. Ai cũng sắp hàng để nhìn cho kỳ được người chết.
Nhưng ai nấy đều ngạc nhiên, bởi vì thay cho thi hài người chết, mọi
người chỉ nhìn thấy trong quan tài một tấm gương. Và dĩ nhiên, khi cúi
nhìn vào quan tài mọi người chỉ nhìn thấy dung nhan của mình mà thôi.
Sau
đó linh mục giải thích :”Con người mà anh chị em nhìn thấy trong quan
tài không ai khác hơn là chính mọi người trong chúng ta. Vâng, đúng thế,
thưa anh chị em, mọi người trong chúng ta cần phải mai táng chính
mình…”.
Ai
trong chúng ta không cần sám hối ? Chỉ những ai không bao giờ phạm tội
mới không cần sám hối. Nhưng ai dám nói là mình chưa bao giờ phạm tội ?
Không ai dám khẳng định mình
là người không có tội; nói như thế, theo thánh Gioan, thì đó là những kẻ
nói dối. Mà đã phạm tội thì cần phải ăn năn trở lại :
“Một
lần nói dối, sám hối 7 ngày”
(Tục
ngữ)
Xưa
nay cũng có một số người dám nói rằng mình chẳng có tội gì hết vì họ cho
rằng họ không trộm cướp, không ngọai tình, không giết người, không làm
chứng dối, không bỏ lễ ngày Chúa nhật… Tuy nhiên, nếu đi sâu vào tâm
hồn, thì mỗi người càng cần sám hối, mỗi người cần lọai bỏ những
rác rưởi trong linh hồn. Lời kêu gọi sám hối trong Tin mừng phù hợp cho
mọi thời đại, mọi hòan cảnh, mọi lớp người.
Trả
lời cho những người nói là mình không có tội, không cần sám hối thì cha Lacordaire,
một nhà giảng thuyết trứ danh của Pháp, đã nói cho họ :”Tổ tông chúng
ta đã phạm tội, cha ông chúng ta đã phạm tội, thì tại sao chúng ta lại
thanh sạch đến thế ? Chớ thì con cái lại khôn hơn ông bà cha mẹ ư ? Kẻ
nói mình không có tội là người có tội – có tội vì nói dối – có tội vì
kiêu ngạo. Kiêu ngạo và nói dối mà không có tội gì, thì thế nào mới là
có tội”?
Truyện :
tẩy xóa vết xâm trên mình.
Một
nhà báo Mỹ có đưa ra một chương trình ngồ ngộ liên quan đến việc tẩy xóa
các vết xâm trên mình, mà người ta không còn muốn để nữa, đặc biệt là
các vết xâm của băng nhóm nọ trên khắp thân thể các bạn trẻ, có những
hình xâm không thể chấp nhận được. Bài báo vừa xuất hiện, ai nấy đều
ngạc nhiên khi thấy trên cả ngàn lá thư của
các bạn trẻ trên tòan quốc gửi tới yêu cầu cho biết thêm chi tiết về
chương trình trên.
Để
đáp ứng sự nhiệt tình trên, người ta cho sản xuất một cuốn phim nhan đề
“Untattoo You” (Hãy tẩy xóa các vết xâm của bạn đi). Cuốn phim kể
lại những nguy hiểm của tục xâm mình và cho biết rõ những
vết xâm ấy khó tẩy xóa biết bao. Các diễn viên trong phim là chính đám
người trẻ. Họ thẳng thắn trình bầy lý do tại sao trước đây họ xâm mình,
và tại sao bây giờ họ lại muốn tẩy xóa những vết xâm ấy đi.
Cuốn
phim trên đã đọat được giải thưởng quốc gia và hiện được trình chiếu
trên tòan quốc (M. Link, Giảng lễ Chúa nhật, năm A, tr 12-13).
Cuốn
phim này làm cho người ta phải suy nghĩ và rút ra được kết luận : câu
chuyện đàng sau cuốn phim Untattoo You làm nổi bật lên một chủ điểm quan
trọng, đó là tất cả chúng ta đã
gây ra những điều mà giờ đây chúng ta hối tiếc và muốn tẩy xóa đi. Chúng
ta muốn rút lại những điều lầm lỡ đã qua, muốn tẩy xóa đi cả một dĩ vãng
đen tối để tiến sang một tương lai huy hòang.
Công
đồng Vatican II trong Hiến chế về Phụng vụ có khẳng định :”Giáo hội
rao giảng Tin mừng cứu độ cho dân ngọai để họ nhận biết và thờ phượng
Thiên Chúa, và cải tạo đời sống”. Tuy nhiên, Công đồng cũng xác nhận
trong cùng một văn kiện là “đối với những người đã tin, Giáo hội cũng
tiếp tục rao giảng đức tin và sám hối”.
3. Sám
hối và quyết tâm chừøa cải.
Trong
Huấn ca, con của Sirach viết : Đừng nói “Tôi phạm tội, có việc gì xẩy
đến cho tôi đâu” ? Vì Chúa là Đấng khoan nhân. Đừng dại dột tin vào của
lễ chuộc tội, rồi cứ tiếp tục thâm vào tội, và đừng nói “Thiên Chúa giầu
lòng thương xót, Ngài sẽ tha thứ vô số tội lỗi cho tôi”, vì Ngài là
Thiên Chúa của tình thương lẫn của thịnh nộ, Ngài sẽ giáng thịnh nộ trên
kẻ phạm tội. Đừng trì hõan việc trở lại cùng Chúa và đừng lần lữa ngày
này qua ngày khác”(Hc 5,4-7).Tác giả viết tiếp :”Một người đụng đến xác
chết bị ô uế đi tắm rửa có ích gì ? Cũng vậy, một người kiêng ăn vì đã
phạm tội nhưng lại tái phạm thì ai sẽ nghe lời cầu xin của kẻ ấy ? Kiêng
ăn và hãm mình của người ấy có ích gì”(Hc 34,25).
Người
Do thái chủ trương sự ăn năn thật không chỉ biểu hiện bằng một cảm xúc
buồn thảm mà thật sự thay đổi đời sống. Đây cũng là quan điểm của người
Kitô hữu. Người Do thái chủ trương kết quả chứng minh cho sự ăn năn
thật, người Kitô hữu cũng thế.
Truyện :
Hoạ sĩ Leonardo da Vinci.
Trong
khi thực hiện bức họa nổi tiếng “Bữa tiệc cuối cùng”. Leonardo da Vinci
đã cãi vã với một người bạn. Ông mắng nhiếc người bạn với những lời gay
gắt và những cử chỉ dọa nạt. Khi cuộc cãi cọ đã qua, ông trở lại công
việc đang làm là vẽ khuôn mặt Chúa Giêsu. Ông không thể vẽ được một nét.
Cuối cùng, ông nhận ra được sự lo lắng phiền lòng.
Ông liền bỏ bút vẽ đấy, đi tìm người bạn mà ông đã xúc phạm, và xin
người ấy tha thứ cho mình, thế rồi ông trở về xưởng vẽ
và bình tĩnh vẽ khuôn mặt
Chúa Giêsu (Arthur Tonne, Bài giảng Tin mừng Chúa nhật năm A, tr 7-8).
III. THỰC HÀNH TINH THẦN SÁM HỐI.
1. Hãy
dọn đường cho Chúa.
Ý
tưởng chính của lời Chúa hôm nay là “Dọn đường”. Tiên tri
Isaia cho biết mục đích của việc dọn đường là “để Chúa đi”. Đi đâu ? Đi
đến với con người, cụ thể là đến với mọi người chúng ta. Gioan Tiền hô
kêu gọi thính giả dọn mình bằng cách sám hối và giới thiệu Chúa Kitô cho
người khác.
Theo
Đức Giáo hòang Gioan
Phaolô II thì “Con
người là con đường của Giáo hội”. Muốn dọn đường cho Chúa là phải
làm cho con người nên tốt hơn, còn đường xứng đáng để Chúa đi qua. Vì
thế có nhiều con đường, ta thử suy nghĩ về mấy con đường cần phải sửa
lại :
.
Có những con đường chăng dây kẽm gai : con đường của những kẻ thù hận
nhau, nó ngăn chận những tương giao qua lại.
.
Có những con đường đầy ổ phục kích : con đường của những kẻ cạnh tranh
nhau, chờ cơ hội để khai thác nhau, lợi dụng nhau, làm hại nhau.
.
Có những con đường u tối : con đường của những kẻ lọc lừa, gian dối.
.
Có những con đường quanh co trong rừng rậm : con đường của những kẻ lén
lút sống trong vòng tội lỗi.
.
Có những con đường gồ ghề lồi lõm : con đường của những kẻ mang một tật
xấu thâm căn cố đế, hoặc kiêu căng, hoặc hà tiện, hoặc đam mê sắc dục.
.
Có những con đường cỏ dại mọc đầy : con đường của những kẻ không vướng
mắc tội nặng nhưng còn rất nhiều tội nhẹ.
.
Có những con đường cát nóng : con đường của những kẻ khô khan việc đạo.
.
Và có những con đường cái quan thẳng tắp : con đường bình an của những
kẻ đạo hạnh, ngày càng tiến nhanh về Chúa.
Cuộc
đời mỗi người chúng ta là một con đường :
con đường hai chiều đưa ta đến với Chúa và Chúa đến với ta, hay đưa ta
đến với tha nhân và tha nhân đến với ta.
Đó
chính là con đường mà Chúa Giáng sinh muốn đi, đi để đến với ta, và qua
ta đến với tha nhân : đến để mang cho ta và cho anh em ta muôn ơn lành :
ơn bình an, ơn hạnh phúc, ơn đạo hạnh (Trích Lm Carôlô, Sợi chỉ đỏ A, tr
25-26).
2. Hãy
dọn lòng mừng lễ Giáng sinh.
Chúng
ta đã biết dọn đường cho Chúa đến tức là dọn lòng chúng ta cho xứng
đáng, mà theo thánh Gioan Tẩy giả, dọn đường chính là sám hối là hóan
cải. Hóan cải từ nội tâm để rồi vươn tới tha nhân. Có nghĩa là từ bỏ
những định kiến, lòng ích kỷ, những tính tóan lấy cái tôi làm tiêu
chuẩn, sự chạy theo những quyền lợi có thể là mang dáng dấp thiêng liêng
đấy, nhưng lại chẳng có chút dấu vết của Tin mừng. Từ bỏ những cái đó để
bước vào con đường yêu thương và phục vụ anh em.
Để
dọn lòng mừng lễ Chúa Giáng sinh, một cách cụ thể, người Công giáo chúng
ta có một phương thế đặc biệt để thống hối, đó là Bí tích Cáo giải, và
những người Công giáo đích thực sẽ nỗ lực sử dụng phương thế thống hối
trước lễ Giáng Sinh. Sự xưng tội không chỉ là tẩy trừ tội lỗi, nó còn
đem lại cho chúng ta phục vụ Chúa một cách chân thành hơn. Hãy đi thanh
tẩy tâm hồân trong tòa cáo giải để dọn lòng đón Chúa đến trong ngày lễ
Giáng sinh.
Truyện :
Làm gì để đón tiếp Chúa.
Alphonse
vừa là một hiền triết vừa là vua xứ Aragon, nổi tiếng vì có lòng đạo đức
và lối sống một Kitô hữu gương mẫu. Một hôm, trước lễ Noel ít ngày, đến
thăm một hiệp sĩ Tây ban nha. Hiệp sĩ này đã dành cho nhà vua một cuộc
đón tiếp nồng hậu, chu đáo hết mức. Tuy nhiên có một điều không hay là
hiệp sĩ này xưa nay vẫn mang tiếng xấu vì lối sống bê tha sa đọa của ông
đến nỗi ai cũng chê bai xa tránh. Biết thế, nên trước khi chia tay ra
về, nhà vua mới nói những lời thân tình như sau :”Hỡi hiệp sĩ quí phái !
Ông đã dành cho ta một cuộc đón tiếp đầy vinh dự và huy hòang. Nhưng ít
ngày tới đây, Vua các vua sẽ đến và Ngài muốn cử hành lễ Noel tại nhà
ông. Chính vì thế mà khi đón tiếp Ngài, ông hãy cố gắng trang trí sửa
sọan tâm hồn ông như ông đã trang hòang dọn dẹp lâu đài của ông hôm nay
để đón tiếp ta”.
Năm
ấy, Noel trở thành lễ long trọng của nhà hiệp sĩ để đón tiếp cuộc viếng
thăm của Thiên Chúa (Quê Ngọc, Dấu ấn tình yêu, năm A, tr 3). Chúng ta sẽ làm gì để đón tiếp Chúa Hài Đồng trong ngày Giáng sinh ? Có lẽ những lời khuyên khôn ngoan trên đây của vua Anphonse cũng như những lời tha thiết kêu mời của thánh Gioan trong bài Tin mừng hôm nay đều mang cùng một ý nghĩa vừa cấp bách cảnh cáo vừa tha thiết kêu mời mỗi người chúng ta phải mau mắn bắt tay làm một cái gì đó, phải khéo léo sửa sọan như thế nào đây để đón tiếp thật xứng đáng, thật chu đáo cuộc viếng thăm của Ngôi Hai đến cung lòng mỗi người chúng ta. |